Marseille

Thành phố cảng ở miền Nam nước Pháp

Marseille là một thành phố cảng của nước Pháp. Marseille (phát âm tiếng Pháp /maʁsɛj/, tiếng bản địa [mɑxˈsɛjɐ]; phương ngữ vùng Provençal Occitan: Marselha [maʀˈsejɔ, maʀˈsijɔ] theo phát âm chuẩn cổ điển hoặc tiếng Marsiho [maʀˈsijɔ] ở Mistralian; phiên âm tiếng Việt: Mác-Xây) là thành phố lớn thứ hai của Pháp, sau Paris, và là vùng đô thị lớn thứ ba của Pháp với dân số 1.516.340 người theo số liệu thống kê năm 1999. Thành phố tọa lạc tại tỉnh Provence trước đây, nằm bên Địa Trung Hải, là thành phổ cảng lớn nhất nước Pháp. Thành phố được xem như thủ phủ của Provençale, một trong những thủ phủ Occitan của vùng Occitania nước Pháp.


Cảng cổ của Marseille
Hành chính
Quốc giaQuốc kỳ Pháp Pháp
Vùng
Tỉnh
Phân cấpʁ16 quận
(trong 8 secteurs)
Liên xãCộng đồng thành phố Marseille Provence Métropole
Xã (thị) trưởngBenoît Payan (Đảng Xã hội)
(Kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2020)
City Thống kê
Diện tích đất1240,62 km2 (92,90 dặm vuông Anh)
Nhân khẩu1862211 [1]  
 - Xếp hạng dân sốthứ 2 ở Pháp
 - Mật độ3.412/km2 (8.840/sq mi) (2005)
Vùng đô thị1.290 km2 (500 dặm vuông Anh) (1999)
 - Dân số1349772 (1999)
Vùng metro28.302 km2 (10.927 dặm vuông Anh) (1999)
 - Dân số1604550 (2007)
Múi giờCET (GMT +1)
Mã bưu chính13001-13016
Mã quay số0491 đến 0496
2 Dân số không tính hai lần: cư dân của nhiều xã (ví dụ, các sinh viên và quân nhân) chỉ tính một lần.

Marseille là thủ phủ của vùng hành chính Provence-Alpes-Côte d'Azur cũng như là của tỉnh Bouches-du-Rhône. Đây cũng là thành phố cảng đầu tiên của Pháp trên biển Địa Trung Hải và là nơi có một trong những đội bóng lớn nhất của Pháp, Olympique de Marseille.

Vị trí địa lý

Marseille nhìn từ vệ tinh SPOT

Là thành phố lớn thứ hai của Pháp nếu xét về mặt diện tích (bao gồm cả các vùng lân cận), Marseille cũng là một trong những thành phố cổ nhất ở Pháp và châu Âu. Thành phố cảng này tạo nên một đài vòng, bao bọc bởi biển Địa Trung Hải ở phía Tây, những ngọn núi (Calanques) ở phía Nam, những đường bờ biển xanh ở phía Bắc mà đã được họa sĩ Paul Cézanne, người con của mảnh đất này, đem vào trong những bức họa của mình.

Nếu tính về diện tích, Marseille rộng hơn 2.5 lần so với Paris, 5 lần so với Lyon. Cũng chính vì điều đó, cộng thêm diện tích chính của thành phố đa phần là đồi núi nên người ta đã gặp rất nhiều khó khăn để phát triển hệ thống giao thông công cộng.

Toàn cảnh thành phố Marseille từ nhà thờ Notre-Dame de la Garde

Toàn cảnh thành phố Marseille từ nhà thờ Notre-Dame de la Garde

Khí hậu

Marseille là thành phố mang kiểu khí hậu Địa Trung Hải điển hình, với số giờ nắng cao: trên 2800 giờ mỗi năm, và đặc biệt là gió Mistral thổi trung bình 93 ngày/ năm. Lượng mưa trung bình hằng năm đạt 525 mm. Nhiệt độ trung bình của Marseille là 15,9 °CMặc dù sở hữu một khí hậu tương đối ôn hòa, những biến động về thời tiết ở nơi đây cũng đã được ghi nhận. Nhiệt độ đã từng xuống tới -16,8 °C ngày 12 tháng 2 năm 1956 và 40,6 °C ngày 26 tháng 7 năm 1983. Ngày 19 tháng 9 năm 2000 và ngày 1 tháng 12 năm 2003 người ta đo được lượng mưa trên 200mm trong vòng 24 giờ. Ngày 14 tháng 1 năm 1987 và ngày mồng 7 tháng 1 năm 2009, lượng tuyết tại đây dày tới 10 cm.

Dữ liệu khí hậu của Marseille (Marignane) 1981–2010
Tháng123456789101112Năm
Cao kỉ lục °C (°F)19.922.125.429.634.937.639.739.234.330.425.220.339,7
Trung bình cao °C (°F)11.412.515.818.622.927.130.229.725.520.915.111.920,2
Trung bình thấp, °C (°F)2.93.66.29.113.116.619.419.015.712.47.24.010,8
Thấp kỉ lục, °C (°F)−12.4−16.8−10−2.40.05.47.88.11.0−2.2−5.8−12.8−16,8
Giáng thủy mm (inch)48.0
(1.89)
31.4
(1.236)
30.4
(1.197)
54.0
(2.126)
41.1
(1.618)
24.5
(0.965)
9.2
(0.362)
31.0
(1.22)
77.1
(3.035)
67.2
(2.646)
55.7
(2.193)
45.8
(1.803)
515,4
(20,291)
Độ ẩm75726765646359626974757768,5
Số ngày giáng thủy TB (≥ 1.0 mm)6.15.14.86.34.93.51.43.14.16.35.25.656,4
Số ngày tuyết rơi TB0.80.40.10.00.00.00.00.00.00.00.20.72,2
Số giờ nắng trung bình hàng tháng145.1173.7238.7244.5292.9333.4369.1327.4258.6187.1152.5134.92.857,8
Nguồn #1: Meteo France[2], Infoclimat.fr (độ ẩm, ngày tuyết rơi 1961–1990)[3]
Nguồn #2: Tổ chức Khí tượng Thế giới[4]

Nhân khẩu

Sau cuộc khủng hoảng nghiêm trọng những năm 70 - 80 của thế kỷ XX (xuất phát từ việc đóng cửa kênh đào Suez), dân số của Marseille đã giảm từ 900 000 người xuống còn 800 000 người. Chính quyền và các nhà chức trách đã khởi động công cuộc tái thiết nền kinh tế thành phố với chương trình Euroméditerranée, nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào đây, kéo theo đó là sự gia tăng dân số tại đô thị trung tâm. Theo cuộc điều tra dân số mới nhất, Marseille là thành phố có tỉ lệ tăng trưởng dân số cao, vượt mức trung bình cả nước Pháp.[5].

Marseille hiện nay là vùng đô thị lớn thứ hai của Pháp (sau vùng đô thị Paris và đứng trên Vùng đô thị Lyon) với dân số 1 560 343 người (năm 2008). Ngoài khu vực trung tâm, vùng đô thị Marseille bao gồm xã Aix-en-Provence ở phía bắc, Istres, Martigues, Vitrolles ở phía tây, và Aubagne ở phía đông.

Dân số Marseille[6]
250 TCN18011851188119111931194619541962196819751982199019992005
50.000111.100195.350360.100550.619606.000636.300661.407778.071889.029908.600874.436800.550798.430820.900

Biến động dân số

179318001806182118311836184118461851
108 37496 41399 169109 483145 115146 239154 035183 186195 258
185618611866187218761881188618911896
233 817260 910300 131312 864318 868360 099376 143403 749442 239
190119061911192119261931193619461954
491 161517 498550 619586 341652 196800 881914 232636 264661 407
19621968197519821990199920062009
778 071889 029908 600874 436800 550798 430839 043850 602
Số liệu được cung cấp từ năm 1962: population sans doubles comptes - Nguồn: Cassini[7] et INSEE

Văn hóa - xã hội

Marseille được chọn là thủ đô Văn hóa châu Âu năm 2013 [8]

Di sản kiến trúc

Nhà thờ Notre Dame de la Garde nhìn từ cảng cổ Marseille
  • Quần thể kiến trúc Thiên chúa giáo ở Marseille là nét hấp dẫn của thành phố này. Trong số đó phải kể đến nhà thờ Notre-Dame de la Garde, xây dựng bởi kiến trúc sư người Nîmes tên là Jacques Henri Esperandieu từ 1855 đến 1870. Trên đỉnh chuông nhà thờ có bức tượng Bonne mère bằng mạ đồng dát vàng cao 5,3m. Ngoài ra, Marseille còn nổi tiếng với các nhà thờ khác mang tên Sacré-Cœur de Marseille, Notre-Dame du Mont, Saint-Marie-Madeleine. Tu viện Saint-Victor là nơi chiêm bái của nhiều con chiên từ thế kỉ V, và là một trong những tu viện cổ nhất ở châu Âu.
  • Cảng cổ Marseille (phương ngữ vùng Provence gọi là lo Pòrt Vielh1)[9] là một di tích lịch sử và trung tâm văn hóa của toàn thành phố kể từ thời cổ đại. Nơi đây từng là trung tâm kinh tế chính của Marseille tới giữa thế kỷ XIX, là nơi kết nối thương mại giữa vùng Địa Trung Hải, sau đó là các thuộc địa của Pháp. Sau đó, hoạt động giao thương đường biển được rời lên các cảng mới ở phía Bắc thành phố. Cảng cổ Marseille hiện nay trở thành nơi thăm thú, điểm tập trung người dân và là địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố này.

Cảng cổ Marseille, nhìn từ công viên Pharo

Ẩm thực

  • «Pasti» là loại đồ uống phổ biến của người dân Marseille. Đây là loại đồ uống có cồn, với nguyên liệu chính là hồi và các loại gia vị.
  • «Aïoli» là một loại nước xốt gần giống như mayonnaise, nhũ tương, gồm thành phần chính như tỏi, dầu ô-liutrứng được trộn với rau quả, là món ăn nổi tếng của Marseille nói riêng và vùng Provence nói chung.
Súp hải hản Bouillabaisse
  • «Bouillabaisse» là món súp hải sản nổi tiếng của vùng biển Marseille. Món ăn có nguồn gốc từ những người làm nghề chài lưới, sau chuyến đi biển thường góp các loại hải sản để nấu thành một bữa súp.
  • Bánh bích quy «Navette de Marseille» có hình dáng giống một con thuyền là loại bánh nổi tiếng của Marseille.

Thể thao

  • Olympique de Marseille, là một trong những câu lạc bộ bóng đá giàu thành tích nhất trong lịch sử bóng đá Pháp. Đại bản doanh của Olympique de Marseille là sân vận động Sân vận động Vélodrome, với sức chứa 60 000 chỗ ngồi,xây dựng vào năm 1937 phục vụ Giải vô địch bóng đá thế giới 1938. Năm 1998, sân vận động này đăng cai 7 trận đấu của giải vô địch bóng đá thế giới 1998, trong đó có 4 trận vòng bảng, 1 trận vòng 1/16, 1 trận tứ kết và 1 trận bán kết.
  • Thành phố có 172 sân tennis, 45 phòng tập thể dục, 22 bể bơi và 72 sân vận động và có sân trượt băng lớn nhất nước Pháp [10]. Ngoài ra thành phố có hơn 30 câu lạc bộ tennis, 3 trường đua ngựa và hơn 50 địa điểm phục vụ cho môn lặn[11].
  • Kể từ năm 1947, Marseille đã 12 lần đón tiếp các cua rơ của giải Tour de France. Giải đua thuyền buồn Tour de France à voile được tổ chức thường niên ở đây.

Giao thông

Hệ thống giao thông của Marseille rất phát triển, bao gồm cả đường hàng không, mạng lưới tàu điện ngầm, đường sắt cao tốc nối với các tỉnh khác và đặc biệt là giao thông đường biển rất thuận lợi với hệ thống cảng biển từ lâu đời.

Đường không

Lối vào nhà ga 2 sân bay Marseille Provence

Sân bay quốc tế Marseille Provence (trước kia gọi là Sân bay Marseille-Marignante), cách trung tâm thành phố 25 km, thuộc xã Marignane, là sân bay lớn thứ tư của Pháp (sau Sân bay quốc tế Charles de Gaulle (Paris), Sân bay Lyon-Saint Exupéry (Lyon) và Sân bay Nice - Côte d'Azur (Nice) [12]. Các điểm đến quan trọng của sân bay này là Paris, đảo Corse, và Bắc Phi, Bordeaux, NantesLondon

Hơn nữa, các chuyến xe buýt còn giúp nối liền sân bay Marseille Provence với nhà ga Saint-Charles [N 1]. Nhà ga Vitrolle - Aéroport-Marseille-Provence được mở từ tháng 12 năn 2009, là một trong những trạm dưng chân của mạng lưới TER, cụ thể là tuyến đường sắt Marseille-Avignon.

Giao thông công cộng

Mạng lưới giao thông công cộng của Marseille được quản lý bởi Công ty quản lý giao thông Marseille (RTM), tương tự như RATP tại vùng đô thị Paris.

Mạng lưới tàu điện ngầm Marseille
  • Tàu điện ngầm Marseille (Métro de Marseille) gồm 2 tuyến chính là M1 (tuyến màu xanh) và M2 (tuyến màu đỏ), với độ dài 25 km.
Tàu điện Marseille
  • Mạng lưới tramway dài 12 km.
  • Mạng lưới xe buýt gồm 80 tuyến.
Le Vélo

Ngoài ra, kể từ tháng 10 năm 2007, xe đạp công cộng (Le Vélo) được đưa vào sử dụng tại vùng trung tâm thành phố, với 130 trạm (8 - 30 xe đạp) được phát triển để hướng tới mục tiêu loại hình này đạt mức 1000 xe.

Giao thông đường biển

Cảng biến Marseille là một trong những cảng lớn nhất nước Pháp, kết nối với 220 điểm đến, với 400 cảng biển và 120 nước khác nhau [13], trong đó một nửa là vùng Địa Trung Hải, Châu PhiTrung Đông.

Đường sắt cao tốc

Mạng lưới TGV - Méditerranée giúp rút ngắn thời gian từ Paris đến Marseille, với thời gian 3 giờ đồng hồ. Ga Saint-Charles là ga chính của Marseille, điểm kết thúc của trục TGV PLM (Paris-Lyon-Marseille).

Các thành phố kết nghĩa

Những người con của thành phố

  • Antonin Artaud, 1896-1948, diễn viên, nhà soạn bi kịch, đạo diễn
  • César Baldaccini, 1921-1998, nhà điêu khắc
  • Elie Bayol, 1914-1995, vận động viên đua xe
  • François Bazin, 1816-1878, nhà soạn nhạc
  • Maurice Béjart, sinh 1927, biên đạo múa, giám đốc Béjart-Ballett
  • Fernand Cabrol, 1855-1937, nhà thần học
  • Lucius Caesar, 17 TCN - 2, cháu, con trai nuôi của hoàng đế Augustus
  • Éric Cantona, sinh 1966, cầu thủ bóng đá, sau này là diễn viên
  • Désirée Clary, 1777-1860, người hứa hôn với Napoléon Bonaparte
  • Louise Colet, 1810-1876, nhà thơ nữ
  • François Coli, 1881-1927, nhà tiên phong trong lĩnh vực hàng không
  • Régine Crespin, sinh 1927, nữ ca sĩ opera
  • Charles Crodel, 1894-1973, họa sĩ
  • Honoré Daumier, 1808-1879, họa sĩ, nhà điêu khắc, họa sĩ biếm họa
  • Edmond Demolins, 1852-1907
  • Henri Fabre, 1882-1984, nhà tiên phong trong lĩnh vực hàng không
  • Charles Fabry, 1867-1945, nhà vật lý học, người phát minh ra máy đo giao thoa Fabry-Pérot
  • Fernandel, 1903-1971, diễn viên, ca sĩ
  • Zino Francescatti, 1902-1991, nghệ sĩ violin
  • Sébastien Grosjean, sinh 1978, vận động viên quần vợt
  • Jean-Claude Izzo, 1945-2000, nhà văn
  • Edmond Jaloux, 1878-1949, nhà văn, nhà phê bình văn học
  • Louis Jourdan, sinh 1919, diễn viên
  • Cyprien Katsaris, sinh 1951, nghệ sĩ dương cầm, nhà soạn nhạc
  • Philippe Mabboux, sinh 1957, nhà soạn nhạc
  • Pat Mallet, sinh 1941, tác giả truyện tranh
  • Robert Manzon, sinh 1917, vận động viên đua xe Công thức 1
  • Francis Miroglio, 1924-2005, nhà soạn nhạc
  • France Nuyen, sinh 1939, nữ diễn viên
  • Émile Ollivier, 1825-1913, chính khách
  • Marcel Pagnol, 1895-1974, nhà văn
  • Marius Petipa, 1819-1910, diễn viên múa ballett, biên đạo múa, được xem như là "cha đẻ của ballett cổ điển"
  • Charles Plumier, 1646-1704, nhà thực vật học
  • Joseph Pujol, 1857-1945, nghệ nhân
  • Jean-Pierre Rampal, 1922-2000, nghệ sĩ chơi sáo
  • Jean-Pierre Kardinal Ricard (sinh 1944), tổng giám mục của Bordeaux
  • Jean-Baptiste Rossi, 1931-2003, nhà báo, viết kịch bản phim và là nhà văn
  • Edmond Rostand, 1868-1918, nhà viết kịch
  • Damien Saez, sinh 1977, nhà soạn nhạc
  • Jean-Jacques Schuhl, sinh 1944, nhà văn
  • Simone Simon, 1910-2005, nữ diễn viên
  • Adolphe Thiers, 1797-1877, chính khách
  • Henri Tomasi, 1901-1971, nhà soạn nhạc, nhạc trưởng dàn nhạc
  • Honoré d'Urfé, 1568-1625, nhà văn
  • Peter Wyngarde, sinh 1933, diễn viên
  • Zinedine Zidane, sinh 1972, cầu thủ bóng đá
  • Clara Morgane, sinh 1981, nữ diễn viên, người mẫu

Tham khảo

Chú thích

Liên kết ngoài