Minh Hải (tỉnh)

Tỉnh cũ của Việt Nam

Minh Hải là một tỉnh cũ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.

Minh Hải
Tỉnh
Tỉnh Minh Hải
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
Tỉnh lỵThị xã Cà Mau
Phân chia hành chính2 thị xã, 9 huyện
Thành lập10/3/1976
Giải thể6/11/1996[1]
Địa lý
Tỉnh Minh Hải (màu đỏ) năm 1976
Diện tích7.697 km²
Dân số (1991)
Tổng cộng1.604.881 người
Mật độ209 người/km²
Khác
Biển số xe69

Nguồn gốc địa danh Minh Hải

Ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết số 19/NQ điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo đó tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu được tiến hành hợp nhất vào ngày 1 tháng 1 năm 1976 với tên gọi ban đầu là tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu.

Sau khi công bố thành lập Ban Chấp hành Tỉnh uỷ mới (của 2 tỉnh ghép lại thành 1 tỉnh) và chỉ định các chức danh, trong hội nghị bàn nên lấy tên tỉnh như thế nào. Một là lấy tên Cà Mau, hai là tên Bạc Liêu. Về sau, cấp trên gợi ý lần nữa là lấy tên Hải Nam (vì Cà Mau, Bạc Liêu có 3 phía là biển và nằm ở cực Nam Tổ quốc), nhưng sau khi bàn đi bàn lại Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thấy có gì đó chưa ổn.

Trong Ban thường vụ cũng có ý kiến đề nghị là nên đặt tên chung là Minh Hải thay cho tên Cà Mau - Bạc Liêu. Minh Hải là hai từ ghép. Chữ Minh của U Minh, vì Cà Mau có rừng U Minh Hạ, còn chữ Hải bắt nguồn là do Cà Mau - Bạc Liêu có 3 phía là biển và nằm ở cực Nam Tổ quốc. Chính do bắt đầu với những đặc trưng riêng mà Ban chấp hành tỉnh bấy giờ thống nhất đặt tên tỉnh là Minh Hải.

Theo đề nghị của Tỉnh uỷ, được Ban đại diện Trung ương ĐảngChính phủ đồng ý, tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu đổi tên thành tỉnh Minh Hải vào ngày 10 tháng 3 năm 1976. Ý nghĩa tên Minh Hải là hai từ ghép nhưng nó còn ý nghĩa là biển sáng.

Với tên Minh Hải, thể hiện được quyết tâm rất lớn của Đảng bộ tỉnh: Tiếp tục lãnh đạo cải tạo, khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội, đời sống của nhân dân sung túc hơn; dần đi vào ổn định xây dựng phát triển kinh tế - xã hội chủ nghĩa và tầm nhìn chiến lược với những đặc trưng tiềm năng, lợi thế của tỉnh nhà.

Địa lý

Tỉnh Minh Hải nằm ở cực Nam, có vị trí địa lý:

Diện tích và dân số

Dân số tỉnh Minh Hải qua các giai đoạn năm 1979 - 1991
STT
Năm
Dân số (người)
Diện tích (km²)
1
1979
1.139.700
7.697
2
1981
1.238.000
3
1984
1.549.500
4
1989
1.562.000
5
1991
1.604.881

Lịch sử

Tỉnh Minh Hải được thành lập vào ngày 10 tháng 3 năm 1976 và bị giải thể dựa theo Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam vào ngày 6 tháng 11 năm 1996 về việc chia tỉnh Minh Hải thành tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu.

Tỉnh Minh Hải được thành lập vào ngày 10 tháng 3 năm 1976, trên cơ sở đổi tên từ tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu trước đó. Đây là tỉnh được thành lập do hợp nhất tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu trước năm 1976. Khi đó, tỉnh Minh Hải nằm ở cực Nam miền Nam Việt Nam, bắc giáp hai tỉnh Hậu GiangKiên Giang, đông nam giáp Biển Đông, tây giáp vịnh Thái Lan.

Tỉnh lỵ tỉnh Minh Hải ban đầu đặt tại thị xã Bạc Liêu, lúc này lại được đổi tên là thị xã Minh Hải.

Ngày 17 tháng 5 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 75-HĐBT, đổi tên thị xã Minh Hải thành thị xã Bạc Liêu.

Ngày 18 tháng 12 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 170-HĐBT về việc chuyển tỉnh lỵ tỉnh Minh Hải từ thị xã Bạc Liêu về thị xã Cà Mau.

Hành chính

Ban đầu tỉnh Minh Hải có 2 thị xã: Minh Hải (tỉnh lỵ), Cà Mau và 7 huyện: Châu Thành, Giá Rai, Hồng Dân, Ngọc Hiển, Thới Bình, Trần Thời, Vĩnh Lợi.

Ngày 11 tháng 7 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 181-CP[2] về việc giải thể huyện Châu Thành thuộc tỉnh Minh Hải và việc sáp nhập các xã trước đây thuộc huyện Châu Thành vào các huyện Giá Rai, Trần Văn Thời, Thời Bình thuộc tỉnh Minh Hải.

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 326-CP[3] về việc phân vạch địa giới hành chính các huyện và thị xã thuộc tỉnh Minh Hải từ 6 huyện, 2 thị xã, 66 xã, 17 phường cũ thành 12 huyện, 2 thị xã, 260 xã, 16 phường và 14 thị trấn mới như sau:

  1. Huyện Vĩnh Lợi có 22 xã, 1 thị trấn huyện lỵ. Phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía đông giáp thị xã Minh Hải, phía tây giáp kênh Cái Cùng và quốc lộ 4, phía nam giáp Biển Đông
  2. Huyện Giá Rai có 31 xã, 3 thị trấn (thị trấn huyện lỵ, thị trấn Hộ Phòng và thị trấn Gành Hào). Phía Bắc giáp xã Vĩnh Phú Tây, xã Phong Thạnh Tây (huyện Phước Long), phía đông giáp huyện Vĩnh Lợi, phía tây giáp xã Tân Thành, xã Định Thành (huyện Cà Mau), phía nam giáp sông Gành Hào và Biển Đông
  3. Huyện Hồng Dân có 16 xã, 1 thị trấn huyện lỵ. Phía bắc và phía đông giáp tỉnh Hậu Giang, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp huyện Phước Long.
  4. Huyện Thới Bình có 23 xã, 1 thị trấn huyện lỵ. Phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp huyện Phước Long và huyện Giá Rai, phía tây giáp xã Nguyễn Phích, xã Khánh An (huyện U Minh), phía nam giáp xã An Xuyên và xã Tân Thành (huyện Cà Mau)
  5. Huyện Trần Thời có 26 xã, 1 thị trấn (thị trấn Sông Ông Đốc). Phía bắc giáp rừng U Minh, huyện U Minh, từ ngã ba sông Cái Tàu của xã Khánh An (huyện U Minh) đi thẳng phía tây ra Vịnh Thái Lan, phía đông giáp xã An Xuyên, xã Lý Văn Lâm, xã Lương Thế Trân (huyện Cà Mau), phía tây giáp Vịnh Thái Lan, phía nam giáp xã Phú Mỹ A, xã Phú Mỹ B (huyện Phú Tân).
  6. Huyện Ngọc Hiển có 18 xã, 1 thị trấn huyện lỵ. Phía bắc giáp xã Định Thành, xã Hòa Thành (huyện Cà Mau), phía đông giáp thị trấn Gành Hào (huyện Giá Rai) và Biển Đông, phía tây giáp xã Trần Phán và xã Quách Phẩm A (huyện Cái Nước), phía nam giáp xã Quách Phẩm B (huyện Năm Căn)
  7. Huyện Cà Mau (mới thành lập) có 16 xã, 1 thị trấn (thị trấn Tắc Vân). Phía bắc giáp xã Hồ Thị Kỷ, xã Tân Lộc (huyện Thới Bình), phía đông giáp xã An Trạch (huyện Giá Rai), phía tây giáp xã Khánh Bình (huyện Trần Thời) và xã Khánh An (huyện U Minh), phía nam giáp xã Phú Hưng, xã Trần Văn Phán (huyện Cái Nước) và xã Tạ An Khương (huyện Ngọc Hiển). Địa bàn huyện Cà Mau chính là địa bàn huyện Châu Thành trước đây
  8. Huyện Phước Long (mới thành lập) có 19 xã, 1 thị trấn huyện lỵ. Phía bắc giáp xã Ninh Thạnh Lợi, xã Ninh Quới (huyện Hồng Dân), phía đông giáp xã Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Mỹ B (huyện Vĩnh Lợi), phía tây giáp xã Tân Phú (huyện Thới Bình), phía nam giáp xã Phong Thạnh và xã Phong Thạnh Đông (huyện Giá Rai)
  9. Huyện U Minh (mới thành lập) có 20 xã, 1 thị trấn huyện lỵ. Phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp huyện Thới Bình, phía tây giáp Vịnh Thái Lan, phía nam giáp huyện Trần Thời
  10. Huyện Phú Tân (mới thành lập) có 16 xã, 1 thị trấn huyện lỵ. Phía bắc giáp huyện Trần Thời, phía đông giáp huyện Cái Nước, phía tây và tây nam giáp Vịnh Thái Lan, phía nam giáp huyện Năm Căn
  11. Huyện Cái Nước (mới thành lập) có 18 xã, 1 thị trấn huyện lỵ. Phía bắc giáp xã Lương Thế Trân (huyện Cà Mau), phía tây và tây bắc giáp xã Phong Lạc (huyện Trần Thời), xã Phú Mỹ A, xã Việt Khái (huyện Phú Tân), phía đông giáp xã Tạ An Khương, xã Tân Duyệt (huyện Ngọc Hiển), phía nam giáp huyện Năm Căn
  12. Huyện Năm Căn (mới thành lập) có 28 xã, 1 thị trấn huyện lỵ. Phía bắc giáp xã Việt Khải (huyện Phú Tân), xã Trần Thời, xã Đông Thới, xã Quách Phẩm A (huyện Cái Nước), phía đông giáp xã Tân Tiến, xã Tân Duyệt (huyện Ngọc Hiển), phía tây giáp Vịnh Thái Lan, phía nam giáp Biển Đông
  13. Thị xã Cà Mau có 8 phường, địa giới giữ nguyên như hiện nay
  14. Thị xã Minh Hải: tỉnh lỵ, có 8 phường và 7 xã ngoại thị. Phía bắc giáp Rạch Trà Khứa và Ấp Cái Giá, phía đông giáp Rạch Cầu Thắng, phía tây giáp Rạch Dần Xây, phía nam giáp Biển Đông.

Ngày 4 tháng 4 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 142-CP[4] về việc điều chỉnh địa giới một số xã và thị trấn thuộc huyện Giá Rai, tỉnh Minh Hải.

Ngày 25 tháng 7 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 275-CP[5] về việc điều chỉnh đại giới của một số xã và thị trấn thuộc các huyện Vĩnh Lợi, Thới Bình, U Minh, Ngọc Hiển, Năm Căn, Phú Tân, Cái Nước, Hồng Dân, Trần Thời, Phước Long, Cà Mauthị xã Minh Hải thuộc tỉnh Minh Hải.

Ngày 30 tháng 8 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 94-HĐBT[6] việc giải thể huyện Cà Mau, sáp nhập 9 xã, 1 thị trấn của huyện Cà Mau vào thị xã Cà Mau và sáp nhập 7 xã còn lại của huyện Cà Mau vào các huyện Giá Rai, Thới Bình, Cái Nước thuộc tỉnh Minh Hải.

Ngày 17 tháng 5 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 75-HĐBT[7] về việc:

  1. Sáp nhập huyện Phước Long vào huyện Hồng Dân
  2. Sáp nhập huyện Phú Tân vào huyện Cái Nước
  3. Đổi tên thị xã Minh Hải thành thị xã Bạc Liêu thuộc tỉnh Minh Hải.

Ngày 17 tháng 12 năm 1984, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 168-HĐBT[8] về việc:

  1. Đổi tên huyện Năm Căn thành huyện Ngọc Hiển
  2. Đổi tên huyện Ngọc Hiển thành huyện Đầm Dơi.

Ngày 18 tháng 12 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 170-HĐBT[9] về việc chuyển tỉnh lỵ tỉnh Minh Hải từ thị xã Bạc Liêu về thị xã Cà Mau.

Đến đầu năm 1996, tỉnh Minh Hải có 11 đơn vị hành chính gồm: thị xã Cà Mau (tỉnh lỵ), thị xã Bạc Liêu và 9 huyện: Cái Nước, Đầm Dơi, Giá Rai, Hồng Dân, Ngọc Hiển, Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh, Vĩnh Lợi. Tỉnh lỵ tỉnh Minh Hải đặt tại thị xã Cà Mau cho đến cuối năm 1996, khi tỉnh này bị giải thể.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết[1] về việc chia tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh là tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau:

  1. Tỉnh Cà Mau gồm thị xã Cà Mau và 6 huyện: Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh
  2. Tỉnh Bạc Liêu gồm thị xã Bạc Liêu và 3 huyện: Giá Rai, Hồng Dân, Vĩnh Lợi.

Biển số xe

Biển số xe 69 là biển số tỉnh Minh Hải (hiện nay là biển số xe tỉnh Cà Mau, còn tỉnh Bạc Liêu hiện tại mang biển số xe 94).

Âm nhạc

Tỉnh Minh Hải được nhắc đến trong 2 bài hát:

  • Về miền Tây (Tô Thanh Tùng) (trích lời bài hát:..."Đi về Minh Hải hay đi về Kiên Giang"...)
  • Trên quê hương Minh Hải (Phan Nhân)

Chú thích

Tham khảo