Muống biển

loài thực vật

Muống biển (danh pháp hai phần: Ipomoea pes-caprae) là một loài thực vật thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae). Muống biển mọc trên các phần trên của các bãi biển và chịu được không khí mặn. Đây là một trong các loài thực vật chịu mặn phổ biến nhất, phân bố rộng rãi nhất và là một trong những ví dụ nổi bật nhất minh hoạ cho các loại cây có hạt trôi theo dòng nước. Hạt giống của muống biển nổi trên mặt biển và không bị nước mặn ảnh hưởng.

Muống biển
Muống biển trổ hoa trắng và tím trên bờ biển Xuyên Mộc, Việt Nam.
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Solanales
Họ (familia)Convolvulaceae
Tông (tribus)Ipomoeeae
Chi (genus)Ipomoea
Phân chi (subgenus)Eriospermum
Đoạn (section)Erpipomoea
Loài (species)I. pes-caprae
Danh pháp hai phần
Ipomoea pes-caprae
(L.) R.Br., 1818[2]
Danh pháp đồng nghĩa[4][5]

Carl Linnaeus là người đầu tiên mô tả loài thực vật này năm 1753. Năm 1818, Robert Brown là người phân loại nó vào chi hiện tại.

Phân bố

Loài này có thể được tìm thấy trên bờ cát thuộc các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ven Đại Tây Dương, Thái Bình DươngẤn Độ Dương.[4] Muống biển phân bố phổ biến trên các cồn cát trên bờ biển xa về phía bắc của bang New South Wales thuộc nước Úc, đồng thời cũng có thể được tìm thấy dọc bờ biển bang Queensland.

Từ nguyên

Tính từ định danh pes-caprae có nguồn gốc từ tiếng Latinh 'pes' nghĩa là chân, và 'caprae' nghĩa là dê; ở đây là nói tới sự tương tự đường viền ngoài của lá muống biển như dấu chân .[6]

Sử dụng

Tại Australia, nó thường được sử dụng trong y học dân gian của người bản địa như một loại thuốc đắp để làm dịu vết sưng do các vết chính của ngạnh cá đuối ócá mặt quỷ.[7]

Tại Brasil, loài cây này – chính xác là phân loài brasiliensis –được biết đến dưới tên gọi salsa-da-praia trong y học dân gian, được sử dụng để điều trị viêm nhiễm và rối loạn đường tiêu hóa.

Tại Philippines, loài này được gọi là bagasua, được sử dụng để điều trị phong thấp, đau bụng, phù nề, chín mé và lòi dom.[8]

Tại Việt Nam, người ta không dùng muống biển (có khi còn được gọi là rau muống biển) làm thức ăn mà chỉ dùng để làm thuốc.[9]

Ảnh

Chú thích

Tham khảo