Người Assyria

Người Assyria (tiếng Syriac: ܐܫܘܪܝܐ), hay người Syriac[35] (xem thuật ngữ cho Kitô hữu Syriac), tùy vào tự nhận hoặc phân nhóm còn gọi là người Chaldea[36] hoặc người Aramea,[37] là một sắc tộc tôn giáo[38] Semit[38] theo Kitô giáo[39] bản địa tại vùng Trung Đông.[40]

Người Assyria
Sūrāyē / Sūryāyē / Āṯūrāyē / Āramayē
Abgar V
Simeon Stylites
Severus thành Antiochia
Bukhtishu
Hunayn ibn Ishaq
Maria Theresa Asmar
Hormuzd Rassam
Flavianus Michael Malke
Ashur Yousif
Naum Faiq
Alphonse Mingana
Agha Petros
Shimun XXI Benyamin
Freydun Atturaya
Munir Bashir
Ammo Baba
Anna Eshoo
Ashur Bet Sargis
Donny George Youkhanna
Dunya Mikhail
Kennedy Bakircioglu
Tổng dân số
≈ 845 ngàn[1] tới 4 triệu[2][3][4][5][6][7][8][9]
Khu vực có số dân đáng kể
Vùng truyền thống:ước lượng
  Iraq300.000–600.000
  Syria300.000–400.000
  Thổ Nhĩ Kỳ65.000
  Iran20.000–50.000
Hải ngoại:ước lượng
  Hoa Kỳ110.807–400.000[10][11]
  Jordan100.000–150.000[12][13]
  Thụy Điển100.000[14]
  Đức100.000[15]
  Úc24.505–60.000[16][17][18]
  Liban39.000[19]
  Hà Lan20.000[20]
  Pháp16.000[21]
  Bỉ15.000[20]
  Nga10.911[22]
  Canada10.810[23]
  Đan Mạch10.000[20]
  Thụy Sĩ10.000[20]
  Anh Quốc6.390[24]
  Hy Lạp6.000[25]
  Gruzia3.299[26]
  Ukraina3.143[27]
  Italia3.000[20]
  Armenia2.769[28]
  New Zealand1.683[29]
  Azerbaijan1.500[30]
  Israel1.000[31]
  Kazakhstan350–800[32][33]
  Phần Lan300[34]
Ngôn ngữ
Tân Aram
Tôn giáo
Kitô giáo Syriac
Sắc tộc có liên quan
Các sắc tộc Semit khác
(Mandae • Ả Rập • Do Thái)

Tổng dân số người Assyria có nhiều số liệu khác nhau. Theo Joshua Project năm 2019 có 845 ngàn người, cư trú ở 23 nước, trong đó đông nhất ở Iraq, Iran, Syria và Hoa Kỳ[1]. Tổ chức của người Assyria trong UNPO đưa ra con số 3 triệu người.

Hầu hết người Assyria nói các ngôn ngữ Aram Mới (Neo-Aramaic),[41] bao gồm nhiều ngôn ngữ và phương ngữ tùy khu vực.

Là một sắc tộc Kitô giáo, người Assyria thuộc về các giáo hội Đông phương, theo các nghi lễ phụng vụ Đông Syriac (gồm có Giáo hội Phương Đông Assyria, Giáo hội Phương Đông Thủ cựu, Giáo hội Công giáo Chaldea) và Tây Syriac (gồm có Giáo hội Chính thống giáo Syriac và Giáo hội Công giáo Syriac). Cả hai nghi lễ đều dùng tiếng Syriac cổ điển làm ngôn ngữ phụng vụ.

Xứ sở Assyria trong lịch sử ngày nay thuộc bắc Iraq, đông bắc Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ và tây bắc Iran. Nhiều đợt di cư của người Assyria được thúc đẩy do các biến cố như cuộc Thảm sát Diyarbakır năm 1895, cuộc Diệt chủng Assyria do Đế quốc Ottoman tiến hành trong Thế Chiến thứ nhất, Thảm sát Simele tại Iraq năm 1933, Cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979, các chính sách chủ nghĩa dân tộc Ả Rập Ba'athist tại Iraq và Syria, cuộc Chiến tranh Iraq gần đây và cuộc Nội chiến Syria hiện tại, đặc biệt là sự bách hại của ISIS.

Tham khảo

Liên kết ngoài