Người Hadza

Người Hadza hoặc Hadzabe là một nhóm sắc tộc trong cộng đồng các dân tộc phía bắc miền trung Tanzania, nhóm người này sống xung quanh hồ Eyasi ở trung tâm Thung lũng Rift Đông Phi tiếp giáp với cao nguyên Serengeti. Dân số của người Hadza trước đây ước tính khoảng dưới 1000 người. Năm 2015 ước tính có khoảng 1.200 đến 1.300 người ở Tanzania [3][4].

Hadza
Hadzabe
Tổng dân số
1.200-1.300 [1]
Khu vực có số dân đáng kể
 Tanzania1.200-1.300 (2012)[1]
Ngôn ngữ
Tiếng Hadza
Sắc tộc có liên quan
Không rõ [2]

Tổ chức xã hội

Người Hadza sống bằng phương thức săn bắt và hái lượm, giống như tổ tiên của họ và hầu như không tiếp xúc với thế giới hiện đại bên ngoài.[5] Họ đã sống ở vùng đất này khoảng 40.000 năm. Đây là một trong những bộ tộc cổ nhất của loài người, dù tiếp xúc với thế giới hiện đại nhiều năm nay, song họ hầu như không thay đổi, vẫn giữ gìn văn hóa, nếp sống cũ, họ vẫn sống phụ thuộc hoàn toàn vào rừng, chỉ săn bắn và hái lượm để sống. Họ không có thần linh, không có tộc trưởng, tù trưởng, lãnh tụ, không sở hữu tài sản riêng và quan hệ quần hôn.

Về bản năng tình dục và xu hướng lựa chọn đối tác chung sống của những người trong bộ tộc này, những người đàn ông của bộ tộc Hadza cho rằng phụ nữ giọng trầm giỏi hái lượm hơn, nhưng phần lớn lại thích những phụ nữ có giọng cao, trong khi đa số nữ giới cho rằng đàn ông có giọng nam trầm săn bắn giỏi hơn, đàn ông giọng thấp có khả năng sinh sản tốt hơn so với đàn ông có giọng cao nhưng chỉ vài phụ nữ cho rằng họ sẽ là những người chồng có trách nhiệm.[5]

Bộ tộc này sống lang thang trên những đồng cỏ thành từng nhóm khoảng 30 đến 40 người. Dù những cánh đồng cỏ rộng mênh mông, đất đai phì nhiêu, song họ không trồng trọt, chăn nuôi. Hàng ngày, đàn ông đi săn, tìm mật ong và đàn bà đào củ, hái trái cây. Ăn hết thức ăn, đàn ông lại tổ chức đi săn. Họ không thực hiện trao đổi và cũng không tích trữ thứ gì. Khi phụ nữ Hadza bắt đầu cho con bú, thời gian dành cho hoạt động hái lượm, trồng trọt của họ giảm xuống. Đó là thời gian mà nam giới là nguồn cung cấp thức ăn và các dạng vật chất khác cho họ.[5]

Bảo tồn

Chính phủ Tanzanie đã cố gắng tìm cách bảo tồn bộ lạc này trước nguy cơ tuyệt chủng bằng cách truyền bá cuộc sống văn minh. Tuy nhiên, mọi nỗ lực đều không thành công. Họ không sử dụng nhà xây do chính phủ cấp mà chỉ ở lều cỏ. Bếp ga, bếp than họ không dùng, cũng chẳng dùng cách đánh lửa của thế giới hiện đại, mà cứ dành cả buổi để lấy lửa từ đá.

Chú thích

Tham khảo

Xem thêm

  • Crittenden, Alyssa and Frank Marlowe (2008) Allomaternal Care among the Hadza of Tanzania. Human Nature: An Interdisciplinary Biosocial Perspective 19(3): 249-262.
  • Finkel, M. (tháng 12 năm 2009). “The Hadza”. National Geographic Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2017.
  • Kohl-Larsen, Ludwig (1956). Das Zauberhorn. Märchen und Tiergeschichten der Tindiga [The magic horn. Tales and animal stories of the Tindiga] (bằng tiếng Đức). Kassel: Erich Röth.
  • Woodburn, James (1969). “An Introduction to Hadza Ecology”. Trong Lee, Richard B.; DeVore, Irven; Wenner-Gren Foundation for Anthropological Research (biên tập). Man the Hunter (ấn bản 11). Aldine Transaction. tr. 49–55. ISBN 0-202-33032-X.
  • Madsen, Andrew (2000). The Hadzabe of Tanzania: land and human rights for a hunter-gatherer community. Copenhagen: International Work Group for Indigenous Affairs (IWGIA). ISBN 87-90730-26-7.
  • Matthiessen, Peter (1972) The Tree Where Man Was Born, Chapter X.
  • Skaanes, Thea (2015) Notes on Hadza Cosmology. Epeme, objects and rituals. Hunter Gatherer Research, 1.2. doi:10.3828/hgr.2015.13
  • Wood, Brian and Frank Marlowe (2011) Dynamics of postmarital residence among the Hadza: a kin investment model. Human Nature: An Interdisciplinary Biosocial Perspective. doi:10.1007/s12110-011-9109-5

Liên kết ngoài