Người Ivatan

Người Ivatan là một dân tộc sống trên quần đảo Batanes của Philippines. Chưa rõ về quá trình hình thành dân tộc này; gốc gác của họ vẫn chưa được giải quyết, tuy ta biết rằng đây là một dân tộc Nam Đảo, liên quan đến người Illcano lân cận về mặt ngôn ngữ.

Người Ivatan
Ibatan
Một cụ già người Ivatan.
Tổng dân số
k. 24.500–50.000
Khu vực có số dân đáng kể
 Philippines
(Batanes)
Ngôn ngữ
Tiếng Ivatan (bản ngữ), tiếng Ilocano, tiếng Tagalog, tiếng Anh
Tôn giáo
Kitô giáo (chủ yếu Công giáo La Mã),
thiểu số thờ cúng tổ tiên
Sắc tộc có liên quan
Thổ dân Đài Loan, các dân tộc Nam Đảo khác

Văn hoá người Ivatan chịu ảnh hưởng phần nào từ điều kiện môi trường Batanes. Thay cho thứ lều nipa thường thấy khắp Philippines, người Ivatan xây loại nhà đá trứ danh làm bằng san hôđá vôi, che chở họ khỏi khí hậu khắt nghiệt nơi đây.

Nguồn gốc

Sử liệu không hé lộ gì nhiều về nguồn gốc người Ivatan và cho đến nay, các học giả vẫn chưa chắc về gốc gác chính xác của người Ivatan. Câu hỏi là liệu người Ivatan thời tiền sử đến Batanes từ miền bắc đảo Luzon hay từ Đài Loan/miền nam Trung Quốc. Nó bằng chứng rằng họ là hậu duệ của tộc người từng sống khắp các đảo nằm giữa Đài Loan và Luzon.[1]

Lịch sử

Một người đàn ông Ivatan.
Căn Sinadumparan, một trong những công trình cổ nhất trên quần đảo Batanes. Ngôi nhà làm từ đá vôisan hô với mái lợp tranh.

Người Ivatan đã cư ngụ ở quần đảo Batanes từ trước khi người Tây Ban Nha đặt chân lên Philippines vào thế kỷ XVI. Họ lập nên những thành trì gọi là idjang. Ngày 26 tháng 6 năm 1783, Batanes bị sáp nhập vào Đông Ấn Tây Ban Nha.[1] Năm 1686, người Ivatan bị ép xuống định cư ở vùng hạ du Batanes.[2] Người Ivatan nằm dưới sự cai trị của Tây Ban Nha trong 115 năm, rồi giành lấy độc lập vào 18 tháng 9 năm 1898. Ngày 6 tháng 6 ở Batanes được coi là ngày giải phóng.[1]

Ngoại hình

Một trong những ghi chép sớm nhất về Ivatan là của cướp biển người Anh William Dampier năm 1687. Dampier kể: "người vóc nhỏ, chắc nịch; mắt màu phỉ, nhỏ nhưng vẫn to hơn người Trung Quốc; trán thấp; lông mày rậm; mũi tẹt; răng trắng; tóc dày đen; nước da màu đồng, sậm."[3]

Dân cư

Năm 1990, số người Ivatan là 15.026, tăng 24% so với con số 12.091 năm 1980. Họ cư ngụ ở sáu địa phương (38% ở Basco, 23% ở Itbayat, 12% ở Sabtang, 11% ở Mahatao, 8% ở UyuganIvana).[3] Theo thống kê năm 2000, 15.834/16.421 người tại Batanes là người Ivatan.[4]

Một phụ nữ Ivatan đội vakul, một thứ khăn trùm chống mưa nắng làm từ sợi cọ vuyavuy.[5]

Tiếng mẹ đẻ của người Ivatan là Chirin nu Ibatan, tức tiếng Ivatan. Đây là một ngôn ngữ Nam Đảo, với hai phương ngữ BascoItbayáten.[6] Người Ivatan cũng nói/hiểu rộng rãi tiếng Ilocano, tiếng Tagalog, tiếng Anh.[3]

Ngày nay, hầu hết người Ivatan theo Công giáo (giống phần còn lại của đất nước Philippines), dù số ít vẫn giữ tôn giáo truyền thống là thờ cúng tổ tiên.[1] Tuy vậy, có cộng đồng Kháng Cách đang phát triển, đặc biệt là ở Basco, thủ phủ Batanes.[3]

Nguồn tham khảo