Người Thổ Gia

Một dân tộc ở Trung Quốc

Người Thổ Gia (土家族 Thổ Gia Tộc, bính âm: Tǔjiāzú; tên tự gọi: Bizika, 毕兹卡 Tất Tư Ca), là dân tộc đông dân thứ 6 trong tổng số 56 dân tộc được công nhận chính thức tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Họ sinh sống ở Dãy núi Vũ Lăng, trên ranh giới giữa 4 tỉnh thành là Hồ Bắc, Hồ Nam, Quý ChâuTrùng Khánh.

Người Thổ Gia
Phụ nữ Thổ Gia trong trang phục truyền thống
Tổng dân số
Xấp xỉ 8 triệu người
Khu vực có số dân đáng kể

 Trung Quốc
(Hồ Nam · Hồ Bắc  · Quý Châu  · Trùng Khánh)
Ngôn ngữ
Tiếng Thổ Gia (truyền thống), Tiếng Quan thoại Tây Nam
Tôn giáo
Thuyết vật linh, Phật giáo, Đạo giáo

Tên người Thổ Gia tự gọi mình là Bizika có nghĩa là "người địa phương" trong Tiếng Thổ Gia. Thổ Gia đối nghịch với từ Khách Gia, tuy nhiên người Khách Gia là một phân nhóm của người Hán.[1]

Nguồn gốc

Mặc dù có nhiều mô tả khác nhau về nguồn gốc của mình, người Thổ Gia có thể theo dõi lịch sử của họ hơn mười hai thế kỷ trở lại đây, và có thể sớm hơn nữa, tới người Ba cổ tại Ba Quốc 2500 năm trước đây (xung quanh Trùng Khánh ngày nay). Ba Quốc đã đạt đến đỉnh cao của quyền lực giữa 600 TCN và 400 trước Công nguyên nhưng đã bị nhà Tần tiêu diệt năm 316 trước Công nguyên. Sau khi được gọi bằng một loạt các tên khác nhau trong các tài liệu cổ xưa, dân tộc này có trong ghi chép lịch sử với tên Thổ Gia từ khoảng thế kỷ 14 trở đi.

Triều Minh và Thanh

Các tù trưởng người Thổ Gia đạt đến đỉnh cao quyền lực dưới thời nhà Minh (1368-1644), khi đó họ đã giành được mối hòa hợp rất tốt với triều đình. Họ đạt được điều này thông qua danh tiếng của họ như là nhà cung cấp các chiến binh mãnh liệt, các nam giới chiến đấu kỷ luật cao, những người đã giúp hoàng đế để đàn áp cuộc nổi dậy của dân tộc thiểu số khác. Trong nhiều dịp khác, họ cũng đã giúp Trung Quốc chống lại quân xâm lược, chẳng hạn như những tên cướp biển người Nhật đã tàn phá bờ biển Trung Hoa trong thế kỷ 16.

Người Mãn Châu chinh phục Trung Quốc năm 1644 và thành lập nhà Thanh. Luôn nghi ngờ các quan lại địa phương, các hoàng đế nhà Thanh luôn luôn cố gắng để thay thế các quan chức người Hán bằng người Mãn bất cứ nơi nào họ có thể. Trong đầu thế kỷ 18, triều đình Thanh cuối cùng đã cảm thấy đủ cần thiết để thiết lập kiểm soát trực tiếp trên các vùng dân tộc thiểu số. Quá trình này được thực hiện suốt vùng tây nam Trung Quốc dần dần và nói chung diễn ra một cách hòa bình. Triều đình đã thông qua một chính sách "cây gậy và củ cà rốt" và đãi ngộ cao độ với các tù trưởng, cùng với một kế hoạch rất lớn để hiện diện các lực lượng quân sự trên biên giới của vùng lãnh thổ của họ.

Hầu hết các khu vực của người Thổ Gia trở lại với quyền kiểm soát của triều đình từ năm 1728-1735. Trong khi nông dân Thổ Gia nói chung có lợi hơn với các quy tắc của các quan chức nhà Thanh so với sự chuyên quyền độc đoán của các tù trưởng Thổ Gia, nhiều người đã bực bội với những nỗ lực của Triều đình nhà Thanh để áp đặt văn hóa và thuế quan lên họ. Với sự suy yếu của triều đình trung ương nhà Thanh, nhiều cuộc nổi dậy quy mô lớn xảy ra. Cuộc nổi dậy Thái Bình đã gây ảnh hưởng xấu, và các đế quốc Phương Tây đã thừa cơ xâm lấn gây ra rất khó khăn kinh tế như hàng hóa giá rẻ nước ngoài tràn ngập khu vực, trong khi các sản phẩm địa phương được mua tại mức giá rẻ.

Lịch sử hiện đại

Một ngôi làng Thổ Gia tại Nghi Xương

Sau sự sụp đổ của nhà Thanh, người Thổ Gia thấy mình chỉ là quân cờ trong cuộc cạnh tranh giữa các lãnh chúa. Ngày càng có nhiều đất đai được chuyển sang trồng thuốc phiện trong khi siêu lợi nhuận mang lại chỉ thuộc về các địa chủ giàu có, nạn cướp bóc lan tràn. Sau khi thành lập của Cộng hòa nhân dân Trung Quốc trong năm 1949, nạn cướp bóc đã nhanh chóng được loại trừ. Sau cải cách ruộng đất, người Thổ Gia nói chung đã thoát khỏi cảnh đói ăn. Một số châu và huyện tự trị của người Thổ Gia đã được thành lập. Người Thổ Gia được biết đến nhiều nhất là Đới Bỉnh Quốc, một chính trị gia chuyên về chính sách đối ngoại.

Văn hóa

Ngày nay, văn hóa truyền thống của người Thổ Gia chỉ còn có thể nhận biết được ở những vùng hẻo lánh. Người Thổ Gia nổi tiếng về ca hát và khả năng sáng tác các điệu hát cũng như điệu nhảy truyền thống Bãi Trì (摆手舞), một điệu nhảy tập thể có lịch sử 500 năm tuổi trong đó sử dụng 70 cử chỉ nghi lễ để đại diện cho chiến tranh, nông nghiệp, săn bắn, tỏ tình và các khía cạnh khác của đời sống truyền thống. Họ cũng nổi tiếng với các thổ cẩm hoa văn kim tuyến, một sản phẩm dùng để triều cống từ thời phong kiến. Về tôn giáo, hầu hết người Thổ Gia tôn thờ vật tổ Bạch Hổ, tuy nhiên người Thổ Gia ở phía tây Hồ Nam tôn thờ vật tổ là rùa.

Ngôn ngữ

Tiếng thổ Gia là một ngữ thuộc ngữ tộc Tạng-Miến và thường được xem là một ngôn ngữ biệt lập trong nhóm này, mặc dù nó có tương đồng về ngữ pháp và âm vị học với tiếng Di (ở Việt Nam có tên là người Lô Lô) mặc dù vốn từ vựng rất khác nhau).[2] Hiện nay có nhiều nhất cũng chỉ còn 70.000 người nói tiếng Thổ Gia, đa số sống ở miền Bắc châu Tương Tây ở tây bắc Hồ Nam và châu Ân Thi ở phía nam tỉnh Hồ Nam. Tuyệt đại đa số người Thổ Gia hiện sử dụng một phương ngữ của tiếng Trung Quốc, một vài người có thể nói tiếng H'Mông. Rất ít người chỉ biết tiếng Thổ Gia, gần như tất cả người Thổ Gia đều biết một vài phương ngữ của tiếng Trung Quốc. Trẻ em được học tiếng Phổ thông chuẩn thời thời thơ ấu và nhiều người trẻ hiện thường sử dụng phương ngữ "chuẩn" này để giao tiếp với nhau. Tiếng Thổ Gia hiện thường có nhiều từ mượn từ tiếng Hán, kể cả cấu trúc câu.

Các khu vực tự trị

Tỉnh/ThànhTên
Hồ NamChâu tự trị dân tộc Thổ Gia và dân tộc Miêu Tương Tây
Hồ BắcChâu tự trị dân tộc Thổ Gia và dân tộc Miêu Ân Thi
Huyện tự trị dân tộc Thổ Gia Trường Dương
Huyện tự trị dân tộc Thổ Gia Ngũ Phong
Trùng KhánhHuyện tự trị dân tộc Thổ Gia Thạch Trụ
Huyện tự trị dân tộc Thổ Gia Bành Thủy
Huyện tự trị dân tộc Thổ Gia và dân tộc Miêu Tú Sơn
Huyện tự trị dân tộc Thổ Gia và dân tộc Miêu Dậu Dương
Quận Kiềm Giang (nguyên là huyện tự trị dân tộc Thổ Gia và Miêu Kiềm Giang)
Quý ChâuHuyện tự trị dân tộc Thổ Gia Duyên Hà
Huyện tự trị dân tộc Thổ Gia và dân tộc Miêu Ấn Giang

Liên kết ngoài

Thư mục

  • Brown, M.J. (2001). "Ethnic Classification and Culture: The Case of the Tujia in Hubei, China," Asian Ethnicity 2(1): 55-72.
  • Brown, M.J. (2004). "They Came with Their Hands Tied behind Their Backs" - Forced Migrations, Identity Changes, and State Classification in Hubei. Is Taiwan Chinese? (pp. 166–210). Berkeley: University of California Press.
  • Brown, M.J. (2007). "Ethnic Identity, Cultural Variation, and Processes of Change - Rethinking the Insights of Standardization and Orthopraxy". Modern China. 33(1): 91-124. Sage Publications.
  • ---- 2002. "Local Government Agency: Manipulating Tujia Identity," Modern China.
  • Ch'en, J. (1992). The Highlanders of Central China: A History 1895-1937. New York: M.E. Sharpe.
  • Dong, L. (1999). Ba feng Tu yun—Tujia wenhua yuanliu jiexi (Ba Manners, Tu Charm—An Analysis of the Origins of Tujia Culture). Wuhan: Wuhan Daxue Chubanshe.
  • Dong, L., Brown, M.J., Wu, X. (2002). Tujia. Encyclopedia of World Cultures - Supplement. C. Ember, M. Ember & I. Skoggard (eds.), NY: Macmillan Reference USA, pp. 351–354.
  • Huang B. (1999). "Tujiazu Zuyuan Yanjiu Zonglun" ("A Review of Research on Tujia Ancestral Origins"). In Tujia zu lizhi wenhua lunji (A Colloquium on Tujia History and Culture), edited by Huang Baiquan and Tian Wanzheng. 25-42. Enshi, Hubei: Hubei Minzu Xueyuan.
  • Li, S. (1993). Chuandong Youshui Tujia (Tujia of the Youshui River in East Sichuan). Chengdu: Chengdu Chubanshe.
  • Peng, B., Peng, X. et al. (1981). Jishou University Journal, Humanities Edition #2: Special Issue on Tujia Ethnography [in Chinese]. Jishou: Jishou University.
  • Shih C. (2001). "Ethnicity as Policy Expedience: Clan Confucianism in Ethnic Tujia-Miao Yongshun," Asian Ethnicity 2(1): 73-88.
  • Sutton, D. (2000). "Myth Making on an Ethnic Frontier: The Cult of the Heavenly Kings of West Hunan, 1715-1996," Modern China 26(4): 448-500.
  • Sutton, D. (2003). "Violence and Ethnicity on a Qing Colonial Frontier: Customary and Statutory Law in the Eighteenth-Century Miao Pale". In: Modern Asian Studies 37(1): 41–80. Cambridge University Press.
  • Sutton, D. (2007). "Ritual, Cultural Standardization, and Orthopraxy in China: Reconsidering James L. Watson’s Ideas". In: Modern China 33(1): 3-21. Sage Publications.
  • Tien, D., He, T., Chen, K., Li, J., Xie, Z., Peng, X. (1986). Tujiayu Jianzhi (A Brief Chronicle of the Tujia Language). Beijing: Minzu Chubanshe.
  • Wu, X. (1996). "Changes of chieftains' external policy in the Three Gorges Area in the late Ming and early Qing dynasties [1630s-1660s]". In: Ethnic Forum, (3): 88-92. (Hunan, China)
  • Wu, X. (1997). "Tujia's food-getting pattern in west Hubei in the Qing Dynasty". In: Journal of Hubei Institute for Nationalities, (2): 33-35. (Hubei, China)
  • Wu, X. (1997). "On the Tage Dance". In: Journal of Chinese Classics and Culture, (2): 22-29. (Beijing, China)
  • Wu, X. (2003). "Food, Ethnoecology and Identity in Enshi Prefecture, Hubei, China". (Doctoral Dissertation, University of Alberta, 388 pages).
  • Wu, X. (2003). "Turning Waste into Things of Value": Marketing Fern, Kudzu and Osmunda in Enshi Prefecture, China. In: Journal of Developing Societies, 19(4): 433-457.
  • Wu, X. (2004). "Ethnic Foods" and Regional Identity: the Hezha Restaurants in Enshi. In: Food and Foodways, 12(4): 225-246.
  • Wu, X. (2005). "The New Year's Eve Dinner and Wormwood Meal: Festival Foodways as Ethnic Markers in Enshi". In: Modern China, 31(3): 353-380.
  • Wu, X. (2006). "Maize, Ecosystem Transition and Ethnicity in Enshi Prefecture, China". In: East Asian History, 31(1): 1-22.
  • Wu, X. (2010). "Tujia National Minority". The Berg Encyclopedia of World Dress & Fashion.
  • Ye, D. (1995). Tujiayu yanjiu (Studies of the Tujia Language). Jishou, Hunan: Hunan Chu Wenhua Zhongxin, Jishou Daxue.

Tham khảo