Nhóm ngôn ngữ Việt

Nhánh con của ngữ hệ Nam Á
(Đổi hướng từ Ngữ chi Việt)

Nhóm ngôn ngữ Việt hay Nhóm ngôn ngữ Việt-Chứt là một nhánh của ngữ hệ Nam Á. Trước đây người ta còn gọi Nhóm ngôn ngữ này là Việt-Mường, Annam-Muong, Vietnamuong, nhưng hiện nay nói chung các tên gọi này được dùng để chỉ phân nhánh của Nhóm ngôn ngữ Việt Mường, trong đó chỉ bao gồm tiếng Việttiếng Mường.

Nhóm ngôn ngữ Việt
Phân bố
địa lý
Đông Dương
Phân loại ngôn ngữ họcNam Á
Ngôn ngữ nguyên thủy:Việt-Chứt nguyên thủy
Ngôn ngữ con:
Glottolog:viet1250[1]

  Nhóm ngôn ngữ Việt

Tiếng Việt ngày nay đã có ảnh hưởng đáng kể từ tiếng Trung Quốc, đặc biệt là về từ vựng và hệ thống thanh điệu[2]. Từ Hán-Việt chiếm khoảng 30-60% số vốn từ vựng tiếng Việt, không bao gồm từ mượn từ Trung Quốc.

Nguồn gốc

Nơi phát tích của Nhóm ngôn ngữ Việt thường được cho là Bắc Bộ.[3][4][5] Tuy nhiên, vẫn còn nhiều luồng ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề này. Chamberlain James R., dựa trên cơ sở sự đa dạng ngôn ngữ, cho rằng Nhóm ngôn ngữ Việt có lẽ phát tích từ khu vực các tỉnh Bolikhamsai, KhammouaneLàoNghệ An, Hà Tĩnh, Quảng BìnhViệt Nam ngày nay.[6] Chiều sâu lịch đại của Nhóm ngôn ngữ Việt cũng đã phải ít nhất nằm trong khoảng 2.500-2.000 năm (theo Chamberlain 1998); 3.500 năm (theo Peiros 2004); hoặc tầm 3.000 năm (theo Mark 2020).[6][7] Dù vậy, khảo cổ học đã chứng minh rằng trước thời Đông Sơn, cư dân châu thổ sông Hồng chủ yếu là người Nam Á: dữ liệu di truyền từ khu mộ Mán Bạc thuộc văn hóa Phùng Nguyên (có niên đại 1.800 TCN) rất gần với người nói tiếng Nam Á hiện đại;[8][9] trái lại, "di truyền lai hợp" từ di chỉ Núi Nấp thuộc văn hóa Đông Sơn lại có mối liên hệ với "người Đài từ Trung Quốc, người nói tiếng Tai-Kadai từ Thái Lan, và người nói tiếng Nam Á từ Việt Nam, bao gồm cả người Việt";[10] do đó, "con đường di cư của Vietic nhiều khả năng là xuống phía nam từ đồng bằng sông Hồng, chứ không phải là lên bắc. Sự đa dạng ngôn ngữ ở phía nam sẽ cần những lời giải thích khác."[11]

Tiếng Việt

Tiếng Việt được nhận dạng là một ngôn ngữ Nam Á vào giữa thế kỷ XIX với nhiều bằng chứng rất thuyết phục. Ngày nay, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn âm tiết giống như tiếng Quảng Đông hay tiếng Thái và đã mất nhiều đặc điểm âm vị-hình vị của ngôn ngữ Nam Á nguyên thủy. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, tiếng Việt đã vay mượn rất nhiều từ vựng của tiếng Hán lẫn các loại tiếng Thái.[12] Chính vì sự tiếp xúc ngôn ngữ lâu dài này nên việc phân loại tiếng Việt gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, những đặc điểm này chỉ là bề ngoài, là kết quả của sự tiếp xúc ngôn ngữ. Hiện vẫn có những nhà nghiên cứu không đồng tình với ý kiến phân loại tiếng Việt vào cùng nhóm với tiếng Khmer; nhưng giới chuyên gia hiện nay hầu như coi cách phân loại Môn-Khmer là chính thống.

Chamberlain (1998) cho rằng khu vực đồng bằng sông Hồng ban đầu là địa bàn cư trú của người Tai; còn người nói tiếng Việt di cư lên từ vùng Bắc Trung Bộ vào giữa thế kỷ VII - thế kỷ IX Công nguyên, bởi lẽ vùng Bắc Trung Bộ là nơi có rất nhiều phương ngữ Việt bảo thủ về mặt ngữ âm. Vì vậy, nơi phát tích của người Việt (và Việt-Mường tổ tiên) là ở phía nam sông Hồng.[6]

Mặt khác, Ferlus (2009) cho thấy rằng các phát minh đặc trưng của văn hóa Đông Sơn như chày, chèochõ dùng để đồ xôi, tương ứng với các đổi mới từ vựng trong nhánh Bắc Vietic (Việt–Mường) và nhánh Trung Vietic (Cuối-Chăm). Các danh từ mới để chỉ các phát minh này phái sinh từ ​​gốc động từ chứ không phải là từ mượn. Sự phân bố hiện nay của Bắc Vietic cũng tương ứng với khu vực văn hóa Đông Sơn. Do đó, Ferlus kết luận rằng người Bắc Vietic (Việt-Mường) là hậu duệ trực tiếp của người Đông Sơn, tức là những người đã cư trú ở phía nam đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ từ thiên niên kỷ 1 TCN.[4]

Ngoài ra, John Phan (2013, 2016)[13][14] cho rằng một thứ tiếng gọi là "Hán ngữ trung cổ An Nam" (Annamese Middle Chinese) từng có mặt ở thung lũng sông Hồng và sau này bị hấp thụ vào tiếng Việt-Mường nguyên thủy.[15] Tiếng Hán trung cổ An Nam là một phần của dãy phương ngữ tiếng Hán trung cổ vùng tây nam Trung Quốc, sau này "đa dạng hóa" thành tiếng Hán Ngõa Hương, tiếng patois Cửu Đô Thổ Thoại 九都土話 của Hạ Châu, Tiếng Bình phương nam, và các phương ngữ tiếng Tương của Trung Quốc (ví dụ: Tương Hương 湘鄉, Lô Khê 瀘溪, Kỳ Đông 祁東, và Tuyền Châu 全州).[14] Phan (2013) liệt kê ba loại từ Hán-Việt chính, được vay mượn ở các thời đại khác nhau:

Phân bố

Chamberlain (1998) liệt kể các địa điểm sau đây tại Lào có người nói tiếng thuộc chi Việt:[6]

  • Nguồn: Ban Pak Phanang, mường Bualapha, tỉnh Khammouane; một số cư ngụ ở Việt Nam
  • Liha, Phong (Chăm), và Toum: mường Khamkeuth; có lẽ gốc gác của họ ở vùng biên giới bắc Nghệ An/Khamkeut
  • Ahoe: gốc gác ở Na Tane trực thuộc mường Nakai, và thôn Ban Na Va trực thuộc mường Khamkeut; trong chiến tranh bị di dời sang mường Hinboun, và cuối cùng tái định cư tại Nakai Tay (39 hộ) và Sop Hia (20 hộ) trên Cao nguyên Nakai.
  • Thavưng (phương ngữ Ahao và Ahlao): rất nhiều thôn làng quanh Lak Xao; có lẽ gốc gác ở vùng Na Heuang
  • Chứt: Ban Na Phao và Tha Sang, mường Boualapha; số khác có lẽ cư trú tại Pha Song, Vang Nyao, Takaa; gốc gác từ Hin Namno và Việt Nam
  • Atel: huyện Tha Meuang bên sông Nam Sot (hầu hết là đồng bào người Malang); gốc gác từ vùng Houay Kanil
  • Thémarou: Vang Chang bên sông Nam Theun; Ban Soek gần sông Nam Noy
  • Makang: Na Kadok, mường Khamkeut (hầu hết là đồng bào người Saek); gốc gác từ vùng Thượng Sot
  • Malang: Tha Meuang bên sông Nam Sot
  • "Salang": Ban Xe Neua, mường Boualapha
  • Atop: Na Thone, mường Khamkeut (hầu hết là đồng bào người Tai Theng); gốc gác từ vùng Thượng Sot
  • Mlengbrou: cạnh sông Nam One; sau này bị di dời sang mường Yommalath bên kia Núi Ak, và hiện thì sinh sống ở Ban Sang, mường Yommalath (hầu hết là đồng bào người Yooy)
  • Kri: Ban Maka

Ở Việt Nam, một số tộc người miền núi nói tiếng Vietic (bao gồm Arem, Rục, Maliêng và Mày) được tái định cư ở Cu Nhái (phía tây tỉnh Quảng Bình hoặc phía tây nam của huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh). Dân tộc Sách có cư trú trên đất Việt Nam.

Bảng sau đây liệt kê lối sống của các nhóm dân tộc Vietic. Không giống như các nhóm dân tộc Tai lân cận, nhiều nhóm Vietic không có thuật canh tác lúa nước:

Loại hình văn hóa của các nhóm sắc tộc nói tiếng Vietic[6]
Lối sốngNhóm Vietic
Du mục hái lượm theo bộ lạcAtel, Thémarou, Mlengbrou, (Cheut?)
Ban đầu là những nhà buôn, nhưng sau càng dựa vào lối canh tác đốt rừng làm rẫyArao, Maleng, Malang, Makang, Tơe, Ahoe, Phóng
Canh tác kiểu đốt rừng làm rẫy, cứ 2–3 năm lại luân phiên thay làngKri
Định canh ruộng nước lẫn đốt rừng làm rẫyAhao, Ahlao, Liha, Phong (Chăm), Toum

Ngôn ngữ

Việc phát hiện ra tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, thanh điệu của nó là sự phản tỉnh bình thường các đặc điểm phi thanh điệu trong các ngôn ngữ còn lại của ngữ hệ được coi là một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của ngôn ngữ học lịch sử. Nhóm ngôn ngữ Việt cho thấy một phạm vi loại hình từ loại hình tiếng Trung hoặc tiếng Thái, đến loại hình ngôn ngữ Môn-Khmer điển hình, bao gồm hệ thống thanh điệu và tạo âm phức tạp hay từ trộn; kiểu âm tiết CVC hoặc CCVC; đơn âm tiết, đa âm tiết và kiểu hình đơn lập hay kết hợp.

  • Tiếng Arem: Ngôn ngữ này thiếu âm tính hà hơi có mặt trong hầu hết các ngôn ngữ Việt, nhưng lại có phụ âm cuối thanh hầu hoá.
  • Tiếng Cuối: Hung ở Lào và Thổ ở Việt Nam.
  • Tiếng Aheu (Thavưng): Ngôn ngữ này phân biệt giữa âm thường và âm hà hơi kết hợp với phụ âm cuối thanh hầu hoá. Điều này rất giống với trường hợp của các ngôn ngữ Pear, tuy nhiên, sự thanh hầu hoá này nằm ở nguyên âm.
  • Tiếng Rục, Sách, Mày và Chứt: Một cụm phương ngữ; hệ thống thanh điệu bốn âm vực với tiếng Aheu phân biệt theo cao độ.
  • Tiếng Maleng (Bo, Pakatan): Thanh điệu giống với tiếng Rục, Sách.
  • Tiếng Tày Poọng, Tày Hung, Tày Tum, Khong-Kheng.
  • Việt - Mường: Tiếng ViệtTiếng Mường. Hai ngôn ngữ này chia sẻ 75% số từ vựng cơ bản và có cùng hệ thống âm vực 5 - 6 mức độ. Đây là những đặc điểm tiêu chuẩn của các ngôn ngữ Việt khác: Ba thanh thấp và ba thanh cao tương ứng với các phụ âm đầu vô thanh và hữu thanh trong ngôn ngữ tổ tiên; những cái này sau đó phân tách tùy thuộc vào phụ âm cuối nguyên gốc: cấp thanh điệu tương ứng với âm tiết mở hoặc phụ âm mũi cuối cùng; thanh tăng cao và giảm thấp tương ứng với các âm tắc cuối cùng, đã biến mất; thanh điệu đến âm xát cuối cùng, cũng đã biến mất; và các thanh thanh hầu hoá đến các phụ âm thanh hầu hoá cuối, mà đã phản thanh hầu hoá.

Phân loại

Sidwell (2021)

Paul Sidwell đề xuất sơ đồ phân loại dưới đây, với các nhánh phân kì nhất được liệt kê trước tiên.[16][17]

  • Thavưng–Malieng: Kri, Maleng, Malieng, Ahao/Ahlao, Thavung
  • Chứt: Arem, Sách, Rục, Mày
  • Phóng–Liha (Pong–Toum[18]): Phong, Toum, Liha
  • Cuói–Thổ: Cuối, Thổ
  • Việt–Mường: Việt, Mường, Nguồn

Nhóm Thavưng–Malieng vẫn giữ nhiều đặc điểm âm vị và từ vựng rất cổ xưa, còn nhóm Chứt dung hòa hai âm cuối *-r và *-l thành *-l cùng với các ngôn ngữ phía bắc.[16]

Chamberlain (2018)

Chamberlain (2018:9)[19] sử dụng thuật ngữ Kri-Mol để chỉ nhánh Vietic, và cho rằng có hai nhánh tách rời lớn, đó là Mol-ToumNrong-Theun. Chamberlain (2018:12) đưa ra cây phân loại sau đây.

Kri-Mol
  • Mol-Toum
  • Nrong-Theun
    • Kri-Phoong
      • Kri, Phoong
      • Mlengbrou
    • Ahlao-Atel
      • Ahoe-Ahlao
        • Ahoe
        • Ahlao, Ahao
      • Atel-Maleng
        • Thémarou
        • Atel, Atop, (Makang), Arao, Maleng, Malang, To-e (Pakata)

Sidwell (2015)

Dựa trên các nghiên cứu so sánh của Ferlus (1982, 1992, 1997, 2001) và các nghiên cứu tiếng Mường mới đây của Phan (2012),[20] Sidwell (2015)[21] chỉ ra rằng tiếng Mường là nhóm cận ngành và là phân nhóm của nhóm Việt. Sidwell (2015) đề xuất cây phân loại nội nhóm Vietic như sau.

Vietic

  • Việt-Mường: Việt, Mường Muốt, Mường Nà bái, Mường Chỏi, vv.
  • Pong-Toum: Đan Lai, Hung, Toum, Cuối, vv.
  • Chứt
    • Đông: Mã liềng, Maleng, Arem, Kri, Chứt (Mày, Rụt, Sách, Mụ Già), vv.
    • Tây: Thavưng, Pakata, etc.

Chamberlain (2003)

Cây phân loại sau dựa theo Chamberlain (2003:422), trích từ Sidwell (2009:145). Không giống các phân loại cũ, có một nhánh "Nam" thứ sáu bao gồm tiếng Kri, một ngôn ngữ mới được mô tả lúc bấy giờ.

So sánh một số từ cùng gốc

Tài liệu tiếng Rục, Thavưng và Thổ được lấy từ SEAlang Projects.[22]

Một số từ cùng gốc trong Nhóm ngôn ngữ Việt
Ngôn ngữ
nguyên thủy

(Proto-Vietic)
Tiếng ViệtTiếng Mường
[a]
Tiếng RụcTiếng ThavưngTiếng Thổ
(Cuối Chăm)
*b-ləːjtrờiblời/tlờipləːj²-bləːj¹
*ɓaːlʔmáibảlɓaːl³-maːj³
*k-ceːtchếtchítkəciːt⁷cəːt⁷ceːt⁷
*ɗam(số) nămđăm/đằmdam¹dam¹dam¹
*ʔiːtítítʔit⁷ʔiːt⁷ʔiːt⁷
*k-lɔːŋ(bên) trongtlongklɔːŋ¹kʰəlɔːŋ¹/lɔːŋ¹klɒːŋ¹
*kʰɔːjʔ/*k-hɔːjʔkhóikhỏikəhɔːj³kəhɔːj³kʰɒːj³
*kuːs/guːscủicúikuːrʰ¹kuːjʰ¹kuːl⁶
*m-laɲnhanh/
lanh
nhanh/
lanh
laɲ¹-læŋ¹
*muːsmũimũimuːlʰ¹muːjʰ¹muːl⁶
*-naŋʔnặngnẵngnaŋ⁶nâ̰ŋnaŋ³
*p-leːʔtrái [quả]plải/tlảipəliː³pʰaləː³pleː³
*poːŋbông [hoa]pông-poːŋ¹pɔːŋ¹
*pʰaːpha (trộn)phapʰaː¹-pʰaː¹
*tʰəhthởthớ/sớ-tʰəː⁵
*tɔhđỏtɔh¹tɔh¹-
*tiːđiđi/titiː²tiː²tiː²
  • Thanh điệu trong tiếng Việt bắt nguồn từ các âm vị ở cuối từ trong ngôn ngữ tổ tiên chung của Nhóm ngôn ngữ Việt. Thanh sắcnặng của tiếng Việt xuất hiện ở những từ có âm tắc /*-p *-t *-c *-k *-ʔ/ cuối từ, thanh hỏingã bắt nguồn từ âm /*-h/ và /*-s/, còn thanh nganghuyền từ các trường hợp còn lại.
  • Các cụm phụ âm đầu *k-l, *b-l và *p-l được lưu giữ ở nhiều ngôn ngữ. *k-l trở thành /ʈʂ~ʈ/ (viết là ‹tr›) trong tiếng Việt. *b-l và *p-l cũng trở thành ‹tr› trong mọi phương ngữ Trung và Nam Bộ, nhưng lại thường trở thành /z/ (viết là ‹gi›) trong các phương ngữ Bắc Bộ (so sánh giời và trời, gio và tro, giầu và trầu, giai và trai). *k-l, *b-l và *p-l phát triển thành /tl/ trong tiếng Mường (nhưng có phương ngữ mà cả ba đều giữ nguyên, hay *b-l và *p-l hợp nhất).
  • Hai âm bật hơi *pʰ và *kʰ được xát hóa thành lần lượt /f/ ‹ph› và /x/ ‹kh› ở những phương ngữ Bắc Bộ, nhưng được lưu giữ phần nào trong các phương ngữ Trung Bộ, một số phương ngữ Nam Bộ và trong các ngôn ngữ khác.

Tên 12 con giáp

Michel Ferlus (1992, 2013)[23][24] phát hiện rằng tên của 12 con giáp trong lịch Khmer (cũng chính là nguồn gốc của 12 con giáp trong lịch Thái) được vay mượn từ một dạng Việt-Mường bảo thủ về mặt ngữ âm. Ferlus cho rằng 12 con giáp Khmer có nguồn gốc từ một ngôn ngữ Việt-Mường nào đó (tức nhánh Bắc Vietic), chứ không phải từ một ngôn ngữ Nam Vietic, vì nguyên âm của từ "rắn" m.saɲ trong tiêng Khmer cổ tương ứng với âm /a/ của Việt-Mường chứ không phải âm /i/ của Nam Vietic.

Con giápTiếng Thái LanTiếng Khmer IPATiếng Khmer hiện đạiTiếng Khmer kỳ AngkorTiếng Khmer cổViệt-Mường nguyên thủyTiếng ViệtTiếng MườngTiếng CuốiTiếng Kri
Chuat (ชวด)cuːtjūt (ជូត)ɟuotɟuot*ɟuotchuộtchuột[b] /cuot⁸/--
SửuChalu (ฉลู)cʰlouchlūv (ឆ្លូវ)caluuc.luː*c.luːtrâutlu /tluː¹/[c]kluː¹săluː²
DầnKhan (ขาล)kʰaːlkhāl (ខាល)kʰaalkʰa:l*k.haːlˀkhái[d]khảl /kʰaːl³/kʰaːl³-
MãoThɔ (เถาะ)tʰɑhthoḥ (ថោះ)tʰɔhtʰɔh*tʰɔhthỏthó /tʰɔː⁵/tʰɔː³-
ThìnMarong (มะโรง)roːŋroṅ (រោង)marooŋm.roːŋ*m.roːŋrồngrồng /roːŋ²/-roːŋ¹
TỵMaseng (มะเส็ง)mə̆saɲmsāñ' (ម្សាញ់)masaɲm.saɲ*m.səɲˀrắnthẳnh /tʰaɲ³/[e]siŋ³-
NgọMamia (มะเมีย)mə̆miːmamī (មមី)mamiam.ŋɨa*m.ŋǝːˀngựangữa /ŋɨa⁴/-măŋəː⁴
MùiMamɛɛ (มะแม)mə̆mɛːmamæ (មមែ)mamɛɛm.ɓɛː*m.ɓɛːˀ-[f]bẻ /ɓɛ:³/--
ThânWɔɔk (วอก)vɔːkvak (វក)vɔɔkvɔːk*vɔːkvoọc[g]voọc /vɔːk⁸/vɔːk⁸-
DậuRakaa (ระกา)rə̆kaːrakā (រកា)rakaar.kaː*r.kaːca /kaː¹/kaː¹kaː¹
TuấtJɔɔ (จอ)cɑːca (ច)cɔɔcɔː*ʔ.cɔːˀchóchỏ /cɔː³/cɔː³cɔː³
HợiKun (กุน)kao/kolkur (កុរ)kurkur*kuːrˀcúi[h]củi /kuːj³/kuːl⁴kuːl⁴

Chú thích

Tham khảo

Đọc thêm

  • Alves, Mark J. (2020). “Historical Ethnolinguistic Notes on Proto-Austroasiatic and Proto-Vietic Vocabulary in Vietnamese”. Journal of the Southeast Asian Linguistics Society. 13 (2): xiii–xlv. hdl:10524/52472.
  • Alves, Mark. 2020. Data for Vietic Native Etyma and Early Loanwords.
  • Alves, Mark J. 2016. Identifying Early Sino-Vietnamese Vocabulary via Linguistic, Historical, Archaeological, and Ethnological Data, trong Bulletin of Chinese Linguistics 9 (2016):264-295.
  • Alves, Mark J. 2017. Etymological research on Vietnamese with databases and other resources. Ngôn Ngữ Học Việt Nam, 30 Năm Đổi Mới và Phát Triển (Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học Quốc Tế), 183-211. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
  • Alves, Mark J. (2003). Ruc and Other Minor Vietic Languages: Linguistic Strands Between Vietnamese and the Rest of the Mon-Khmer Language Family. Trong Papers from the Seventh Annual Meeting of the Southeast Asian Linguistics Society, biên tập bởi Karen L. Adams và cộng sự Tempe, Arizona, 3-19. Đại học Bang Arizona, Program for Southeast Asian Studies [Chương trình Nghiên cứu Đông Nam Á].
  • Barker, M. E. (1977). Articles on Proto-Viet–Muong. Vietnam publications microfiche series, no. VP70-62. Huntington Beach, Calif: Học viện Ngôn ngữ học mùa hè.
  • Chamberlain, J.R. 2003. Eco-Spatial History: a nomad myth from the Annamites and its relevance for biodiversity conservation. Trong X. Jianchu và S. Mikesell, biên tập. Landscapes of Diversity: Proceedings of the III MMSEA Conference, 25–28 tháng Tám, 2002. Lijiand, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: Center for Biodiversity and Indigenous Knowledge [Trung tâm Đa dạng sinh học và Kiến thức bản địa]. tr. 421–436.
  • Miyake, Marc. 2014. Black and white evidence for Vietnamese phonological history.
  • Miyake, Marc. 2014. Soni linguae capitis. (Phần 1, 2-4.)
  • Miyake, Marc. 2014. What the *-hɛːk is going on?
  • Miyake, Marc. 2013. A 'wind'-ing tour.
  • Miyake, Marc. 2010. Muong rhotics.
  • Miyake, Marc. 2010. A meaty mystery: did Vietnamese have voiced aspirates?
  • Nguyễn, Tài Cẩn. (1995). Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo). Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.
  • Pain, Frederick (2020). “"Giao Chỉ" (Jiaozhi 交趾) as a Diffusion Center of Middle Chinese Diachronic Changes: Syllabic Weight Contrast and Phonologisation of Its Phonetic Correlates”. Tsing Hua Journal of Chinese Studies. 50 (3): 356–437. doi:10.6503/THJCS.202009_50(3).0001.
  • Peiros, Ilia J. 2004. Geneticeskaja klassifikacija aystroaziatskix jazykov. Moskva: Rossijskij gosudarstvennyj gumanitarnyj universitet (doktorskaja dissertacija).
  • Trần Trí Dõi (2011). Một vài vấn đề nghiên cứu so sánh - lịch sử nhóm ngôn ngữ Việt - Mường. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. ISBN 978-604-62-0471-8
  • Sidwell, Paul (2009). Classifying the Austroasiatic languages: history and state of the art. LINCOM studies in Asian linguistics, 76. Munich: Lincom Europa.

Liên kết ngoài