Nghi Sơn

thị xã thuộc tỉnh Thanh Hóa

Nghi Sơn là một thị xã ven biển nằm ở phía đông nam tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Nghi Sơn
Thị xã
Thị xã Nghi Sơn
Bình minh trên bãi biển Hải Hòa

Tên cũTĩnh Gia
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhThanh Hóa
Trụ sở UBND01 đường Lê Thế Sơn, phường Hải Hòa
Phân chia hành chính16 phường, 15 xã
Thành lập1 tháng 6 năm 2020[1]
Loại đô thịLoại IV
Năm công nhận2019[2]
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDNguyễn Thế Anh
Chủ tịch HĐNDTrịnh Xuân Phú
Bí thư Thị ủyTrịnh Xuân Phú
Địa lý
Tọa độ: 19°27′13″B 105°43′38″Đ / 19,45361°B 105,72722°Đ / 19.45361; 105.72722
MapBản đồ thị xã Nghi Sơn
Nghi Sơn trên bản đồ Việt Nam
Nghi Sơn
Nghi Sơn
Vị trí thị xã Nghi Sơn trên bản đồ Việt Nam
Diện tích455,61 km²[3]
Dân số (2022)
Tổng cộng302.210 người[3]
Thành thị179.837 người (59,51%)
Nông thôn122.373 người (40,49%)
Mật độ663 người/km²
Dân tộcKinh,...
Khác
Mã hành chính407[4]
Mã bưu chính427xx
Biển số xe36-BK
Websitetxnghison.thanhhoa.gov.vn

Địa lý

Thị xã Nghi Sơn nằm ở phía nam của tỉnh Thanh Hóa, nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 46 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 196 km, có vị trí địa lý:

Thị xã Nghi Sơn có diện tích 455,61 km², dân số năm 2022 là 302.210 người, mật độ dân số đạt 663 người/km².[3]

Địa hình của thị xã thuộc loại bán sơn địa, bao gồm những hang động, đồng bằng và đường bờ biển dài. Thị xã cũng có một số hòn đảo nhỏ, 3 cửa lạch, 2 cảng biển lớn. 12% dân số là Kitô hữu.

Đây là địa phương có tuyến đường cao tốc Quốc lộ 45 – Nghi Sơn và tuyến đường cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu đi qua.

Khí hậu

Lịch sử

Thị xã Nghi Sơn trước đây vốn là huyện Tĩnh Gia thuộc tỉnh Thanh Hóa.

Vào thời Hùng Vương, Tĩnh Gia thuộc bộ Cửu Chân, một trong 5 bộ của nước Văn Lang. Thời kỳ văn hóa Đông Sơn (cách ngày nay hơn 2000 năm), các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở núi Chè (xã Mai Lâm) các công cụ bằng đồng của người Việt cổ. Thời An Dương Vương, thuộc đất Âu Lạc của Thục Phán An Dương Vương.

Thời thuộc Hán, Tĩnh Gia thuộc huyện Cư Phong của quận Cửu Chân. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469), vua Lê Thánh Tông đặt tên là huyện Ngọc Sơn do phủ Tinh Ninh kiêm lý.

Đến Thời Nguyễn, đầu thế kỷ XIX (khoảng giữa đời Gia Long), huyện Ngọc Sơn bao gồm 4 tổng là: Văn Trinh, Văn Trường, Liên Trì và Duyên La gồm 220 xã, thôn, trang, phường, tộc, giáp. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), huyện Ngọc Sơn bao gồm 4 tổng nói trên và thêm 2 tổng mới do tách từ Văn Trường và Văn Trinh thành 6 tổng gồm 245 xã, thôn, phường, giáp. Năm 1838, vua Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính, một số huyện ở Thanh Hóa có sự tách nhập, thay đổi tên gọi. Các huyện Ngọc Sơn, Nông Cống, Quảng Xương gộp thành phủ Tĩnh Gia. Đến trước Cách mạng tháng Tám, tổng Văn Trinh được nhập về Quảng Xương, phủ Tĩnh Gia còn 5 tổng là Văn Trường, Yên Thái, Sen Trì, Văn Trai và Tuần La bao gồm 206 làng, thôn.

Sau Cách mạng tháng Tám, bãi bỏ cấp phủ, phần đất cũ của huyện Ngọc Sơn trở thành huyện Tĩnh Gia, gồm 35 xã: Anh Sơn, Bình Minh, Các Sơn, Định Hải, Hải An, Hải Bình, Hải Châu, Hải Hòa, Hải Lĩnh, Hải Nhân, Hải Ninh, Hải Thanh, Hải Thượng, Hải Yến, Hùng Sơn, Mai Lâm, Ngọc Lĩnh, Nguyên Bình, Ninh Hải, Tân Dân, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Tĩnh Hải, Triều Dương, Trúc Lâm, Trường Giang, Trường Lâm, Trường Minh, Trường Sơn, Trường Trung, Tùng Lâm, Tượng Lĩnh, Tượng Sơn, Tượng Văn, Xuân Lâm.

Ngày 16 tháng 12 năm 1964, chuyển 7 xã: Trường Minh, Trường Trung, Trường Giang, Trường Sơn, Tượng Văn, Tượng Lĩnh, Tượng Sơn về huyện Nông Cống quản lý (do tách 20 xã của huyện Nông Cống để hợp với 13 xã của huyện Thọ Xuân thành lập huyện Triệu Sơn).[6]

Ngày 15 tháng 3 năm 1965, thành lập xã Tân Trường.

Ngày 15 tháng 3 năm 1973, thành lập xã Phú Lâm.

Ngày 29 tháng 8 năm 1980, chuyển xã Phú Sơn thuộc huyện Như Xuân (tách ra từ xã Thanh Kỳ) về huyện Tĩnh Gia quản lý.[7]

Ngày 14 tháng 12 năm 1984, chia xã Hải Thượng thành 3 xã Hải Thượng, Hải Hà, Nghi Sơn và thành lập thị trấn Tĩnh Gia - thị trấn huyện lỵ của huyện Tĩnh Gia từ một phần các xã Bình Minh, Hải Hòa, Hải Nhân và Nguyên Bình.[8]

Ngày 7 tháng 12 năm 2016, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 1300/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Tĩnh Gia mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại III.[9][10]

Ngày 23 tháng 9 năm 2019, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 788/QĐ-BXD về việc công nhận huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV.[2]

Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019)[11]. Theo đó:

  • Sáp nhập xã Hùng Sơn vào xã Các Sơn
  • Sáp nhập xã Triêu Dương vào xã Hải Ninh
  • Sáp nhập xã Hải Hòa vào thị trấn Tĩnh Gia.

Sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính, huyện Tĩnh Gia có thị trấn Tĩnh Gia (huyện lỵ) và 30 xã: Anh Sơn, Bình Minh, Các Sơn, Định Hải, Hải An, Hải Bình, Hải Châu, Hải Hà, Hải Hòa, Hải Lĩnh, Hải Nhân, Hải Ninh, Hải Thanh, Hải Thượng, Hải Yến, Mai Lâm, Nghi Sơn, Ngọc Lĩnh, Nguyên Bình, Ninh Hải, Phú Lâm, Phú Sơn, Tân Dân, Tân Trường, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Trúc Lâm, Trường Lâm, Tùng Lâm, Xuân Lâm.

Ngày 22 tháng 4 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 933/NQ-UBTVQH14 về việc thành lập thị xã Nghi Sơn và các phường thuộc thị xã Nghi Sơn (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm 2020).[1] Theo đó:

  • Thành lập thị xã Nghi Sơn trên cơ sở toàn bộ 455,61 km² diện tích tự nhiên và 307.304 người của huyện Tĩnh Gia.
  • Thành lập phường Hải Hòa trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn Tĩnh Gia
  • Thành lập 15 phường: Bình Minh, Hải An, Hải Bình, Hải Châu, Hải Lĩnh, Hải Thanh, Hải Thượng, Mai Lâm, Nguyên Bình, Ninh Hải, Tân Dân, Tĩnh Hải, Trúc Lâm, Xuân Lâm trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của 15 xã có tên tương ứng.

Sau khi thành lập, thị xã Nghi Sơn có 16 phường và 15 xã như hiện nay.

Hành chính

Thị xã Nghi Sơn có 31 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 16 phường: Bình Minh, Hải An, Hải Bình, Hải Châu, Hải Hòa, Hải Lĩnh, Hải Ninh, Hải Thanh, Hải Thượng, Mai Lâm, Nguyên Bình, Ninh Hải, Tân Dân, Tĩnh Hải, Trúc Lâm, Xuân Lâm và 15 xã: Anh Sơn, Các Sơn, Định Hải, Hải Hà, Hải Nhân, Hải Yến, Nghi Sơn, Ngọc Lĩnh, Phú Lâm, Phú Sơn, Tân Trường, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Trường Lâm, Tùng Lâm.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc thị xã Nghi Sơn
TênDiện tích (km²)Dân số (người)
Phường (16)
Bình Minh6,408.175
Hải An6,267.064
Hải Bình9,5414.986
Hải Châu9,0812.036
Hải Hòa7,6216.879
Hải Lĩnh8,437.449
Hải Ninh10,1618.825
Hải Thanh2,6720.997
Hải Thượng24,2111.626
Mai Lâm17,8010.020
Nguyên Bình33,2611.839
Ninh Hải6,326.629
Tân Dân9,647.222
Tĩnh Hải6,737.989
Trúc Lâm15,527.774
Xuân Lâm9,6010.327
TênDiện tích (km²)Dân số (người)
Xã (15)
Anh Sơn10,825.992
Các Sơn36,0615.012
Định Hải26,433.801
Hải Hà12,2210.773
Hải Nhân15,4911.676
Hải Yến6,795.321
Nghi Sơn3,289.660
Ngọc Lĩnh8,697.479
Phú Lâm19,194.468
Phú Sơn34,465.852
Tân Trường37,299.763
Thanh Sơn9,388.707
Thanh Thủy9,547.462
Trường Lâm30,8711.255
Tùng Lâm11,885.152
Nguồn: Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Thanh Hóa[3]

Kinh tế

Kinh tế của thị xã Nghi Sơn bao gồm đa dạng các ngành như: sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; các ngành dịch vụ, du lịch và công nghiệp. Nổi bật là Khu kinh tế Nghi Sơn và khu du lịch Bãi biển Hải Hòa.

Bãi biển Hải Hòa ở phường Hải Hòa

Trong 6 tháng đầu năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã đạt 50,58% (Tính cả nguồn đầu tư vào Khu Kinh tế Nghi Sơn). Trong đó, tăng trưởng nội địa đạt 7,36%. Các ngành công nghiệp, xây dựng giữ thị trường tiêu thụ và sản xuất ổn định, giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng ước đạt 22.494 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu hàng hóa tính cả trong Khu Kinh tế Nghi Sơn là 705 triệu USD. Tổng thu ngân sách nhà nước thực hiện được 709,1 tỷ đồng, đạt 76,5% dự toán tỉnh giao; 70,7% dự toán HĐND thị xã giao và tăng 9,8% so với cùng kỳ; thu ngân sách trên địa bàn đạt 182,1 tỷ đồng; sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp có nhiều chuyển biến. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản đạt 17.108 tấn, trong đó nổi bật sản lượng khai thác đạt 15.128,8 tấn.

Người nổi tiếng

Tham khảo

Chú thích

Xem thêm