Nguyễn Hà Phan

chính khách người Việt Nam (1933–2019)

Nguyễn Hà Phan (2 tháng 2 năm 1933–1 tháng 8 năm 2019), tên khai sinh là Phạm Văn Khoa, là một cựu chính khách Việt Nam. Trước khi bị xử lý kỉ luật khai trừ khỏi Đảng và cách mọi chức vụ trong hệ thống hành chính nhà nước, chức vụ cao nhất của ông là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Kinh tế Trung ươngPhó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam.

Nguyễn Hà Phan
Chức vụ
Ủy viên Bộ Chính trị
Thường trực Ban Bí thư
(Đã bị cách chức)
Nhiệm kỳtháng 12 năm 1993 – tháng 4 năm 1996
Tổng Bí thưĐỗ Mười
Tiền nhiệmĐào Duy Tùng
Kế nhiệmLê Khả Phiêu
Phó Chủ tịch Quốc hội
(Đã bị bãi nhiệm)
Nhiệm kỳtháng 9 năm 1992 – tháng 6 năm 1996
Chủ tịchNông Đức Mạnh
Trưởng ban Kinh tế Trung ương
(Đã bị cách chức)
Nhiệm kỳtháng 7 năm 1992 – 17 tháng 4 năm 1996
Tiền nhiệmVũ Oanh
Kế nhiệmNguyễn Tấn Dũng
Bí thư Trung ương Đảng khóa VII
(Đã bị cách chức)
Nhiệm kỳ6/1991 – 4/1996
Tổng Bí thưĐỗ Mười
Ủy viên Trung ương Đảng khóa VI, VII
(Đã bị cách chức)
Nhiệm kỳ4/1990 – 4/1996
Tổng Bí thưĐỗ Mười
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang
Nhiệm kỳ1989 – 1991
Nhiệm kỳ1987 – 1989
Chủ tịchVõ Văn Kiệt
Đậu Ngọc Xuân
Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng khóa VI
(Đã bị cách chức)
Nhiệm kỳ12/1986 – 4/1990
Tổng Bí thưNguyễn Văn Linh
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang
Nhiệm kỳ1983 – 1987
Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang
Nhiệm kỳ1978 – 
Đại biểu Quốc hội Khóa VI, VII, VIII, IX
(Đã bị bãi nhiệm)
Nhiệm kỳ1976 – 1996
Vị trí Việt Nam
Chủ tịch UBND Tp Cần Thơ
Nhiệm kỳ2/1976 – 1978
Vị trítỉnh Hậu Giang
Chủ tịch Ủy ban Quân quản Tp Cần Thơ
Nhiệm kỳ5/1975 – 2/1976
Thông tin chung
Sinh(1933-02-02)2 tháng 2, 1933
Giồng Trôm, Bến Tre
Mất1 tháng 8, 2019(2019-08-01) (86 tuổi)
Ninh Kiều, Cần Thơ
Nơi ởNinh Kiều, Cần Thơ
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam (Bị khai trừ)
VợTrần Thị Tây

Tiểu sử

Ông tên thật là Phạm Văn Khoa , quê quán tại xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Bí danh hoạt động Cách mạng là Sáu Phan.

Bê bối và kỷ luật

Trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, ông Nguyễn Hà Phan đang làm Trưởng ban Tổ chức Đại hội. Công việc này thường được giao cho ứng cử viên của một trong những vị trí chủ chốt, được Cố vấn Nguyễn Văn Linh ủng hộ lên làm thủ tướng thay thế Võ Văn Kiệt.

Theo cuốn Bên Thắng Cuộc của nhà báo Huy Đức thì trong thư của ông Đặng Văn Thượng, Đặc phái viên Chính phủ (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh), gửi Thủ tướng Võ Văn Kiệt ngày 23 tháng 8 năm 1995 có đoạn ông Cố vấn Nguyễn Văn Linh trực tiếp phổ biến với các cán bộ chủ chốt ở miền Tây: "Kỳ này, anh Sáu Phan, Ủy viên Bộ Chính trị, sẽ được cử lên thay anh Sáu Dân, vì anh Sáu Phan có lịch sử chính trị suôn sẻ, tận tụy vô tư, sẽ giúp cho nhân dân đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh hơn".

Không lâu sau có hàng loạt đơn thư, tố cáo Nguyễn Hà Phan đã từng khai báo nghiêm trọng và khi ra tù đã nhận lời làm nội gián cho địch".[3] Ông Nguyễn Đình Hương, Phó ban Tổ chức Trung ương, Trưởng ban Bảo vệ chính trị Nội bộ Đảng được giao nhiệm vụ thẩm tra, kết quả là không có cơ sở kết luận Nguyễn Hà Phan được địch cài lại làm nội gián; tuy nhiên những gì ông Phan khai báo là rất nghiêm trọng, những người được ông xây dựng cơ sở trong lòng địch đều bị ông khai ra và sau đó bị địch giết sạch.[3] Ngày 17 tháng 4 năm 1996, chỉ trong vòng một buổi sáng, Ban Chấp hành Trung ương khóa VII họp biểu quyết khai trừ Nguyễn Hà Phan ra khỏi Đảng, sau đó ông bị cách chức hết tất cả các chức vụ trong Đảng.

Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX (tháng 10 năm 1996) đã quyết nghị bãi nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Quốc hội và Đại biểu Quốc hội của ông.[4]

Cuối đời

Sau khi bị kỉ luật và cách mọi chức vụ trong hệ thống chính quyền ông Nguyễn Hà Phan chuyển về định cư tại Thành phố Cần Thơ và không tham gia bất cứ hoạt động cộng đồng nào tại địa phương.

Rạng sáng ngày 1 tháng 8 năm 2019 ông Nguyễn Hà Phan qua đời tại số 14 Nguyễn Trãi, phường An Hội, quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ. Ông được an táng tại quê nhà, theo ý nguyện của ông và gia đình. Báo chí và truyền thông chính thống của Việt Nam không đề cập đến sự ra đi của ông. Trường hợp này khác với trường hợp một nguyên Ủy viên Bộ Chính trị đã từng nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống chính quyền trước khi bị kỉ luật khác là ông Trần Xuân Bách, khi mà năm 2006 ông Bách qua đời và vẫn được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, nơi an táng các lãnh đạo cấp cao, nhân sĩ, trí thức có công với Đảng và Nhà nước.Cũng có giả thuyết cho rằng việc không tổ chức tang lễ long trọng và phát tán đưa tin là do ý nguyện cá nhân của ông Phan khi còn sống.

Câu nói

  • Trong lần trả lời phỏng vấn báo chí hiếm hoi về một vấn đề thời sự ông Phan nói (tại thời điểm năm 2018):[5]

Xem thêm

Chú thích

Tham khảo