Nguyễn Văn Hinh

Nguyễn Văn Hinh (1915 – 2004) nguyên là tướng lĩnh đầu tiên của Quốc gia Việt Nam, là sĩ quan người Việt đầu tiên được phong cấp tướng ở thời kỳ Liên hiệp Pháp, cấp bậc Trung tướng. Ông cũng là Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội Quốc gia Việt Nam.[1] Ông xuất thân từ trường Võ bị Không quân Pháp. Ra trường ông phục vụ trong Quân đội Viễn chinhQuân đội Thuộc địa của Pháp. Năm 1948, ông chính thức chuyển sang phục vụ Quân đội Quốc gia thành phần trong Quân đội Liên hiệp Pháp. Ông là một trường hợp đặc biệt trong lịch sử quân sự Việt Nam thế kỷ 20. Ông là sĩ quan cấp tướng của hai quân đội khác nhau. Tuy nhiên, khác với "Lưỡng quốc tướng quân" Nguyễn Sơn, tướng Hinh không cùng làm tướng của hai quân đội trong cùng một thời điểm.

Nguyễn Văn Hinh
Trung tướng Nguyễn Văn Hinh
Chức vụ

Giám đốc Không cụ Trung ương
Quân chủng Không quân Pháp
Nhiệm kỳ1968 – 1975
Cấp bậc-Thiếu tướng
Vị tríCộng hòa Pháp

Tham mưu phó
Bộ Tư lệnh Không quân Pháp
Nhiệm kỳ1962 – 1968
Cấp bậc-Chuẩn tướng (3/1962)
-Thiếu tướng (1965)
Vị tríCộng hòa Pháp

Tổng Tham mưu trưởng
Nhiệm kỳ3/1952 – 11/1954
Cấp bậc-Thiếu tướng (3/1952)
-Trung tướng (1953)
Tiền nhiệmĐầu tiên
Kế nhiệm-Thiếu tướng Nguyễn Văn Vỹ (Quyền Tổng Tham mưu trưởng)
-Thiếu tướng Lê Văn Tỵ
Vị tríQuân đội Quốc gia VN
Chánh Võ phòng
Quốc trưởng Bảo Đại tại Đà Lạt
Nhiệm kỳ3/1951 – 3/1952
Cấp bậc-Trung tá (1/1951)
-Đại tá (1/1952)
Vị tríCao nguyên Trung phần
Tổng Thư ký thường trực Quốc phòng
Nhiệm kỳ6/1950 – 3/1951
Cấp bậc-Thiếu tá
-Trung tá (1/1951)
Vị tríQuốc gia Việt Nam
Chỉ huy trưởng Phi đoàn Vận tải GT/62
Nhiệm kỳ6/1949 – 6/1950
Cấp bậc-Đại úy (6/1949)
-Thiếu tá (6/1950)
Vị tríQuân đội Liên hiệp Pháp
Sĩ quan Tùy viên
Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân
Nhiệm kỳ8/1948 – 6/1949
Cấp bậc-Trung úy (8/1948)
Vị tríQuốc gia Việt Nam
Thông tin chung
Quốc tịch Quốc gia Việt Nam
Pháp
Sinh20 tháng 9 năm 1915
Mỹ Tho, Liên bang Đông Dương
Mất26 tháng 6 năm 2004(2004-06-26) (88 tuổi)
Suresnes, Paris, Pháp
Nguyên nhân mấtTuổi già
Nơi ởParis, Pháp
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcViệt Nam
VợNguyễn Cẩm Vân (vợ sau)
ChaNguyễn Văn Tâm (1895-1993)
Họ hàng-Jean Letourneau (cha vợ đầu)
-Nguyễn Kỳ Nam (cha vợ sau)
-Em trai: Nguyễn Văn Luân, Nguyễn Văn Hải (mất năm 1946)
-Em gái: Lisette Nguyễn Văn Tâm
Học vấnTú tài toàn phần
Trường lớpTrường Võ bị Không quân Salon de Provence, Pháp
Quê quánMỹ Tho, Nam Kỳ
Binh nghiệp
Thuộc Quân đội Pháp
Quân đội Quốc gia
Phục vụ Cộng hòa Pháp
Quốc gia Việt Nam
Năm tại ngũ Quân đội Pháp
(1936-1948), (1954-1970)
Quân đội Quốc gia
(1948-1954)
Cấp bậc Trung tướng
Đơn vị Không quân Pháp
Bộ Tổng Tham mưu
Chỉ huy Quân đội Pháp
Quân đội Quốc gia
Tham chiếnChiến tranh Đông Dương

Tiểu sử và binh nghiệp

Ông sinh ngày 20 tháng 9 năm 1915 trong một gia đình khá giả mang Quốc tịch Pháp tại Mỹ Tho, miền Tây Nam Kỳ trong thời kỳ thuộc Pháp. Nguyên gốc dòng tộc của ông là họ Trương, về sau đến đời cụ Nội của ông cải tộc thành họ Nguyễn. Do có Quốc tịch Pháp, từ nhỏ ông được đi du học và theo học chương trình giáo dục của Pháp từ cấp Tiểu học cho đến tốt nghiệp chương trình Trung học phổ thông với văn bằng Tú tài toàn phần (Part II).

Quân đội Pháp

Năm 1936 ông nhập ngũ vào Không quân Pháp, theo học khóa 2 tại trường Võ bị Không quân Salon de Provence, Pháp.[2] Năm 1937 ông tốt nghiệp với cấp bậc Chuẩn úy. Ra trường, ông là phi công lái oanh tạc cơ B.26.

Năm 1944 ông tham gia Lực lượng Pháp quốc tự do chống phát xít, được thăng cấp Thiếu úy, Chỉ huy trưởng Liên Phi đoàn oanh tạc và chiến đấu tại Blida, Algerie, Bắc Phi. Sau Thế chiến, ông theo đoàn quân Viễn chinh đi khắp các xứ Thuộc địa của Pháp trước khi trở về quê hương.

Quân đội Quốc gia

Trung tá Nguyễn Văn Hinh trong cuộc duyệt binh năm 1951
Chánh Võ phòng Nguyễn Văn Hinh bắt tay với binh sĩ trong cuộc duyệt binh năm 1951

Ngày 31 tháng 8 năm 1948, hồi hương phục vụ trong Quân đội Liên hiệp Pháp, ông được thăng cấp Trung úy và được cử làm Sĩ quan Tùy viên cho Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân. Giữa năm 1949, ông được thăng cấp Đại úy chính thức gia nhập Quân đội Quốc gia và được cử làm Chỉ huy trưởng Phi đoàn Vận tải GT/62.[3]

Giữa năm 1950, ông được thăng cấp Thiếu tá, chuyển công tác giữ chức vụ Tổng thư ký thường trực Quốc phòng. Đầu năm 1951 ông được thăng cấp Trung tá. Tháng 3 cùng năm ông được cử giữ chức Chánh Võ phòng của Quốc trưởng Bảo Đại tại Đà Lạt. Trung tuần tháng 12 cuối năm, trong chức vụ Chánh Võ phòng, ông được cử làm Tổng Chỉ huy cuộc duyệt binh tại Hà Nội.

Đầu năm 1952 ông được Quốc trưởng Bảo Đại thăng cấp Đại tá. Tháng 3 cùng năm ông được thăng cấp Thiếu tướng và được Quốc trưởng Bảo Đại chỉ định giữ chức vụ Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội Quốc gia Việt Nam. Năm 1953 ông được thăng cấp Trung tướng tại nhiệm.

Chống Thủ tướng Ngô Đình Diệm

Sau thất bại ở Điện Biên Phủ (1954), Chính quyền và Quân đội Liên hiệp Pháp phải tập kết về miền Nam. Các Lực lượng Quân sự Pháp phải rút về nước và bàn giao lại Chính quyền cho Chính phủ Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Với sự ủng hộ của người Mỹ, Thủ tướng Diệm đã lần lượt thay thế các sĩ quan trung thành với mình vào các vị trí chỉ huy, tìm cách tước dần ảnh hưởng của tướng Nguyễn Văn Hinh, được cho là chịu ảnh hưởng quá nhiều của người Pháp. Đầu tháng 9 năm 1954 Thủ tướng Diệm ra quyết định cử ông sang Pháp công cán trong 6 tháng để nghiên cứu việc cải tổ và canh tân quân đội, một động thái được cho là đẩy ông ra khỏi vị trí Tổng Tham mưu trưởng. Dựa vào quân đội, cùng với sự hỗ trợ của các lực lượng quân sự của các giáo phái, tướng Hinh đã dự tính làm đảo chính vào ngày 20 tháng 9 để nắm lại chính quyền. Tuy nhiên, do sự can thiệp của người Mỹ cùng sự thờ ơ của người Pháp, tướng Hinh buộc phải từ bỏ ý định. Ngày 29 tháng 11 năm 1954, ông nhận được lệnh của Quốc trưởng Bảo Đại, giao chức vụ Tổng Tham mưu trưởng cho Thiếu tướng Nguyễn Văn Vỹ và sang Pháp để "trình diện Quốc trưởng". Ngay lúc đó, Thủ tướng Diệm đã bổ nhiệm Thiếu tướng Lê Văn Tỵ vào chức vụ Tổng Tham mưu trưởng và lần lượt tiêu diệt các phe phái đối lập, giành được Chính quyền. Một năm sau đó, Thủ tướng Diệm tuyên bố phế truất Quốc trưởng Bảo Đại và lên làm Tổng thống của Quốc gia Việt Nam Cộng hòa mới được thành lập.

Được phong tướng ở Pháp

Cuối năm 1954 ông trở về Pháp, định cư tại Paris. Sau đó ông được tái ngũ trong Quân đội Pháp với cấp bậc Trung tá Không quân.[4] Năm 1960, ông được thăng cấp Đại tá và được cử làm Chỉ huy trưởng một căn cứ Không quân ở Algerie. Năm 1962 ông được thăng cấp Chuẩn tướng (Général de Brigade) giữ chức vụ Tham mưu phó trong Bộ Tư lệnh Không quân Pháp. Năm 1965, ông được thăng cấp Thiếu tướng (Génénal de Division) giữ chức vụ Giám đốc Không cụ Quân chủng Không quân, ông ở chức vụ này cho đến khi về hưu vào năm 1970.

Ngày 26 tháng 6 năm 2004, ông mất tại nơi định cư, hưởng thọ 89 tuổi.

Gia đình

  • Thân phụ: Nguyễn Văn Tâm (1895-1993. Nguyên Thủ tướng Quốc gia Việt Nam 1952-1953).
  • Vợ đầu: (Người Pháp, ái nữ của cụ Jean Letourneau, Bộ trưởng Hải ngoại Pháp).
  • Vợ sau: Bà Nguyễn Cẩm Vân (Ái nữ của một Ký giả là cụ Nam Đình Nguyễn Kỳ Nam, Chủ nhiệm Nhật báo Thần Chung)
  • Em trai: Nguyễn Văn Luân và Nguyễn Văn Hải (cả hai bị Việt Minh bắt giữ tại Mỹ Tho ngày 23/9/1945 sau đó cùng bị xử tử vào ngày 2/1/1946 tại ngã tư Cồn Tố, Cao Lãnh, Sa Đéc).
  • Em gái: Lisette Nguyễn Văn Tâm

Xem thêm

Chú thích

Tham khảo

  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân và Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.