Nhóm ngôn ngữ Gaul-Rôman

Nhóm ngôn ngữ Gaul-Rôman thuộc nhóm ngôn ngữ Rôman bao gồm ngôn ngữ con tiếng Pháp, tiếng Occitan và tiếng tiếng Franco-Provençal (Arpitan).[2][3][4] Tuy nhiên, các định nghĩa khác rộng hơn nhiều, bao gồm nhiều ngôn ngữ như tiếng Catalunya, nhóm ngôn ngữ Gaul-Ý,[5]nhóm ngôn ngữ Rhaetia-Rôman.[6]

Nhóm ngôn ngữ Gaul-Rôman
Phân bố
địa lý
Phân loại ngôn ngữ họcẤn-Âu
Ngôn ngữ con:
Glottolog:nort3208[1]

Tiếng Gaul-Rôman cổ là một trong ba ngôn ngữ trong đó Lời thề của Strasbourg được viết vào năm 842 Công nguyên.

Phân loại

Nhóm ngôn ngữ Gaul-Rôman bao gồm:

Các gia đình ngôn ngữ khác đôi khi được cho vào, bao gồm:

Theo quan điểm của một số nhà ngôn ngữ học (Pierre Bec, Andreas Schorta, Heinrich Schmid, Geoffrey Hull), nhóm Rhaetia-Rôman và Gaul-Ý tạo thành một liên hiệp ngôn ngữ duy nhất có tên "Rhaetia-Cisalpine" hoặc "Padania", mà còn bao gồm các phương ngữ tiếng Veneto và tiếng Istria, có đặc điểm ngôn ngữ Ý được coi là nhợt nhạt và thứ yếu.[12]

Mở rộng địa lý truyền thống

Phạm vi gần đúng của các ngôn ngữ Gaul-Rôman được nói ở Châu Âu (theo định nghĩa rộng nhất của thuật ngữ này).[cần dẫn nguồn]

Nhóm ngôn ngữ Gaul-Rôman lan truyền bao xa thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào ngôn ngữ nào được cho vào trong nhóm. Những ngôn ngữ được xem xét trong định nghĩa hẹp nhất của nó (ví dụ nhóm ngôn ngữ Oïl và tiếng Arpitan) được sử dụng ở mạn bắc nước Pháp, một phần của Flanders, Alsace, một phần của Lorraine, vùng Wallonia của Bỉ, Quần đảo Eo Biển, một phần của Thụy Sĩ và miền bắc nước Ý.

Ngày nay, một ngôn ngữ Gaul-Rọman (tiếng Pháp) chiếm ưu thế tại phần lớn khu vực địa lý này (bao gồm cả các khu vực phi Rôman trước đây của Pháp) và cũng đã lan rộng ra nước ngoài.

Ở phạm vi rộng nhất, khu vực này cũng bao gồm miền nam nước Pháp, Catalunya, Valencia và các Quần đảo Baleares ở miền đông Tây Ban Nha và phần lớn miền bắc Ý.

Tham khảo