Nhóm ngôn ngữ Philippines

(Đổi hướng từ Nhóm ngôn ngữ Philippine)

Nhóm ngôn ngữ Philippines, theo đề xuất của Zorc (1986) và Robert Blust (1991, 2005), là một nhóm gồm mọi ngôn ngữ của Philippines và bắc Sulawesi (trừ nhóm Sama–Bajaw, ngôn ngữ của người "Di-gan Biển"), tạo nên một nhánh con trong ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo của ngữ hệ Nam Đảo.[1][2][3] Dù quần đảo Philippines gần với trung tâm của cuộc lan tỏa Nam Đảo (Đài Loan), sự đa dạng giữa 150 ngôn ngữ Philippines không lớn lắm; có lẽ, sự đa dạng ban đầu của ngôn ngữ tại Philippines đã bị xóa sổ bởi sự lan rộng của tiền thân các ngôn ngữ Philippines hiện đại.[4]

Nhóm ngôn ngữ Philippines
Phân bố
địa lý
Philippines
Bắc Sulawesi, Indonesia
Đông Sabah, Malaysia
Lan Tự, Đài Loan
Phân loại ngôn ngữ họcNam Đảo
Ngôn ngữ nguyên thủy:Philippines nguyên thủy
Ngôn ngữ con:
  • Batanes
  • Bắc Luzon
  • Trung Luzon
  • Bắc Mangyan
  • Umiray Dumaget
  • Đại Trung Philippines
  • Ati
  • Kalamian
  • Nam Mindanao
  • Minahasa
  • Sangir
ISO 639-2 / 5:phi
Glottolog:Không
{{{mapalt}}}
Nhóm ngôn ngữ Philippines, theo Adelaar và Himmelmann (2005)

Phân loại

Theo chiều bắc nam, nhóm ngôn ngữ Philippines có thể chia ra như sau:

Ngoài ra, tiếng Ati, tiếng Dumaget Umiray, tiếng Manide, và tiếng Alabat Inagta là những ngôn ngữ chưa phân loại trong nhóm Philippines, được Reid (2013)[5] coi là những ngôn ngữ sớm tách ra khỏi ngôn ngữ Mã Lai-Đa Đảo nguyên thủy.

Reid (2018)

Lawrence Reid (1982[6], 2017[7], 2018[8]) phủ nhận sự thống nhất phái sinh của nhóm ngôn ngữ Philippines. Reid (2018)[8] liệt kê những nhánh sau như.

  • Inati
  • Batanes (3 ngôn ngữ)
  • Bắc Luzon (47 ngôn ngữ)
  • Trung Luzon (10 ngôn ngữ)
  • Trung Philippines (52 ngôn ngữ)
  • Kalamian (2 ngôn ngữ)
  • (những nhánh khác)

Reid (2013)[5] chấp nhận những nhánh dưới đây là những phân nhóm trong vùng ngôn ngữ Philippines.

  • Batanes
  • Bắc Luzon
  • Manide-Alabat
  • Trung Luzon
  • Bắc Mangyan
  • Inati
  • Trung Philippines
  • Nam Mangyan
  • Kalamian
  • Palawa
  • Manobo
  • Danao
  • Subanen
  • Nam Mindanao

So sánh từ vựng

Bảng so sánh một số ngôn ngữ Philippines sắp xếp theo chiều bắc xuống nam với ngôn ngữ Nam Đảo nguyên thủy đứng đầu để so sánh.

Tiếng Việt012345ngườinhàchódừangàymớichúng talửa
Nam Đảo nguyên thủy*əsa
*isa
*duSa*təlu*Səpat*lima*Cau*Rumaq*asu*niuR*qalejaw*baqeRu*i-kita*n-anu*Sapuy
Batanes012345ngườinhàchódừangàymớichúng talửa
Yami (Tao)ásadóa (raroa)tílo (tatlo)apat (ápat)limataovahaychitoniyoyarawvayoyatenangoapoy
Ivatanasadadowatatdoapatlimataovahaychitoniyoyarawva-yoyatenangoapoy
Bắc Luzon012345ngườinhàchódừangàymớichúng talửa
Ilokanoibbong
awan
maysaduatallouppatlimataobalayasoniogaldawbarositayoaniaapoy
Ibanagawantaddayduatalluappa'limatolaybalaykituniukaggawbagusittamanniafi
Gaddangantetaddwatalloappatlimatolaybalayatuayogawbawuikkanetamsanenayafuy
Pangasinansakeydua
duara
talo
talora
apat
apatira
limatooabongasoniyogageobalosikatayoantopool
Central Luzon012345ngườinhàchódừangàymớichúng talửa
Kapampanganalamétung
isâ
adwâatlûápatlimatáubaléásungúngutaldôbáyuíkatamunánuapi
Trung Philippines012345ngườinhàchódừangàymớichúng talửa
Tagalogwalaisadalawatatloapatlimataobahayasoniyogarawbagotayoanoapoy
Bikol012345ngườinhàchódừangàymớichúng talửa
Trung Bikolwarasaroduwatuloupatlimatawoharongayamniyogadlawba-gokitaanokalayo
Bikol Rinconadaəsaddarwātolōəpatlimatawōbaləyayamnoyogaldəwbāgokitāonōkalayō
Visayan012345ngườinhàchódừangàymớichúng talửa
Waraywarayusa
sayo
duhatuloupatlimatawobalayayam
ido
lubiadlawbag-okitaanokalayo
Hiligaynonwalayisaduwatatloapatlimatawobalayidolubiadlawbag-okitaanokalayo
Asiusaruhatuyoupatlimatawobayayironidogadlawbag-okitani-okayado
Romblomanonisaduhatuyoupatlimatawobayayayamniyogadlawbag-okitaanokalayo
Onhanisyadarwatatloap-atlimatawobalayayamniyogadlawbag-okitaanokalayo
Kinaray-awarasaradarwatatloapatlimatahobalayayamniyogadlawbag-okita
tatən
anokalayo
Aklanonuwaisaea
sambilog
daywatatloap-atlimatawobaeayayamniyogadlawbag-okitaanokaeayo
Cebuwalausaduhatuloupatlimatawobalayirolubiadlawbag-okitaunsakalayo
Tausugisa
hambuuk
duwatuupatlimataubayiru'niyugadlawba-gukitaniyuunukayu
Danao012345ngườinhàchódừangàymớichúng talửa
Mëranawisadowat'lophatlimatawwalayasoneyoggawi'ebagotanotonaaapoy
Nam Mindanao012345ngườinhàchódừangàymớichúng talửa
Tbolisotulewutlufatlimataugunuohulefokdawlomitekuyteduofih
Minahasa012345ngườinhàchódừangàymớichúng talửa
Tombulu (Minahasa)esazua
rua
teluepatlimatouwaléasupo'po'endowerukai
kita
apaapi
Sangir012345ngườinhàchódừangàymớichúng talửa
Sangirsembau
esa'
daruatateluepa'limataubalékapuna'bango'elowuhukitétawéputung
Gorontalo-Mongondow012345ngườinhàchódừangàymớichúng talửa
Gorontalotuwewuduluwototoluopatolimotawubele'apulasekatdulahubohu'itowolotulu
Mongondowinta'duatoluopatlimaintaubaloiungku'cekutsinggaimobagukitaondatulu'

Chú thích

  • K. Alexander Adelaar and Nikolaus Himmelmann, The Austronesian languages of Asia and Madagascar. Routledge, 2005.

Tài liệu

Liên kết ngoài