Nhóm ngôn ngữ Polynesia

Nhánh con của ngữ ngành Đại Dương thuộc hệ Nam Đảo

Nhóm ngôn ngữ Polynesia hay nhóm ngôn ngữ Đa Đảo là một nhóm ngôn ngữ có mặt trong vùng địa lý Polynesia cùng một tập hợp đảo nằm ngoài tam giác Polynesia (từ trung nam Micronesia, những đảo nhỏ phía đông quần đảo Solomon, rải rác tại Vanuatu, đến đông Nouvelle-Calédonie). Các học giả xếp nó vào ngữ chi châu Đại Dương trong ngữ hệ Nam Đảo.

Nhóm ngôn ngữ Polynesia
Nhóm ngôn ngữ Đa Đảo
Phân bố
địa lý
Polynesia (Đa Đảo)
Phân loại ngôn ngữ họcNam Đảo
Ngôn ngữ nguyên thủy:Polynesia nguyên thủy
Ngôn ngữ con:
  • Tonga
  • Polynesia lõi/hạt nhân
Glottolog:poly1242[1]
{{{mapalt}}}
Các ngôn ngữ Trung Thái Bình Dương
Màu ôliu là nhóm Polynesia (không có trong hình: tiếng Rapa Nui)

Có chừng 40 ngôn ngữ Nam Đảo. Nổi bật nhất trong số này là tiếng Tahiti, tiếng Samoa, tiếng Tonga, tiếng Māoritiếng Hawaii. Do con người đến định cư ở Polynesia tương đối gần đây và sự đa dạng hóa ngôn ngữ chỉ mới khởi đầu chừng 2.000 năm trước, các ngôn ngữ Polynesia giữ nhiều nét chung. Những ngôn ngữ này có chung nhiều từ cùng gốc, ví dụ: tapu, ariki, motu, kava, và tapa cũng như Hawaiki- quê gốc trong thần thoại một số nền văn hóa Polynesia.

Mọi ngôn ngữ Polynesia đều tương tự nhau, nhất là trong từ vựng. Hệ thống nguyên âm khá ổn định, hầu như luôn là a, e, i, o và u. Sự đối ứng phụ âm thường theo quy tắc. Ví dụ, từ dạng nguyên thủy *Sawaiki, ta có quê hương truyền thuyết người Māori tại New Zealand là Hawaiki; ở quần đảo Cook, âm là h được thay bằng /ʔ/, nên từ cùng gốc là 'Avaiki; ở quần đảo Hawaii, /ʔ/ thế chỗ cho k, nên đảo lớn nhất có tên Hawai'i; ở Samoa, nơi s không bị h thay thế, v được dùng thay cho w, và k trở thành /ʔ/, đảo lớn nhất là Savai'i.[2]

Ngôn ngữ

Nhóm ngôn ngữ Polynesia chia làm hai, nhánh Tonga và nhánh Polynesia lõi/hạt nhân. Tiếng Tongatiếng Niue (có lẽ cả tiếng Niuafoʻou) tạo nên nhánh Tonga; số còn lại nằm trong nhánh Polynesia hạt nhân.[3]

Sự đối ứng

Một phần do các ngôn ngữ Polynesia tách nhau ra tương đối gần đây, một từ trong ngôn ngữ này có thể rất giống với từ tương ứng trong các ngôn ngữ kia. Bảng dưới thể hiện điều đó bằng các từ 'trời', 'gió bắc', 'phụ nữ', 'nhà' và 'cha mẹ'.

TongaNiueSamoaSikaianaTakuuRapanuiTahitiRarotongaMāoriMarquises BắcMarquises NamHawaiiMangareva
trời/laŋi//laŋi//laŋi//lani//ɾani//ɾaŋi//ɾaʔi//ɾaŋi//ɾaŋi//ʔaki//ʔani//lani//ɾaŋi/
gió bắc/tokelau//tokelau//toʔelau//tokelau//tokoɾau//tokeɾau//toʔeɾau//tokeɾau//tokeɾau//tokoʔau//tokoʔau//koʔolau//tokeɾau/
phụ nữ/fefine//fifine//fafine//hahine//ffine//vahine//vaʔine//wahine//vehine//vehine//wahine//veine/
nhà/fale//fale//fale//hale//faɾe//haɾe//faɾe//ʔaɾe//ɸaɾe//haʔe//haʔe//hale//faɾe/
cha mẹ/maːtuʔa//motua//matua//maatua//matuʔa//metua//metua//matua//motua//motua//makua//matua/

Vài sự đối ứng nhất định có thể dễ dàng được nhận thấy. Ví dụ, /k/, /ɾ/, /t/, và /ŋ/ trong tiếng Māori ứng với /ʔ/, /l/, /k/, và /n/ trong tiếng Hawaii. Như vậy, "đàn ông" là tangata trong tiếng Māori và kanaka trong tiếng Hawaii, roa "dài" tiếng Māori ứng với loa tiếng Hawaii. Câu chào tiếng Hawaii nổi tiếng aloha ứng với aroha, "[sự] yêu mến" trong tiếng Māori.

Nét tương đồng về từ vựng cơ bản cho phép người nói từ những nhóm đảo khác nhau hiểu nhau đến mức ngạc nhiên. Khi một ngôn ngữ cho thấy sự khác biệt lớn về từ vựng, nhiều khả năng là do kỵ húy tên người đã khuất, như trong tiếng Tahiti.

Số đếm

[5]

Tiếng ViệtMộtHaiBaBốnNămSáuBảyTámChínMười
Niuetahauatolufalimaonofituvaluhivahogofolu
Tongatahauatolufanimaonofituvaluhivahongofulu
Samoatasiluatolufalimaonofituvaluivasefulu
Tuvalutasiluatolufalimaonofituvaluivaagafulu
Nanumeatahiluatolulimaonofituvaluivatoa
Tokelautahiluatolufalimaonofituvaluivahefulu
Wallistahiluatolunimaonofituvaluhivahogofulu
Pukapukatayiluatoluwalimaonowituvaluivalaugaulu
Rennelltahiŋguatoŋguŋgimaonohitubaŋguibakatoa
Pilenitasiruatorulimaonofituvaluivakʰaro
Tikopiatasiruatorufarimaonofituvarusivafuaŋafuru
Anutatairuatorupaanimaonopituvaruivapuangapuru
Uvea Tâytahiƚuatoƚufalimatahia-tupuluaona-tuputoluona-tupufaona-tupulimaona-tupu
Emaetasiruatorufarimaonofituβarusiβaŋafuru
Meletasiruatorufarimaonofituβarusiβasiŋafuru
Futuna-Aniwatasiruatorufarimaonofituvaroivatagafuru
Sikaianatahiluatolulimaonohituvalosivosehui
Ontong Javakahiluakolulimaoŋohikuvalusivosehui
Takuutasiluatorufarimaonofituvarusivosinafuru
Kapingamarangidahiluadoluhaalimaonohiduwaluhiwamada
Nukuorodahika-luaka-doluka-haaka-limaka-onoka-hiduka-valuka-sivaka-hulu
Rapa Nuitahiruatoruharimaonohituvaʼuivaʼahuru
Tahititahipititorumahapaeōnohituvaʼuivahōeʼahuru
Penrhyntahiluatolulimaonohituvaluivatahi-ngahulu
Rarotongataʼiruatoruārimaonoʼituvaruivangaʼuru
Tuamotutahiruatorurimaonohituvaruivarongoʼuru
Maoritahiruatoruwhārimaonowhituwaruiwatekau
Morioritehiterutorutewhaterimateonotewhitutewaruteiwameangauru
Mangarevatahiruatoruharimaonohituvaruivarogouru
Marquisese tahie úae toúe fae ímae onoe fitue vaúe ivaónohuú
Hawaii‘e-kahi‘e-lua‘e-kolu‘e-hā‘e-lima‘e-ono‘e-hiku‘e-walu‘e-iwa‘umi

Tham khảo

Đọc thêm

Tài liệu

  • Charpentier, Jean-Michel; François, Alexandre (2015). Atlas Linguistique de Polynésie Française – Linguistic Atlas of Polynésie thuộc Pháp (bằng tiếng Pháp và English). Mouton de Gruyter & Université de la Polynésie Française. ISBN 978-3-11-026035-9.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  • Irwin, Geoffrey (1992). The Prehistoric Exploration and Colonisation of the Pacific. Cambridge: Cambridge University Press.
  • Krupa V. (1975–1982). Polynesian Languages, Routledge and Kegan Paul
  • Lynch, J. (1998). Pacific Languages: an Introduction. University of Hawai'i Press.
  • Lynch, John, Malcolm Ross & Terry Crowley (2002). The Oceanic languages. Richmond, Surrey: Curzon Press.
  • Marck, Jeff (2000), Topics in Polynesian languages and culture history. Canberra: Pacific Linguistics.