Phái bộ ngoại giao

Phái bộ ngoại giao là một nhóm người đến từ một quốc gia hoặc một tổ chức quốc tế hiện diện tại một quốc gia khác để đại diện cho quốc gia/tổ chức của mình. Trong thực tế, phái bộ ngoại giao thường có nghĩa là một phái bộ thường trú, cụ thể là có một văn phòng đại diện ngoại giao tại thủ đô hoặc các thành phố khác. Cùng với việc là đại diện tại quốc gia mà nó đặt văn phòng, các văn phòng đại diện ngoại giao còn có thể kiêm nhiệm làm đại diện không thường trực tại một nước hoặc một nhóm nước khác. Do đó có các đại sứ quán thường trú và không thường trú.[1][2][3][4]

Tổng lãnh sự quán của một nước là nơi cấp thị thực cho người dân tại quốc gia đặt lãnh sự quán, khi họ có dự định cư trú tại nước chủ quản của lãnh sự quán cũng như cho những người thuộc các quốc tịch bắt buộc phải có thị thực nhập cảnh khi đến nước đó. Lãnh sự quán chịu sự quản lý trực tiếp từ các Đại sứ thuộc Đại sứ quán.

Vị trí & chức năng

  • Cho tiện việc ngoại giao giữa hai nước, Đại sứ quán luôn đặt trụ sở tại thủ đô nước bạn[5]. Ngoài ra do các yếu tố khách quan nên thành lập thêm Lãnh sự quán có văn phòng đại diện tại các thành phố lớn của nước bạn.
  • Đại sứ quán và Lãnh sự quán có công việc giống nhau, nhưng Lãnh sự quán chịu sự quản lý từ Đại sứ quán. Đại sứ quán chịu trách nhiệm trực tiếp trước Bộ trưởng Ngoại giaoThủ tướng hay Nguyên thủ Quốc gia của nước mình[6].

Sự khác nhau giữa đại sứ quán và lãnh sự quán

Thuộc tínhĐại sứ quánLãnh sự quán
Khái niệmLà cơ quan đại diện ngoại giao cho một quốc gia được đặt tại thủ đô một quốc gia khác, cơ quan này chỉ được thiết lập khi hai nước có quan hệ ngoại giao cùng nhau và đồng ý thiết lập ra cơ quan ngoại giao.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Cơ quan đại diện nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoàI năm 2019[7].

Là cơ quan đại diện ngoại giao của nhà nước tại thành phố ở nước ngoài, phụ trách một vùng nào đó, là cơ quan đại diện lãnh sự.

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cơ quan đại diện nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoàI năm 2019

Người đứng đầu cơ quanNgười đứng đầu Đại sứ quán là Đại Sứ, tiếp theo đó là các chức vụ khác: Tham tán, Bí thư, Tùy viên,…

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cơ quan đại diện nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoàI năm 2019.

Người đứng đầu của Tổng lãnh sự quán là Tổng Lãnh Sự, tiếp theo đó là Phó Tổng Lãnh Sự, Lãnh Sự rồi Phó Lãnh Sự, Tùy viên,…

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Cơ quan đại diện nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoàI năm 2019.

Về ngoại giaoChỉ Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền mới có quyền hạn thay mặt chính phủ nước đó truyền đạt những ý kiến quan trọng.Tổng lãnh sự quán chịu trách nhiệm trong vùng mà mình quản lý.
Lĩnh vực hoạt độngHoạt động của Đại sự quán rộng hơn Lãnh sự quán, gồm các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế,..hẹp hơn, chủ yếu là kinh tế và visa.[8]

Xem thêm

Chú thích