Phương ngữ tiếng Việt

các phương ngữ của tiếng Việt

Ngôn ngữ hình thành từ cuộc sống và phản ánh cuộc sống của từng địa phương khác nhau về kinh tế, văn hóa sẽ khác nhau. Ở Việt Nam, chủ yếu có ba vùng phương ngữ chính: phương ngữ Bắc (Bắc Bộ), phương ngữ Trung (Bắc Trung Bộ), phương ngữ Nam (Nam Trung BộNam Bộ). Người Kinh ở ngoài Việt Nam cũng có phương ngữ riêng, ví dụ như tiếng Kinh tại Trung Quốc hay tại Hoa Kỳ. Các phương ngữ này khác nhau chủ yếu ở ngữ âm, rồi đến từ vựng, cuối cùng là một chút khác biệt ngữ pháp.

Bản đồ phân bố 3 vùng phương ngữ chính của tiếng Việt tại Việt Nam.
Bản đồ phân bố 3 vùng phương ngữ chính của tiếng Việt tại Việt Nam.

Sự khác biệt về ngữ âm là nhiều nhất, nhưng có thể đoán được. Sự khác biệt về từ vựng có thể dẫn đến sự hiểu lầm nhiều nhất.[1]

Lịch sử

Đặc điểm

Có những tổ hợp song âm khi tách ra dùng đơn lẻ thì phương ngữ Nam chọn yếu tố thứ nhất, còn phương ngữ Bắc chọn yếu tố thứ hai: dơ bẩn, đau ốm, lời lãi, bao bọc, mai mối, hư hỏng, dư thừa, kêu gọi, sợ hãi, hình ảnh, la mắng, bồng bế, hăm dọa… Ngược lại có những tổ hợp người miền Bắc chọn yếu tố đầu, người miền Nam chọn yếu tố sau: thóc lúa, giẫm đạp, đón rước (trong phương ngữ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, rước mang nghĩa trang trọng), lừa gạt, sắc bén, lau chùi, thứ hạng, chăn mền, chậm trễ, tìm kiếm, vâng dạ, đùa giỡn, thuê mướn, mau lẹ, hung dữ, trêu chọc…[2]

Nhiều từ vựng phương ngữ miền Nam có nguồn gốc từ bối cảnh sông nước, đặc điểm tự nhiên của miền Tây Nam Bộ, như: có giang, quá giang, anh em cọc chèo (phân biệt chèo lái, chèo kế, chèo mũi) chỉ anh em đồng hao ở ngoài Bắc, khẳm (chỉ thứ gì nhiều quá ví dụ khẳm tiền), chìm xuồng (chỉ vụ việc bị lãng quên), tới bến, xuống nước...[3]

Xu hướng

Trong bối cảnh giao lưu kinh tế, thương mại, văn hóa và thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nhiều từ đầu tiên vốn là “đặc sản” của một vùng miền, bây giờ đã hòa nhập thành "tài sản" của chung ngôn ngữ toàn dân. Trong xu hướng này, các từ của tiếng Nam Bộ nhập vào tiếng Việt chung là biểu hiện rõ nhất: bột giặt, kem giặt (thay cho xà phòng bột, xà phòng kem), gạch bông, bông tai (gạch hoa, hoa tai), máy lạnh (điều hòa nhiệt độ), bà bầu (bà chửa), chỉ, cây (vàng) (đồng cân, lạng (vàng)), quậy (phá), nhậu nhẹt (ăn uống, bia rượu), lì xì (mừng tuổi), nước tương (xì dầu), nhà thuốc/ nhà sách (cửa hàng thuốc/ cửa hàng sách), v.v.[2]

Phương ngữ tiếng Việt ở Việt Nam

Hệ thống phụ âm các vùng phương ngữ tiếng Việt

Hệ thống phụ âm các vùng phương ngữ tiếng Việt
Vị tríChính tảVùng phương ngữ BắcVùng phương ngữ TrungVùng phương ngữ Nam
Hà NộiHải Phòng (Phục Lễ)Hà Tĩnh (Lộc Hà)[4]Quảng Bình (Phong Nha)Huế[5][6]Quảng Nam[7][8]Bình Định[9][10]Sài Gòn
Phụ âm đầux[s][s][s][s], [ɕ][s][s][s][s]
s[ʂ][ʂ][ʂ][ʂ][ʂ][ʂ][ʂ]
ch[tɕ]/c/[c][c][c][c][c][c]
tr/ʈ/[ʈ][ʈ][ʈ][ʈ][ʈ][ʈ]
r[z][ʐ][ʐ][ʐ], [r][r][r][r][r]
d[dʱ][z], [dʱ][ʑ], [ð][j][j][j][j]
gi[z][z][ʑ], [ʝ], [c], [ʈ][11]
v [12][v][v][v][v][v][v], [j][v], [j][j], [vj], [v]

Bảng vần các vùng phương ngữ tiếng Việt

Bảng vần các vùng phương ngữ tiếng Việt
Vị tríChính tảVùng phương ngữ BắcVùng phương ngữ TrungVùng phương ngữ Nam
Hà NộiHà Tĩnh (Lộc Hà)[4]Huế[5][6]Quảng Nam[7]Bình Định[9]Sài Gòn
Vận mẫu-n, -t[13][n], [t][n], [t][ŋ], [k][ŋ], [k][ŋ], [k][ŋ], [k]
-ng, -c[14][ŋ], [k][ŋ], [k]
on, ot[ɔn], [ɔt][ɔn], [ɔt][ɔŋ], [ɔk][ɔŋ], [ɔk][ɔŋ], [ɔk][ɔŋ], [ɔk]
oong, ooc[ɔŋ], [ɔk][ɔŋ], [ɔk]
ong, oc[ăwŋm], [ăwkp][ɔŋ], [ɔk] / [ɔŋm], [ɔkp][ăwŋm], [ăwkp][aŋ], [ak][æŋm], [ækp][ăwŋm], [ăwkp]
ôn, ôt[on], [ot][on], [ot][oŋ], [ok][oŋ], [ok][oŋm], [okp][oŋm], [okp]
ôông, ôôc[oŋ], [ok][oŋ], [ok]
ông, ôc[ə̆wŋm], [ə̆wkp][oŋ], [ok] / [oŋm], [okp][ăwŋm], [ăwkp][ăwŋm], [ăwkp][ɐŋm], [ɐkp][ăwŋm], [ăwkp]
un, ut[un], [ut][un], [ut][uŋ], [uk][uŋ], [uk][uŋ], [uk][ʊwŋm], [ʊwkp]
ung, uc[ʊwŋm], [ʊwkp][uŋ], [uk] / [uŋm], [ukp][ʊwŋm], [ʊwkp][ʊwŋm], [ʊwkp]
en, et[ɛn], [ɛt][ɛn], [ɛt][ɛŋ], [ɛk][ɛŋ], [ɛk][ɛŋ], [ɛk][ɛŋ], [ɛk]
eng, ec[ɛŋ], [ɛk][ɛŋ], [ɛk]
anh, ach[ăjŋ], [ăjk][ɛɲ], [ɛc][ăn], [ăt][ăn], [ăt][æn], [æt][ăn], [ăt]
ên, êt[en], [et][en], [et][en], [et][eɲ], [ec][ɤn, ɤt][ən], [ət]
ênh, êch[ə̆jŋ], [ə̆jk][eɲ], [ec][ən], [ət][e:n], [e:t]
in, it[in], [it][in], [it][in], [it][iɲ], [ic][in], [it][ɨn], [ɨt]
inh, ich[iŋ], [ik][iɲ], [ic][ɨn], [ɨt][ɨn], [ɨt][ɨn], [ɨt]

Vùng phương ngữ Bắc

Vùng phương ngữ Trung

Vùng phương ngữ Nam

Bảng vần phương ngữ Bình Định so với chính tả[Notes]
Chính tảNguyên âm

hạt nhân

Phụ âm cuối (chung âm)
zero-i, -y-o, -u-m, -p-n, -t-ng, -c, -nh, -ch
/-zero//-j//-w//-m, -p//-n, -t//-ŋ, -k/
i/i/[i][iw][im, ip][in, it][ɨn, ɨt]
ê/ɤ/[ɤ][iw][im, ip][ɤn, ɤt][ɤn, ɤt]
e/ɛ/[ɛ][ɛw][ɛm, ɛp][ɛŋ, ɛk][æn, æt ][15]
ư/ɯ/[ɯ][ɯ][ɯw][ɯŋ, ɯk][ɯŋ, ɯk]
ơ/ɤ/[ɤ][ɐj][om, op][ɤŋ, ɤk]
â/ɤ̆/[ɐj][ɐw][ɐm, ɐp][ɐŋ, ɐk][ɐŋ, ɐk]
a/a/[æ ][æj][æw][æm, æp][æŋ, æk][æŋ, æk]
ă/ă/[æj][16][æw][17][æm, æp][æŋ, æk][æŋ, æk]
u/u/[u][uj][ɯm, ɯp][uŋ, uk][uŋ, uk]
ô/o/[o][ɐw][om, op][oŋm, okp][ɐŋm, ɐkp]
o/ɔ/[ɐ ][oj][om, op][ɔŋ, ɔk][æŋm, ækp]
ia, iê/iɤ/[iɤ][iw][im, ip][iɤŋ, iɤk][iɤŋ, iɤk]
ưa, ươ/ɯɤ/[ɯɤ][ɯ][ɯw][ɯm, ɯp][ɯɤŋ, ɯɤk][ɯɤŋ, ɯɤk]
ua, uô/uɤ/[uɤ][uj][ɯm, ɯp][uɤŋ, uɤk][uɤŋ, uɤk]

^ Notes:

  • Vần inh, ich, ênh, êch, anh, ach trong phương ngữ Bình Định giống như các phương ngữ miền Nam khác khi nguyên âm ngắn dòng trước /i, e, ɛ/ nhích về phía giữa (centralization) thành các nguyên âm dòng giữa [ɨ, ɤ, æ] trong khi phụ âm theo sau biểu hiện như phụ âm chân răng [n, t].
  • Âm /ɤ̆/ â biến đổi [ɐ] trong mọi hoàn cảnh âm vị. Trong khi, /a, ă/ a, ă mất phân biệt trường độ cùng biến đổi thành nguyên âm đơn có âm sắc mới trong hệ thống [æ]. Hệ quả vần âng, âc [ɐŋ, ɐk], ang, ac, ăng, ăc [æŋ, æk] phân biệt với ông, ôc [ɐŋm, ɐkp] và ong, oc [æŋm, ækp] chỉ bằng nét môi hóa phụ âm cuối.
  • Vần ươi, ưi /ɯɤj, ɯj/ rụng âm cuối /ɯ:, ɯ/ và mất phân biệt trường độ thành [ɯ]. Thí dụ trái bưởi như trái bử, người ta như ngừ ta.
  • Vần ôi /oj/ rụng âm cuối và nguyên âm đôi hóa [ɐw]. Thí dụ bà nội như bà nậu, rồi như rầu.
Bảng vần phương ngữ Quảng Nam so với chính tả[Notes]
Chính tảNguyên âm

hạt nhân

Phụ âm cuối (chung âm)
zero-i, -y-o, -u-m, -p-n, -t-ng, -c, -nh, -ch
/-zero//-j//-w//-m, -p//-n, -t//-ŋ, -k/
i/i/[i:][i:w][i:m, i:p][iɲ, ic][ɯn, ɯt]
ê/ɤ/[e:][ew][em, ep][eɲ, ec][e:n, e:t]
e/ɛ/[ɛ:][ew][em, ep][ɛŋ, ɛk][an, at ][15]
ư/ɯ/[ɯ:][ɯ:j][ɯ:w][ɯŋ, ɯk][ɯŋ, ɯk]
ơ/ɤ/[ɤ:][ɤ:j][ɤ:m, ɤ:p][ɤ:ŋ, ɤ:k]
â/ɤ̆/[a:j][a:w][am, ap][aŋ, ak][aŋ, ak]
a/a/[ɑ ][ɯə][o:][ɑm, ɑp][ɑŋ, ɑk][ɑŋ, ɑk]
ă/ă/[a:][16][a:][17][a:m, a:p][ɛŋ, ɛk][ɛŋ, ɛk]
u/u/[u:][u:j][ɯm, ɯp][u:ŋ, u:k][uŋm, ukp]
ô/o/[o:][o:j][ɤ:m, ɤ:p][o:ŋ, o:k][ɔŋm, ɔkp ]
o/ɔ/[ɔ][uə][o:m, o:p][ɔŋ ][a:ŋ, a:k ]
ia, iê/iɤ/[iə][i:w][i:m, i:p][i:ŋ, i:k][i:ŋ, i:k]
ưa, ươ/ɯɤ/[ɯə][ɯəj][ɯ:w][ɯ:m, ɯ:p][ɯ:ŋ, ɯ:k][ɯ:ŋ, ɯ:k]
ua, uô/uɤ/[uə][u:j][u:m, u:p][u:ŋ, u:k][uŋ, uk]

^ Notes:

  • Vần inh, ich, ênh, êch, anh, ach trong phương ngữ Quảng Nam đang xét giống như các phương ngữ miền Nam khác (từ Huế trở vô) khi nguyên âm ngắn dòng trước /i, ɛ/ nhích về phía giữa thành các nguyên âm dòng giữa [ɯ, a], ngoại trừ /e/ [e:]; trong khi phụ âm theo sau biểu hiện như phụ âm chân răng [n, t].
  • Vần in, it, ên, êt [iɲ, ic, eɲ, ec] được cho một phát âm cổ còn lưu dấu lại và tương đồng với một số phương ngữ Mường hiện nay, lên [leɲ], đến [ɗeɲ].

Bảng so sánh các đại từ được sử dụng tại các vùng phương ngữ tiếng Việt

Bảng so sánh các đại từ[18]
Phương ngữ BắcPhương ngữ TrungPhương ngữ Nam
nàyni, nì, nàynầy, rày
thế nàyri này (Thanh Nghệ Tĩnh)

ri nì (Bình Trị Thiên)

ri nè (Đà Nẵng, Quảng Nam)

vầy, như vầy
ấynớ, đó
thế, thế ấyrứa, rứa tề, rứa nạdị, dị đó
kiađó
kìatềđó
đâuđâu
nàomồnào
sao, thế nàorăngsao
tôitôi, tuitui, tôi
taotau (Thanh Nghệ Tĩnh Bình Trị Thiên)

ta (Đà Nẵng, Quảng Nam)

tao
chúng tôibọn tui (Thanh Nghệ Tĩnh)

bọn tui, tụi tui (Bình Trị Thiên)

tụi tui
chúng taochoa, bọn choa, bọn tau (Thanh Nghệ Tĩnh)

tụi tau, bọn tau, bọn choa (Bình Trị Thiên)

ta, bọn ta (Đà Nẵng, Quảng Nam)

tụi tao
màymimày
chúng màybây, bọn mi, bọn bây (Thanh Nghệ Tĩnh)

tụi mi, tụi bây, bọn bây (Bình Trị Thiên)

bọn mi, bọn bây (Đà Nẵng, Quảng Nam)

tụi mày, tụi bây
hắn
chúng nóbọn hắn, bọn nớ, quân nớ (Thanh Nghệ Tĩnh),

tụi nớ, bọn nớ, tụi hắn (Bình Trị Thiên)

bọn hắn, tụi hắn (Đà Nẵng, Quảng Nam)

tụi nó
ông ấyông nớổng
bà ấybà nớ (Đà Nẵng, Quảng Nam),

mụ nớ, mệ nớ (Nghệ Tĩnh Bình Trị Thiên)

bả
cô ấydì nớ,

o nớ (Nghệ Tĩnh Bình Trị Thiên)

cổ
chị ấychị nớ

ả nớ (Nghệ Tĩnh Bình Trị)

chỉ
anh ấyanh nớảnh

Ngoài Việt Nam

Tại Hoa Kỳ

Tại Trung Quốc

Xem thêm

Chú thích

Tham khảo

  • Hoàng Thị Châu. (1989). Tiếng Việt trên các miền đất nước: Phương ngữ học. Hà Nội: Khoa học xã hội.
  • Thompson, Laurence E. (1959). Saigon phonemics. Language, 35 (3), 454-476.
  • Thompson, Laurence C. (1991). A Vietnamese reference grammar. Seattle: University of Washington Press. Honolulu: University of Hawaii Press. (Original work published 1965). (Online version: Mon-Khmer Studies Journal, Articles by THOMPSON, Laurence.)
  • Phạm, Hoà. (2001). A phonetic study of Vietnamese tones: Reconsideration of the register flip-flop rule in reduplication. In C. Féry, A. D. Green, & R. van de Vijver (Eds.), Proceedings of HILP5 (pp. 140–158). Linguistics in Potsdam (No. 12). Potsdam: Universität Potsdam (5th conference of the Holland Institute of Linguistics-Phonology). ISBN 3-935024-27-4.
  • Phạm, Hoà Andrea (2003), Vietnamese Tone – A New Analysis, New York: Routledge, ISBN 978-0-415-96762-4
  • Phạm, Hoà Andrea (2006), “Vietnamese Rhyme”, Southwest Journal of Linguistics, 25: 107–142
  • Phạm, Hoà Andrea (2008), “The Non-Issue of Dialect in Teaching Vietnamese”, Journal of Southeast Asian Language Teaching, 14: 22–39
  • Thompson, Laurence (1959), “Saigon phonemics”, Language, 35 (3): 454–476, doi:10.2307/411232, JSTOR 411232
  • Thompson, Laurence (1967), “The history of Vietnamese final palatals”, Language, 43 (1): 362–371, doi:10.2307/411402, JSTOR 411402
  • Thompson, Laurence (1965), A Vietnamese reference grammar (ấn bản 1), Seattle: University of Washington Press., ISBN 978-0-8248-1117-4

Liên kết ngoài