Quận 5

Quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh

Quận 5 là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Được thành lập vào ngày 27 tháng 5 năm 1959 với nhiều địa danh nổi tiếng như Bệnh viện Chợ Rẫy, Thuận Kiều Plaza, Chợ An Đông, Hội quán Tuệ Thành, ....

Quận 5
Quận
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ
Thành phốThành phố Hồ Chí Minh
Trụ sở UBND203 An Dương Vương, phường 8
Phân chia hành chính14 phường
Thành lập27/5/1959
Đại biểu quốc hộiLê Thanh Phong
Nguyễn Tri Thức
Lê Minh Trí
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDTrương Minh Kiều [1]
Bí thư Quận ủyHuỳnh Ngọc Nữ Phương Hồng [2]
Địa lý
Tọa độ: 10°45′24″B 106°40′0″Đ / 10,75667°B 106,66667°Đ / 10.75667; 106.66667
MapBản đồ Quận 5
Quận 5 trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Quận 5
Quận 5
Vị trí Quận 5 trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Quận 5 trên bản đồ Việt Nam
Quận 5
Quận 5
Vị trí Quận 5 trên bản đồ Việt Nam
Diện tích4,27 km²[3]
Dân số (1/4/2019)
Tổng cộng159.073 người[4]
Mật độ37.254 người/km²
Dân tộcKinh, Hoa...
Khác
Mã hành chính774[5]
Mã bưu chính70250
Biển số xe59-H1-H2-HA
Websitequan5.hochiminhcity.gov.vn

Quận 5 cùng với Quận 6 còn được gọi chung là Chợ Lớn, khu trung tâm thương mại lớn nhất của người Hoa ở Việt Nam.

Địa lý

Vị trí Quận 5 trong nội thành
TP. Hồ Chí Minh

Quận 5 nằm ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp Quận 1 (với ranh giới là đường Nguyễn Văn Cừ) và Quận 4 (qua một đoạn nhỏ kênh Bến Nghé)
  • Phía tây giáp Quận 6 với ranh giới là các tuyến đường Nguyễn Thị Nhỏ, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Sung và bến xe Chợ Lớn
  • Phía nam giáp Quận 8 với ranh giới là kênh Tàu Hủ
  • Phía bắc giáp Quận 10Quận 11 với ranh giới là các tuyến đường Hùng Vương và Nguyễn Chí Thanh.

Quận có diện tích 4,27 km², dân số năm 2019 là 159.073 người[4], mật độ dân số đạt 37.254 người/km².

Hành chính

Quận 5 có 14 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 1314.

Lịch sử

Địa giới hành chính Quận 5 trước và sau năm 1959 đều khác nhau hoàn toàn.

Thời phong kiến

Lịch sử Quận 5 ngày nay gắn liền với sự hình thành, phát triển của khu vực Chợ Lớn và lịch sử hơn 300 năm Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh). Năm 1623, chúa Nguyễn Phúc Nguyên (chúa Sãi) cho thành lập đồn thu thuế Brai Konor (đồn Sài Gòn) tại Quận 5. Như vậy địa danh Sài Gòn nghĩa hẹp là để chỉ Quận 5[6].

Bản đồ thành phố Chợ Lớn năm 1874

Năm 1820, vùng đất này thuộc huyện Tân Long, phủ Tân Bình, trấn Phiên An. Năm 1836 thuộc huyện Tân Long, tỉnh Gia Định. Sau thuộc thành phố Chợ Lớn, tỉnh Chợ Lớn.[7]

Thời Pháp thuộc

Ngày 27 tháng 4 năm 1931, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh hợp nhất thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn thành một đơn vị hành chính mới gọi là Khu (một số tài liệu gọi là "Địa phương") Sài Gòn - Chợ Lớn (Région Saigon - Cholon ou Région de Saigon - Cholon).

Ngày 31 tháng 8 năm 1933, Khu Sài Gòn - Chợ Lớn thành lập thêm quận 5. Quận 5 khi đó thuộc khu vực thành phố Chợ Lớn cũ trước năm 1931, ngày nay thuộc địa giới Quận 5, Quận 6Quận 11 của Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 30 tháng 6 năm 1951, Thủ tướng chính quyền Quốc gia Việt Nam ký sắc lệnh số 311-cab/SG đổi tên Khu Sài Gòn - Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn. Lúc này, Quận 5 thuộc Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn.

Thời Việt Nam Cộng hòa

Theo sắc lệnh số 143/NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn đổi tên thành Đô thành Sài Gòn. Khi đó, Quận 5 lại thuộc Đô thành Sài Gòn.

Ngày 27 tháng 3 năm 1959, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 110-NV về việc phân chia 6 quận đang có thành 8 quận mới: Nhứt, Nhì, 3, Tư, 5, 6, 7 và 8 (trừ 3 quận: Nhứt, Nhì, 3 giữ nguyên, các quận còn lại đều đổi tên và thay đổi địa giới hành chính). Lúc này, Quận 5 trùng với địa giới Quận 7 và phần địa giới thuộc Quận 4 cũ, phía bắc Kênh Tàu Hủ. Năm 1959, Quận 5 có 6 phường: An Đông, Chợ Quán, Trung ương, Minh Mạng, Nguyễn Tri Phương, Phú Thọ.

Năm 1962, Quận 5 giải thể phường Trung ương; lập mới 5 phường: Đồng Khánh, Hồng Bàng, Khổng Tử, Nguyễn Huỳnh Đức và Trang Tử. Như thế lúc này quận có 10 phường.

Năm 1969, tách đất của 3 quận: 3, 5 và 6, để lập mới quận 10 với 4 phường (Minh Mạng, Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản, Chí Hòa) và quận 11 với 4 phường (Phú Thọ, Bình Thới, Cầu Tre, Phú Thọ Hòa). Như thế Quận 5 còn 7 phường.

Năm 1974, lập thêm phường Nguyễn Trãi tại Quận 5, lúc này Quận có 8 phường. Cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, Quận 5 gồm 8 phường: An Đông, Chợ Quán, Đồng Khánh, Hồng Bàng, Khổng Tử, Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Trãi, Trang Tử.

Từ năm 1975 đến nay

Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập. Lúc này, Quận 5 thuộc Thành phố Sài Gòn - Gia Định cho đến tháng 7 năm 1976. Đồng thời, có những điều chỉnh do phường hiện hữu có diện tích quá nhỏ hoặc tương đối ít dân cư, trong đó sáp nhập Phường Hồng Bàng vào Phường Nguyễn Trãi và sáp nhập Phường Khổng Tử vào Phường Trang Tử. Như thế lúc này còn 6 phường.

Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chính thành phố Sài Gòn - Gia Định được sắp xếp lần 2 (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định). Theo đó, vẫn giữ nguyên Quận 5 cũ có từ trước đó. Lúc này, các phường cũ đều giải thể, lập các phường mới có diện tích, dân số nhỏ hơn và mang tên số. Quận 5 bao gồm 24 phường và đánh số từ 1 đến 24.

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội Việt Nam khóa VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 5 trở thành quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 26 tháng 4 năm 1986, theo Quyết định số 51-HĐBT[8] của Hội đồng Bộ trưởng về việc giải thể 24 phường hiện hữu để thay thế bằng 15 phường mới và đánh số từ 1 đến 15:

  • Sáp nhập 2 phường: 19 và 20 thành phường 1.
  • Giải thể 3 phường: 21, 22, 23 và 24 để thành lập 3 phường: 2, 3 và 4.
  • Sáp nhập 2 phường: 17 và 18 thành phường 5.
  • Giải thể 3 phường: 13 cũ, 14 cũ và 16 cũ để thành lập 2 phường: 6 và 7.
  • Giải thể 3 phường: 11 cũ, 12 cũ và 15 cũ để thành lập 2 phường: 8 và 9.
  • Giải thể 3 phường: 7 cũ, 8 cũ và 9 cũ để thành lập 2 phường: 10 và 11.
  • Giải thể 7 phường: 1 cũ, 2 cũ, 3 cũ, 4 cũ, 5 cũ, 6 cũ và 10 cũ để thành lập 4 phường: 12, 13, 14 và 15.

Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021)[9]. Theo đó, sáp nhập Phường 15 vào Phường 12. Quận 5 có 14 phường như hiện nay.

Quận 5 nằm trong danh sách các quận của Thành phố Hồ Chí Minh dưới 7 km2, dân số dưới 300.000 người, phải sáp nhập trước năm 2025.[10]

Thông tin thêm về các phường

  • Phường Chợ Quán cũ: các phường 1, 2, 3 và 4 hiện nay
  • Phường Nguyễn Huỳnh Đức cũ: các phường 5 và 6 hiện nay
  • Phường Đồng Khánh cũ: Phường 7 hiện nay
  • Phường An Đông cũ: các phường 8 và 9 hiện nay
  • Phường Nguyễn Trãi cũ: các phường 10 và 11 hiện nay
  • Phường Hồng Bàng cũ: Phường 12 hiện nay
  • Phường Khổng Tử cũ: Phường 13 hiện nay
  • Phường Trang Tử cũ: Phường 14 hiện nay

Xã hội

Y tế

Quận 5 là nơi tọa lạc của các bệnh viện lớn và nổi tiếng như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược và rất nhiều bệnh viện lớn nhỏ khác như:

Giáo dục

Quận 5 là nơi tọa lạc của các trường trung học nổi tiếng như Trường Phổ thông Năng khiếu, THPT chuyên Lê Hồng Phong, cũng như các trường đại học lớn.

Các trường Đại học:

Văn hóa - du lịch

Thành ngữ

  • Ăn Quận 5, nằm Quận 3, la cà Quận Nhất, trấn lột Quận Tư.[11]
  • Giao thừa ra Quận Nhất, Nguyên Tiêu về Quận 5.
  • Quận 5 lộng lẫy dáng hào hoa[12].
  • Sài Gòn có ông bánh bao, Quận 5 có bà há cảo[13].

Món ăn đặc trưng

  1. Vịt quay, đặc biệt là vịt quay Bắc Kinh.
  2. Bánh bao nhiều màu sắc, bánh bao Cả Cần
  3. Dimsum, há cảo, sủi cảo, hoành thánh
  4. Gà hấp muối mỡ (gà Lão Mã)
  5. Hủ tiếu sa tế nai
  6. Mỳ xào Phúc Kiến (xào tôm, xào hải sản, xào bò...) xào giòn, xào mềm, mỳ vịt tiềm.
  7. Đậu phụ thối
  8. Chân gà hấp tàu xì
  9. Phật nhảy tường[14]
  10. Các loại chè: chè mè đen, chè trứng hồng trà, chè đu đủ tiềm, chè ỷ, đậu hũ hạnh nhân, quy linh cao, bo bo sữa Hồng Kông...

Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật[15]

Di tích cấp quốc gia:

  1. Khu trại giam bệnh viện Chợ Quán (nơi đồng chí Trần Phú hy sinh)
  2. Nhà số 5 đường Châu Văn Liêm (nơi đồng chí Nguyễn Tất Thành ở trước khi ra đi tìm đường cứu nước)
  3. Hội quán Nghĩa Nhuận
  4. Hội quán Tuệ Thành
  5. Hội quán Nghĩa An
  6. Hội quán Lệ Châu
  7. Hội quán Quỳnh Phủ
  8. Hội quán Hà Chương
  9. Hội quán Ôn Lăng
  10. Đình Minh Hương Gia Thạnh
  11. Miếu Nhị Phủ

Di tích cấp Thành phố:

  1. Chùa Thiên Tôn
  2. Đình Tân Kiểng
  3. Hội quán Phước An
  4. Từ đường họ Lý
  5. Từ đường Phước Kiến (trong khuôn viên Bệnh viện Nguyễn Trãi).

Du lịch

Các hoạt động du lịch đặc trưng ở Quận 5 là xem biểu diễn Lân sư rồng, biểu diễn võ thuật như múa kiếm, đao, thương... ca múa hát, thắp đèn trời, treo đèn lồng, đố đèn, đấu giá đèn lồng, dán câu đối, thả cá, đi lễ chùa, đi mua sắm quần áo, đồ gia dụng, đi ăn uống, đi massage thư giãn, viết thư pháp/vẽ tranh/triển lãm tranh, thi đánh cờ... Quận 5 thu hút du lịch nhất là vào các đêm trăng rằm, đặc biệt là Tết Nguyên Tiêu.

Một số địa điểm nổi tiếng thu hút du khách trong và ngoài nước:

Giao thông

Đại lộ Võ Văn Kiệt, đoạn đi qua Quận 5. Ảnh chụp năm 2013.

Đường phố

Dự án "Bảo tồn và cải tạo khu phố cổ Chợ Lớn" rộng 68 hecta, trải dài trên Quận 5 và Quận 6 đang được thảo luận và lấy ý kiến nhân dân.[22]

Tên đường của quận 5 trước năm 1975

Xem thêm

Chú thích