Quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa

lá cờ

Cờ vàng ba sọc đỏ[1] hay cờ vàng[2][3] từng là quốc kỳ của Quốc gia Việt Nam từ 1949 đến 1955 và của Việt Nam Cộng hòa từ 1955 đến 1975.

Quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa
TênLá cờ tự do và di sản
(Heritage and Freedom Flag)
Sử dụngQuốc gia Việt Nam
(1948-1955)
Việt Nam Cộng hòa
(1955-1975)
Tỉ lệ2:3
Ngày phê chuẩn2 tháng 6 năm 1948
Thiết kếNền vàng với ba sọc đỏ ở chính giữa.
Thiết kế bởiLê Văn Đệ
Biến thể của Quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa
Sử dụngHiệu kỳ Hải quân Việt Nam Cộng hòa.
Tỉ lệ2:3
Thiết kếCờ vàng ba sọc đỏ với phù hiệu Hải lực Việt Nam Cộng hòa (mỏ neo) ở chính giữa.

Lá cờ nền vàng ba sọc màu đỏ lần đầu tiên được xuất hiện là khi thành lập Quốc gia Việt Nam.

Màu sắc và kích cỡ

Chi tiết về các màu sắc và kích thước.
SchemeVàngĐỏ
PantoneYellow 116Red 032
CMYK0.0.100.00.90.86.0
RGB(255,255,0)(250,60,50)
Hex triplet#FFFF00#EF4135
NCSS 0570 G70YS 0580 Y80R

Lịch sử

Ngày 2 tháng 6 năm 1948, Chính phủ lâm thời Quốc gia Việt Nam của Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân chính thức dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ. Ý nghĩa của lá cờ được giải thích như sau: màu vàng là màu truyền thống của đế vương Việt Nam từ xưa, cũng là màu tượng trưng cho đất nước. Màu đỏ là màu của thịnh vượng, thành công. Ba sọc đỏ tượng trưng cho ba kỳ: Bắc Kỳ, Trung KỳNam Kỳ thống nhất dưới một chính thể quốc gia.[4] Lá cờ vàng ba sọc đỏ sau này tiếp tục là quốc kỳ dưới thời Quốc gia Việt Nam (1949-1955), và sau đó là quốc kỳ cho suốt thời Đệ NhấtĐệ Nhị Việt Nam Cộng hòa (1955-1975).

Theo Hồi ký Việt Nam nhân chứng của tướng Trần Văn Đôn:

Thời Ngô Đình Diệm dự định thay lá cờ này và đã tuyển 350 mẫu cờ của 350 người dự thi, nhưng không chọn được mẫu cờ thay thế nào cả.[6]

Tranh tuyên truyền về Quốc kỳ Nam Việt Nam.

Hiện nay

Cùng với sự đầu hàng của Việt Nam Cộng hòa trước Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, lá cờ này hiện tại không còn đại diện cho bất kì chính thể và không được bất kỳ quốc gia nào trên thế giới và Liên Hợp Quốc công nhận. Dù vậy, những cựu quan chức Việt Nam Cộng hòa nói chung vẫn sử dụng nó trong nhiều hoạt động chính trị, xã hội của họ. Họ đã từng phát động Chiến dịch Cờ Vàng là phong trào vận động nhằm đưa cờ vàng ba sọc đỏ làm lá cờ chính thức đại diện cho cộng đồng người Việt ở Mỹ, Úc, và Canada. Hiện cờ vàng ba sọc đỏ được chính quyền của một số thành phố và bang của Mỹ gọi là "Lá cờ tự do và di sản" dành cho những người gốc Việt sống tại các địa phương này (tiếng Anh: Heritage and Freedom Flag).

Tại Việt Nam thì cờ vàng ba sọc đỏ chỉ còn được dùng cho mục đích đóng phim, nhất là các bộ phim nói về đề tài chiến tranh Việt Nam tại miền nam trước 1975.

Một bài viết đăng trên BBC tiếng Việt năm 2012 cho rằng cờ vàng ba sọc đỏ đã "bị cấm" trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.[7] Nhưng đôi khi nó vẫn được dùng cho mục đích đóng phim, đặc biệt là các bộ phim nói về chiến tranh Việt Nam.[cần dẫn nguồn]

Trong vụ Bạo loạn tại Điện Capitol Hoa Kỳ 2021 nhằm phản đối kết quả bầu cử tổng thống Mỹ, một số người gốc Việt tham gia vụ bạo loạn đã giơ lá cờ này cùng với cờ Mỹ ở Điện Capitol, trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ.[8] Việc này đã gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt.[9] 45 hội đoàn, nhà chính trị, và nhà kinh doanh người Mỹ gốc Việt ký tên lên án sử dụng lá cờ vàng trong sự kiện này,[10] và một số viên chức chính phủ địa phương và liên bang cũng phản đối vụ này.[11]

Trong trận đấu vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2022Melbourne giữa ÚcViệt Nam, các đài truyền hình Việt Nam đã trì hoãn việc chiếu trận đấu bởi mười phút do một số người Úc gốc Việt vẫy cờ Nam Việt Nam để ủng hộ Úc, mặc dù an ninh địa phương đã cố gắng ngăn cản việc cờ đi lên khán đài. Một vấn đề tương tự sẽ xảy ra khi Việt Nam cũng trì hoãn phát sóng trận đấu vòng loại với Nhật Bản vào năm đó khi cờ Nam Việt Nam được tìm thấy trong đám đông.[12][13]

Vào tháng 1 năm 2023, một số quan chức Canada cho biết họ đã bắt giữ một số người Việt ở nước này vì sử dụng lá cờ này ở trong các hội chợ Tết từ 14–15 tháng 1.[14][15] Vào tháng 5[16][17][18], Chính phủ Việt Nam phản đối đồng xu của Úc có hình lá cờ trong thiết kế nhằm tôn vinh những người Úc đã chiến đấu trong Chiến tranh Việt Nam.[19][20][21][22][23]

Xem thêm

Tham khảo