Quyền nhân thân

Quyền nhân thân, còn được gọi là Quyền cá nhân, Quyền nhận dạng cá nhân bao gồm một số quyền được quy định để bảo vệ đời sống cũng như tự do của một cá nhân. Cụ thể nó bao gồm quyền của một cá nhân kiểm soát việc sử dụng thương mại của tên của mình, hình ảnh, diện mạo, hoặc các đặc điểm rõ ràng khác về nhận dạng cá nhân của mình. Nó thường được coi là một quyền sở hữu tài sản và trái ngược với một quyền cá nhân, và như vậy, hiệu lực của quyền nhân thân có thể tồn tại kể cả sau cái chết của cá nhân, pháp nhân và có thể thừa kế hoặc hiến tặng (mức độ khác nhau tùy thuộc vào thẩm quyền và luật pháp của mỗi quốc gia)

Tại Việt Nam

Theo Luật dân sự Việt Nam, Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (Điều 25 Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015) [1]

Các quyền nhân thân

Các quyền nhân thân của cá nhân bao gồm:

  • Điều 26. Quyền có họ, tên
  • Điều 27. Quyền thay đổi họ
  • Điều 28. Quyền thay đổi tên
  • Điều 29. Quyền xác định, xác định lại dân tộc
  • Điều 30. Quyền được khai sinh, khai tử
  • Điều 31. Quyền đối với quốc tịch
  • Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
  • Điều 33. Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể
  • Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
  • Điều 35. Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
  • Điều 36. Quyền xác định lại giới tính
  • Điều 37. Chuyển đổi giới tính
  • Điều 38. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
  • Điều 39. Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình

Chú thích