Rắn hổ mang một mắt kính

(Đổi hướng từ Rắn hổ mang đất)

Rắn hổ mang một mắt kính hay còn được gọi là rắn hổ đất, rắn hổ mang mắt đơn, rắn hổ phì, rắn hổ sáp (danh pháp hai phần: Naja kaouthia) là 1 loài rắn thuộc họ Elapidae, phân bố rộng từ Trung Á đến Nam Á. Loài này được Lesson mô tả khoa học đầu tiên năm 1831.[2]

Rắn hổ mang một mắt kính
Phân loại khoa học edit
Giới:Animalia
Ngành:Chordata
Lớp:Reptilia
Bộ:Squamata
Phân bộ:Serpentes
Họ:Elapidae
Chi:Naja
Loài:
N. kaouthia
Danh pháp hai phần
Naja kaouthia
Lesson, 1831
Phân bố Naja kaouthia

Lịch sử phân loại

Năm 1831, Phân loại đầu tiên mô tả rắn hổ đất như 1 loài rắn đẹp với điểm khác biệt rắn hổ mang đeo kính, có 188 vảy bụng và 53 cặp vảy đuôi.[3]

Kể từ đó, một số rắn hổ đất được mô tả dưới những tên khoa học khác nhau:

  • Năm 1834, John Edward Gray đã xuất bản mô tả đầu tiên của Thomas Hardwicke’s về rắn hổ đất dưới tên Naja tripudians var. fasciata.[4]
  • Năm 1839, Thomas Cantor đã mô tả một con rắn hổ với các sọc vàng mờ và một vòng tròn trắng ở lưng dưới tên Naja larvata, được tìm thấy ở Bombay, CalcuttaAssam.[5]

Năm 1940, Malcolm Arthur Smith đã phân loại rắn hổ đất như là 1 phân loài của rắn hổ mang đeo kính dưới tên Naja naja kaouthia.[6]

  • Naja kaouthia kaouthia – Deraniyagala, 1960

Phân bố và môi trường sống

Rắn hổ đất phân bố từ Ấn Độ ở phía tây cho đến Trung Quốc, Việt NamCampuchia. Nó cũng hiện diện ở bán đảo Mã Lai và có nguồn gốc từ Bangladesh, Bhutan, Myanmar, Lào, NepalThái Lan.

Sinh sản

Đây là loài đẻ trứng. Con cái đẻ từ 16 tới 33 trứng trong 1 ổ. Thời gian ấp trứng từ 55 đến 73 ngày.[7] Đẻ trứng vào tháng Giêng tới tháng Ba. Những con cái thường ở lại canh trứng. Một số trường hợp ghi nhận thấy sự hợp tác giữa con đực và cái được báo cáo trong Naja naja x Naja kaouthia.[8] Con non mới nở dài 200 - 350mm và có khả năng bạnh cổ.

Xem thêm

Chú thích

Đọc thêm

  • Wüster, Wolfgang (1993) A century of confusion: Asiatic cobras revisited. Vivarium 4 (4): 14–18
  • Cox, Merel J. (1995) Naja kaouthia Herpetological Review 26 (3): 156–157
  • Kyi, S. W., Zug, G. R. (2003) Unusual foraging behaviour of Naja kaouthia at the Moyingye Wetlands Bird Sanctuary, Myanmar. Hamadryad 27 (2): 265–266
  • Wüster, W. Thorpe, R.S. (1991) Asiatic cobras: Systematics and snakebite. Experientia 47: 205–209
  • Wüster, W., Thorpe, R.S., Cox, M.J., Jintakune, P., Nabhitabhata, J. (1995) "Population systematics of the snake genus Naja (Reptilia: Serpentes: Elapidae) in Indochina: Multivariate morphometrics and comparative mitochondrial DNA sequencing (cytochrome oxidase I)". Journal of Evolutionary Biolology 8: 493–510
  • Wüster, W. (1996) Taxonomic changes and toxinology: Systematic revisions of the Asiatic cobras (Naja naja complex). Toxicon 34 (4): 399–406
  • Wüster, W. (1998) The cobras of the genus Naja in India Hamadryad 23 (1): 15–32

Liên kết ngoài