Sân bay Phan Thiết

Sân bay Phan Thiết là một sân bay lưỡng dụng đã được khởi công xây dựng, tọa lạc tại xã Thiện Nghiệp, phía đông bắc thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Sân bay Phan Thiết
Mã IATA
PHH
Mã ICAO
VVPT
Thông tin chung
Chủ sở hữuTổng công ty 319 và Tập đoàn Rạng Đông[1]
Cơ quan quản lýTổng công ty cảng hàng không Việt Nam
Thành phốPhan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Vị tríThiện Nghiệp
Tọa độ10°59′30″B 108°14′40″Đ / 10,99167°B 108,24444°Đ / 10.99167; 108.24444
Đường băng
HướngChiều dàiBề mặt
mft
03/213.05010.000Bê tông (?)

Lịch sử

Trước năm 1975, sân bay cũ còn được gọi là "Phi trường Căng E.S.E.P.I.C" do nó tọa lạc gần Trường Cao đẳng Thể dục Thể thao Đông Dương (École Supérieure d’Éducation Physique de Indochine) do chính quyền thực dân Pháp xây dựng năm 1940. Năm 1960, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cải tạo khu vực này thành một căn cứ không quân dã chiến phòng thủ miền nam trung bộ và đông nam bộ. Tuy nhiên, mỗi tuần có một chuyến bay thương mại giữa Phan Thiết và Sài Gòn do hãng hàng không Air Viet Nam khai thác. Hiện nay, khu vực sân bay cũ này thuộc phường Đức Long và bị bỏ hoang.

Ngày 18 tháng 1 năm 2015, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chính thức phát lệnh khởi công xây dựng sân bay Phan Thiết mới - dự án sân bay đầu tiên của cả nước đầu tư theo hình thức đầu tư BOT. Việc đầu tư xây dựng sân bay Phan Thiết theo hình thức BOT cũng là bước đột phá trong việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực giao thông vận tải - hàng không dân dụng, nhằm thực hiện tái cơ cấu đầu tư công.

Theo báo cáo đầu tư, sân bay Phan Thiết có diện tích hơn 500 ha được xây dựng với mục tiêu lưỡng dụng, kết hợp giữa phát triển kinh tế với an ninh quốc phòng; dự kiến sau 3 năm xây dựng, sân bay sẽ đi vào hoạt động từ năm 2018.

Sân bay này nằm trên địa bàn xã Thiện Nghiệp, sân bay Phan Thiết gồm hệ thống nhà ga, thông tin kỹ thuật có thể tiếp nhận 500.000 khách/năm (giai đoạn 1); 1 đường cất, hạ cánh tiêu chuẩn có thể tiếp nhận một số máy bay quân sự, các máy bay dân dụng A320, A321 và tương đương; 1 đường bay cất, hạ cánh đặc thù khác. Sân bay Phan Thiết cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 10 km; cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 210 km.

Sân bay Phan Thiết được Bộ GT-VT phê duyệt tại Quyết định (QĐ) 3216/QĐ-BGTVT ngày 16.10.2013. Đây là sân bay lưỡng dụng, được thủ tướng Chính phủ đồng ý và giao cho Bộ Quốc phòng làm chủ đầu tư phần hạng mục quốc phòng, UBND tỉnh làm chủ đầu tư hạng mục bay dân dụng. Tuy nhiên, kể từ ngày khởi công (18.1.2015) tức đã hơn 4 năm sau ngày khởi công, dự án sân bay Phan Thiết vẫn “giậm chân tại chỗ”, chưa được triển khai.

Quy hoạch

Bản đồ

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT)tỉnh Bình Thuận đã công bố quy hoạch sân bay Phan Thiết. Theo quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt và công bố năm 2009, sân bay Phan Thiết rộng 543 ha, gồm hạng mục sân bay quân sự cấp 1 kết hợp dân dụng cấp 4C. Hạng mục hàng không dân dụng theo hình thức hợp đồng BOT do Công ty Cổ phần Rạng Đông đầu tư. Dự án được khởi công đầu năm 2015, dự kiến hoàn thành năm 2018, nhưng thực tế vẫn án binh bất động ở thời điểm này.

Năm 2017, UBND Bình Thuận đề xuất nâng cấp sân bay Phan Thiết 4C lên cấp 4E, đường băng kéo dài từ 2.400 m lên 3.050 m. Đến tháng 2/2018, sân bay này được Thủ tướng phê duyệt là một trong 15 cảng hàng không nội địa trên toàn quốc có quy mô cấp 4E dân dụng kết hợp với sân bay quân sự cấp 1, tổng vốn đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng.[2]

Khởi công và xây dựng

Thượng tướng Trần Đơn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, sân bay Phan Thiết sẽ bắt đầu thi công cuối tháng 3, hoàn thành vào năm 2022.

Thượng tướng Trần Đơn chốt mốc thời gian trên trong buổi làm việc giữa Bộ Quốc phòng với UBND tỉnh Bình Thuận về việc đẩy nhanh tiến độ dự án cảng hàng không Phan Thiết, chiều 5/3/2021.

Thời gian qua, vấn đề vướng mắc lớn nhất tại dự án này là vốn đầu tư, nhưng nay đã được giải quyết. Theo Thượng tướng Trần Đơn, trước đây, Bộ Quốc phòng phải chờ đấu giá sân bay Nha Trang cũ để lấy nguồn vốn vào đầu tư sân bay Phan Thiết. Nhưng sau đó, Thủ tướng đồng ý đầu tư xây sân bay này bằng vốn ngân sách theo hình thức đầu tư công.

"Chính phủ đã giao nguồn vốn cho Bộ Quốc phòng, do đó việc xây dựng sân bay Phan Thiết sẽ sớm được triển khai", Thượng tướng Trần Đơn nói. Nếu kịp tiến độ, sau 20 tháng, sân bay này sẽ hoạt động cùng với thời gian hoàn thành cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, năm 2022.

Tại cuộc họp, đại diện Công ty Cổ phần Rạng Đông - nhà đầu tư hạng mục dân dụng (BOT) cũng được Bộ Quốc phòng và lãnh đạo Bình Thuận đề nghị khẩn trương hoàn tất hồ sơ điểu chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để kịp triển khai cùng hạng mục quân sự.[2]

Chú thích

Liên kết ngoài