Sơn Tinh – Thủy Tinh

truyền thuyết trong văn hóa Việt Nam
(Đổi hướng từ Sơn Tinh - Thủy Tinh)

Sơn Tinh – Thủy Tinh hay Sơn Thần – Thủy Quái là tên gọi của một truyền thuyết[1] của văn hóa Việt Nam.

Câu chuyện kể về cuộc chiến giữa Sơn TinhThủy Tinh khi tranh giành nàng Mỵ Nương, con gái của Vua Hùng thứ 18 (Hùng Duệ Vương). Thủy Tinh đem sính lễ muộn, Sơn Tinh dẫn Mỵ Nương theo trước, do đó Thủy Tinh nổi giận gây chiến tranh giành nàng Mỵ Nương.

Trong văn học trung đại Việt Nam, Sơn Tinh thường được gọi là Tản Viên Sơn Thánh, do Sơn Tinh ngự trị trên núi Tản Viên (nay gọi là núi Ba Vì).

Nội dung

Việt điện u linh tập

Sơn Tinh - Thủy Tinh được ghi chép trong Việt điện u linh tập với nhan đề Tản Viên Hựu Thánh Khuông Quốc Hiển Linh Ứng vương, gọn lại là Hựu Thánh Hiện Ứng vương (佑聖顯應王). Đây là một quyển sách ra đời khá sớm, ước tính vào thời nhà Trần, chuyên ghi chép những câu chuyện thần lịch quỷ dị của nước Đại Việt. Truyện lấy bối cảnh thời Hùng vương thứ mười tám

Lĩnh Nam chích quái

Bên cạnh Việt điện u linh tập, tác phẩm Lĩnh Nam chích quái cũng ghi lại truyền thuyết này với tựa đề là Tản Viên sơn truyện (傘圓山傳; tạm hiểu là Câu chuyện về thần núi Tản Viên).

Đại Việt Sử ký Toàn thư

Truyền thuyết này vốn không được ghi trong những cuốn sử biên niên như Đại Việt sử ký, Đại Việt sử lược, nhưng đến Đại Việt sử ký toàn thư thời Hậu Lê thì lại chép vào, phần ngoại kỷ thời Hồng Bàng Thị - Hùng vương.

{{WPːKHONG}}

Phiên bản Sách giáo khoa ngữ văn

Câu chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh phổ biến thì lại có một số chi tiết khác hẳn. Đặc biệt là phiên bản Sách giáo khoa (SGK) Ngữ Văn tập 2 lớp 6, Nhà Xuất bản Giáo dục.

Cảm hứng

Truyền thuyết này đã trở thành chất liệu để nhiều người khác sáng tác nhạc, truyện, thơ và kịch. Có thể kể đến:

  • Bài thơ "Sơn Tinh, Thủy Tinh" do Nguyễn Nhược Pháp sáng tác.
  • Truyện "Sự tích những ngày đẹp trời" do Hòa Vang sáng tác.
  • Bài hát "Chuyện tình Thủy Thần" do Trần Lập sáng tác, ban nhạc Bức Tường thể hiện.
  • Vở kịch "Truyền thuyết Sơn Tinh và Thủy Tinh" do Thanh Phương viết kịch bản.[4]

Xem thêm

Chú thích

Liên kết ngoài