Sắt(II) chloride

hợp chất hóa học
(Đổi hướng từ Sắt(II) clorua)

Sắt(II) chloride là một hợp chất hóa học có công thức là FeCl2. Nó là một chất rắn thuận từ có nhiệt độ nóng chảy cao, và thường thu được dưới dạng chất rắn màu lục nhạt. Tinh thể dạng khan có màu trắng hoặc xám; dạng ngậm nước FeCl2·4H2O có màu vàng lục. Trong không khí, nó dễ bị chảy rữa và bị oxy hóa thành sắt(III) chloride. Nó được điều chế bằng cách cho axit clohydric tác dụng với mạt sắt rồi kết tinh sản phẩm thu được. Hợp chất được dùng làm chất cầm màu trong công nghiệp nhuộm vải sợi; dùng trong phòng thí nghiệm hoá học và điều chế sắt(III) chloride.

Sắt(II) chloride
Tên khácFerơ chloride
Sắt đichloride
Rokühnit
Ferrum(II) chloride
Ferrum đichloride
Nhận dạng
Số CAS7758-94-3
PubChem24458
Số EINECS231-843-4
ChEBI30812
Số RTECSNO5400000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
ChemSpider22866
UNIIS3Y25PHP1W
Thuộc tính
Công thức phân tửFeCl2
Khối lượng mol126,7524 g/mol (khan)
162,78296 g/mol (2 nước)
198,81352 g/mol (4 nước)
234,84408 g/mol (6 nước)
Bề ngoàichất rắn xám (khan)
tinh thể lục nhạt (2 nước)
tinh thể vàng lục (4 nước)
tinh thể lục nhạt (6 nước)[1]
Khối lượng riêng3,16 g/cm³ (khan)
2,39 g/cm³ (2 nước)
1,93 g/cm³ (4 nước)
Điểm nóng chảy 677 °C (950 K; 1.251 °F) (khan)
120 °C (248 °F; 393 K) (2 nước)
105 °C (221 °F; 378 K) (4 nước)
Điểm sôi 1.023 °C (1.296 K; 1.873 °F) (khan)
Độ hòa tan trong nước64,4 g/100 mL (10 ℃)
68,5 g/100 mL (20 ℃)
105,7 g/100 mL (100 ℃)
Độ hòa tantan trong nhiều phối tử vô cơ và hữu cơ (tạo phức)
Độ hòa tan trong THFtan
log P-0,15
MagSus+14750·10-6 cm³/mol
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểĐơn nghiêng
Tọa độBát diện ở Fe
Dược lý học
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhrất độc
NFPA 704

0
3
0
 
RELTWA 1 mg/m³[2]
Các hợp chất liên quan
Anion khácSắt(II) fluoride
Sắt(II) bromide
Sắt(II) iodide
Cation khácCoban(II) chloride
Mangan(II) chloride
Đồng(II) chloride
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Tính chất hóa học

  • Tác dụng với kim loại (trừ kiềm và kiềm thổ):
3FeCl2 + 2Al → 3Fe↓ + 2AlCl3
  • Tác dụng với dung dịch kiềm:
FeCl2 + 2NaOHFe(OH)2↓ + 2NaCl
  • Tác dụng với axit mạnh hơn axit clohydric:
6FeCl2 + 6H2SO4 (đ)Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O + 4FeCl3
  • Tác dụng với muối:
FeCl2 + 2AgNO3Fe(NO3)2 + 2AgCl

Ngoài ra hợp chất còn tác dụng với chất có tính oxy hóa mạnh như đicromat, pemanganat trong môi trường axit, halogen... Trong điều kiện thích hợp, các muối tương ứng FeCr2O7 và Fe(MnO4)2 sẽ được tạo thành.

Hợp chất khác

  • FeCl2 còn tạo một số hợp chất với NH3, như 3FeCl2·2NH3 hay FeCl2·⅔NH3 là chất rắn màu nâu[3], amin FeCl2·NH3 có màu xám.[4] Điamin FeCl2·2NH3 cũng có tính chất tương tự như muối amin.[5] Hexamin FeCl2·6NH3 là chất rắn màu trắng (CAS#: 13815-13-9).[6][7] Decamin FeCl2·10NH3 cũng có tính chất tương tự như muối hexamin.[8]
  • FeCl2 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như FeCl2·2N2H4 là tinh thể màu vàng nhạt.[9]
  • FeCl2 còn tạo một số hợp chất với NH2OH, như FeCl2·2NH2OH là chất rắn màu đỏ đậm.[10]
  • FeCl2 còn tạo một số hợp chất với CO(NH2)2, như các phức ngậm nước FeCl2·3CO(NH2)2·5H2O (tinh thể nâu) và FeCl2·6CO(NH2)2·3H2O (tinh thể vàng).[11]
  • FeCl2 còn tạo một số hợp chất với CON3H5, như FeCl2·2CON3H5 là tinh thể màu lục nhạt.[12]
  • FeCl2 còn tạo một số hợp chất với CS(NH2)2, như FeCl2·4CS(NH2)2 là tinh thể màu lục,[13] D = 1,7 g/cm³.[14]
  • FeCl2 còn tạo một số hợp chất với CSN3H5, như FeCl2·2CSN3H5·2H2O là tinh thể màu lục nhạt, tan trong nước, tan ít trong metanol và không tan trong ete.[12]

Tham khảo