Sủi cảo

Sủi cảo (tiếng Trung: 水餃; Hán-Việt: thủy giáo; nghĩa đen: "(bánh) bột nước"), còn gọi là bánh tai hay bánh chẻo ("chẻo" bắt nguồn từ tiếng phổ thông Trung Quốc "餃子" jiǎozǐ, âm Hán Việt: giáo tử) là một loại bánh hấp của Trung Quốc phổ biến ở khu vực Đông Á. Đây là một trong những món ăn chính trong dịp Tết nguyên đán cũng như là món ăn quanh năm tại các tỉnh phía Bắc Trung Quốc. Được coi là một phần của ẩm thực Trung Hoa, sủi cảo còn phổ biến ở nhiều khu vực khác của Châu Á và các nước phương Tây. Sủi cảo thường bao gồm thịt lợn xay hoặc rau băm nhuyễn làm nhân và cuốn trong một miếng bột bánh mỏng,sau đó được ép chặt lại bằng cách nhấn mạnh các góc bánh vào nhau hoặc xếp thành nếp.

Sủi cảo
Sủi cảo trên đĩa
LoạiBánh hấp
BữaThường là món khai vị
Xuất xứTrung Quốc
Vùng hoặc bangĐông Á và toàn cầu
Nhiệt độ dùngNóng
Thành phần chínhBột nở, thịt nghiền hoặc rau

Nguồn gốc và phong tục

Tại Trung Quốc có nhiều câu chuyện dân gian khác nhau giải thích về nguồn gốc của sủi cảo và tên gọi của nó.

Theo truyền thống, sủi cảo được cho là phát minh vào thời nhà Hán (năm 25-220 sau Công Nguyên)[1][2] bởi Trương Trọng Cảnh, một thầy thuốc y học cổ truyền nối tiếng của Trung Quốc lúc bấy giờ.[3] Sủi cảo ban đầu được gọi là "tai mềm" (tiếng Trung: 嬌耳; Hán-Việt: kiều nhĩ; bính âm: jiāo'ěr) bởi nó được sử dụng để chữa chứng tê buốt tai. Trên đường về nhà vào mùa đông, Trương Trọng Cảnh thấy rất nhiều người bị chứng ê buốt tai bởi họ không có quần áo ấm và thực phẩm đầy đủ. Ông đã chữa trị cho những người nghèo này bằng cách hầm thịt cừu, ớt và một vài loại thuốc làm ấm người trong một chiếc nồi, băm nhỏ chúng và gói lại bằng lớp vỏ bột. Tiếp đến ông luộc chín những chiếc bánh này và đưa cho người bệnh dùng kèm với nước dùng. Để đón mừng năm mới cũng như sự hồi phục sau chứng ê buốt tai, mọi người đã học công thức của vị thầy thuốc họ Trương để làm tai mềm.[4]

Các loại bánh

Một đĩa sủi cảo luộc và nước xốt.

Bánh bao Trung Quốc (Sủi cảo) được chia làm bốn loại khác nhau tùy thuộc vào cách nấu bánh:

  • Sủi cảo luộc (tiếng Trung: 水餃; bính âm: shuǐjiǎo; nghĩa đen: "thủy giáo")
  • Sủi cảo hấp (tiếng Trung: 蒸餃; bính âm: zhēngjiǎo; nghĩa đen: "chưng giáo")
  • Sủi cảo chiên trong nồi (tiếng Trung: 鍋貼; bính âm: guōtiē; nghĩa đen: "oa thiếp", hay còn được gọi là sủi cảo chiên khô (tiếng Trung: 煎餃; bính âm: jiānjiǎo).

Sủi cảo sử dụng trứng thay cho bột để bọc bánh được gọi là "Sủi cảo trứng".

Biến thể

Bánh coóc là một loại sủi cảo từ tỉnh Lạng Sơn, Việt NamMón bánh này khi mới nghe tên sẽ dễ bị nhầm với bánh coóc mò của người Tày, Nùng.

Vỏ bánh được làm từ bột gạo tẻ truyền thống. Gạo sau khi ngâm nước qua một đêm sẽ được xay thành bột nước, sau đó chắt nước trong, giữ lại phần đặc của bột để làm vỏ bánh. Bột được xào trên bếp, cho thêm chút mỡ lợn để vỏ bánh không dính và tạo mùi thơm, đến khi bột khô lại, không còn dính nữa là đạt yêu cầu. Nhân bánh gồm thịt lợn vai, mộc nhĩ, nấm hương, hành khô, su hào băm nhỏ. Sau khi đảo xong phần bột làm vỏ bánh coóc rồi nhào nặn cho thật nhuyễn. Bột bánh càng được nhào nặn kỹ thì bánh khi chín sẽ càng mềm và dẻo.

Xong bột là đến khâu nhồi nhân để tạo hình bánh. Nhân bánh gồm thịt nạc vai, mộc nhĩ, nấm hương, hành khô, su hào băm nhỏ. Bánh tạo hình xong được hấp trong khoảng 40 phút là chín. Khi ăn bánh coóc, người ta chan thêm nước mắm pha giấm chua ngọt, rắc chút lạc rang, măng ớt và ăn kèm với các loại rau thơm.

Tham khảo