Sinh Tồn (xã)

xã thuộc huyện đảo Trường Sa

Sinh Tồn là một thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam.

Sinh Tồn
Xã Sinh Tồn
Bia chủ quyền do Việt Nam dựng trên đảo Nam Yết
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngDuyên hải Nam Trung Bộ (Biển Đông)
TỉnhKhánh Hòa
HuyệnTrường Sa
Thành lập11/4/2007[1]
Địa lý
Tọa độ: 9°53′7″B 114°19′47″Đ / 9,88528°B 114,32972°Đ / 9.88528; 114.32972
MapBản đồ xã Sinh Tồn
Sinh Tồn trên bản đồ Biển Đông
Sinh Tồn
Sinh Tồn
Vị trí xã Sinh Tồn trên bản đồ Biển Đông
Diện tích1.25 km2 (2024)
Dân số (2019)
Tổng cộng31 người[2]
Khác
Mã hành chính22739[3]

Địa lý

Xã Sinh Tồn[4] thuộc Quần đảo Trường Sa. Xã gồm các đảo của cụm Sinh Tồncụm Nam Yết như Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Sơn Ca, Nam Yết cũng như một số đảo, bãi đá san hô, bãi ngầm phụ cận.

Xã đảo cách đất liền Việt Nam 320 hải lý. Cách đảo Gạc Ma vài hải lý, nơi từng xảy ra Hải chiến Trường Sa 1988 giữa Việt NamTrung Quốc.

Lịch sử

Đảo Sinh Tồn là một trong năm đảo của quần đảo Trường Sa mà Hải quân Nhân dân Việt Nam tiếp quản từ Hải quân Việt Nam Cộng hòa ngày 28 tháng 4 năm 1975.

Tháng 2 năm 1978, Philippines đưa quân chiếm đóng đá An Nhơn, đồng thời tăng cường các hoạt động thăm dò, trinh sát quanh khu vực do Việt Nam đang kiểm soát. Trước tình hình này, ngày 15 tháng 3 năm 1978, tàu 679 của Hải đoàn 128 đưa một lực lượng hải quân của Việt Nam ra đổ bộ đóng trên đảo Sinh Tồn Đông.

Trong thời gian tiến hành chiến dịch Chủ quyền-88, Việt Nam đã cho đóng quân trên số đảo khác trong cụm Sinh Tồncụm Nam Yết.

Ngày 11 tháng 4 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 65/2007/NĐ-CP[1]. Theo đó, thành lập xã Sinh Tồn thuộc huyện Trường Sa trên cơ sở đảo Sinh Tồn và các đảo, đá, bãi phụ cận.

Các đảo/đá trực thuộc

STTTên đảo/đáChiếm đóngDiện tích
(km²)
Dân số
(người)
Ghi chúHình ảnh
1Sinh TồnViệt Nam Cộng hòa đóng quân: tháng 02, 1974

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản: 28 tháng 04, 1975

13 ha31Cách đất liền Việt Nam 320 hải lý
Cách đá Gạc Ma vài hải lý
2Sinh Tồn Đông15 tháng 03, 19782,8 haCách đảo Sinh Tồn 15 hải lý
3Cô Lin14 tháng 03, 1988Cách đảo Sinh Tồn 9 hải lý
Cách đá Gạc Ma 1,9 hải lý
Cách đá Len Đao 6,8 hải lý
4Len Đao14 tháng 03, 1988Cách đá Gạc Ma 5,5 hải lý
Cách đảo Sinh Tồn 6,5 hải lý
5Đá Lớn20 tháng 02, 198816 haCách đảo Nam Yết 28 hải lý
6Núi Thị15 tháng 03, 1988Cách đảo Sơn Ca 6 hải lý
7Nam YếtViệt Nam Cộng hòa đóng quân: tháng 08, 1973

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản: 27 tháng 04, 1975

54 haCách đảo Ba Bình 11 hải lý
Cách đá Ga Ven 7 hải lý
Cách đảo Sinh Tồn 33 km
8Sơn CaViệt Nam Cộng hòa đóng quân: 02 tháng 02, 1974

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản: 25 tháng 04, 1975

39 haCách đảo Ba Bình 6,2 hải lý
Cách Cảng Cam Ranh 331 hải lý

Công trình trên xã

  • Hành chính:

Trụ sở UBND Xã Sinh Tồn (Đảo Sinh Tồn)

  • Văn hóa - Giáo dục:

Trường tiểu học Sinh Tồn (Đảo Sinh Tồn)[5]
Chùa Sinh Tồn (Đảo Sinh Tồn)
Chùa Sinh Tồn Đông (Đảo Sinh Tồn Đông)
Chùa Nam Huyên (Đảo Nam Yết)
Chùa Sơn Linh (Đảo Sơn Ca)[6]
Công viên Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Đảo Sơn Ca)[7]
Bưu điện văn hóa xã Sinh Tồn (Đảo Sinh Tồn) [8]
Trung tâm văn hóa Nam Yết (Đảo Nam Yết) [9]

  • Hải đăng:

Hải đăng Sinh Tồn (Đảo Sinh Tồn)
Hải đăng Nam Yết (Đảo Nam Yết)
Hải đăng Sơn Ca (Đảo Sơn Ca)

Tham khảo

Chú thích

Thư mục

  • Nguyễn, Đình Tư (2008), Từ điển địa danh hành chính Nam Bộ, Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc giaQuản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)