Tàu điện ngầm

loại phương tiện giao thông công cộng có sức chứa lớn thường thấy ở các khu vực đô thị

Tàu điện ngầm, còn được gọi là đường sắt đô thị ở Việt Nam[1][2] (tiếng Anh: Rapid traisit, Mass rapid transit (MRT), heavy rail, metro, subway, tube, U-Bahn, underground) là hệ thống giao thông rộng lớn dùng chuyên chở hành khách trong một vùng đô thị, thường chạy trên đường ray. Những tuyến đường này có thể đặt ngầm dưới lòng đất, hoặc trên cao bằng hệ thống cầu cạn. Khác với xe điện mặt đất (tramway), tàu điện ngầm có thể đạt tốc độ cao vì có lối đi riêng, không phải chung đường giao thông với những phương tiện chuyên chở khác.

Ảnh trong ga Kiep của tàu điện ngầm Moskva, Nga
Đường tàu điện ngầm số 14 tại Paris (hình chụp tại ga St Lazare) là một đường tàu điện ngầm không người lái và có các cửa kính đóng mở tự động trên nhà ga

Tàu điện ngầm chạy nhiều lượt thành nhiều chuyến mỗi ngày trên những tuyến nhất định, nên có thể vận chuyển số lượng lớn hành khách. Vì có nhiều chuyến, việc đi lại bằng tàu điện thuận tiện và thoải mái hơn cho hành khách. Đa số các thành phố lớn trên thế giới đều có hệ thống tàu điện ngầm. Cùng mẫu số với tàu điện (tramway) và xe buýt, tàu điện ngầm có những trạm cố định để dừng cho khách lên xuống nhưng vì có đường đi dành riêng nên tàu điện ngầm đi nhanh hơn, không bị kẹt xe và cũng an toàn hơn.

Nước Anh là nước đầu tiên trên thế giới xây đường tàu điện ngầm, đoạn tàu điện ngầm đầu tiên chỉ dài 6 km.

Tốc độ chạy tàu điện ngầm nhanh nhất ở Mỹ, đạt 72 km/h. Lượng vận chuyển hành khách lớn nhất ở Moskva (Nga), mỗi năm 2,5 lượt tỉ người. Đường tàu điện ngầm thuận tiện nhất ở Paris (Pháp).[cần dẫn nguồn]

Mức độ tự động hoá quản lý của hệ thống tàu điện ngầm rất cao. Thường không có người quản lý, sau khi hành khách bỏ tiền vào máy tự động, máy sẽ tự động đẩy ra tấm card từ có đầy đủ thông tin nhận biết ga xa nhất mà hành khách muốn đến, khi đến cửa ra vào, hành khách nhét vé vào máy soát vé, thanh chắn cửa tự động mở ra. Nếu đi vượt quá quãng đường ghi trên vé thì thanh chắn không mở và hành khách phải bù thêm lượng tiền còn thiếu mới ra được khỏi ga tàu.

Đường tàu điện ngầm thường được hiểu là đi ngầm dưới mặt đất, nhưng hiện nay hơn 60 đường tàu điện ngầm trên thế giới, chỉ có 10 đường là hoàn toàn trong mặt đất, còn lại là kết hợp giữa trên và dưới mặt đất, ở nơi sầm uất thì phải làm dưới mặt đất, còn lại dùng cầu vượt hoặc đi trên mặt đất để giảm bớt khó khăn và giá thành thi công.

Tàu điện ngầm ở một số nước

Các quốc gia có hệ thống tàu điện ngầm.
  Một thành phố có tàu điện ngầm
  Nhiều thành phố có tàu điện ngầm
  Đang xây dựng tàu điện ngầm
  Dự kiến có tàu điện ngầm
  Không có tàu điện ngầm
Các quốc gia có hệ thống tàu điện ngầm đã được đưa vào khai thác (tô màu xanh lục) và các quốc gia có hệ thống tàu điện ngầm sẽ được đưa vào khai thác trong tương lai (tô màu vàng)

Anh Quốc

  • Luân Đôn: được xây dựng và khai triển từ năm 1863. Đến nay Tàu điện ngầm London đã có 415 km và 378 nhà ga, đạt năng lực vận chuyển 2,3 triệu khách/km/năm, vận tốc trung bình đạt 33 km/h.

Tuyến tàu điện ngầm đầu tiên trên thế giới được khánh thành vào ngày 10 tháng giêng 1863 tại Luân Đôn được gọi là Metropolitan Railway. Lúc đó đầu tàu vẫn chạy bằng hơi nước. Nó nối những nhà ga Paddington, King's Cross, St PancrasEuston, mà nằm tương đối xa ngoài trung tâm thành phố, với Thành phố Luân Đôn.

Tàu điện ngầm đầu tiên nằm tuyến đường City and South London Railway (bây giờ Northern Line), khánh thành vào ngày 4 tháng 11 năm 1890 tại Luân Đôn. Nó dẫn từ trạm Von Stockwell tới King William Street. Bắt đầu từ đó nhiều đô thị lớn khác ở Âu châu cũng làm theo, hy vọng là sẽ giải quyết được vấn đề giao thông trong thành phố.

Hoa Kỳ

Pháp

  • Paris: khai triển từ năm 1900. Đến nay Métro Paris đã có 214 km và 384 nhà ga, đạt năng lực vận chuyển 4 triệu mỗi ngày, với vận tốc trung bình là 22 km/h. Đặc biệt là đường xe số 14 khai trương năm 1998 hoạt động với các xe hoàn toàn tự động (không người lái).

Nga

  • Moskva: khai triển từ năm 1935. Đến nay metro Moskva đã có 265 km và 164 nhà ga, đạt năng lực vận chuyển 12,1 triệu hành khách/km/năm, vận tốc trung bình đạt 41 km/h.

Danh sách các quốc gia có hệ thống tàu điện ngầm

Các quốc gia có hệ thống tàu điện ngầm đã được đưa vào khai thác
Châu ÂuSTTQuốc giaNăm đưa vào khai thác
1  Vương quốc Anh1863
2  Hungary1896
3  Pháp1900
4  Đức1902
5  Hy Lạp1904
6  Tây Ban Nha1919
7  Nga1935
8  Thụy Điển1950
9  Ý1955
10  Bồ Đào Nha1959
11  Ukraina1960
12  Na Uy1966
13  Hà Lan1968
14  Cộng hòa Séc1974
15  Áo1976
16  Bỉ1976
17  România1979
18  Phần Lan1982
19  Belarus1984
20  Ba Lan1995
21  Bulgaria1998
22  Đan Mạch2002
23  Thụy Sĩ2008
Châu ÁSTTQuốc giaNăm đưa vào khai thác
1  Nhật Bản1927
2  Gruzia1966
3  Azerbaijan1967
4  Trung Quốc1971
5  CHDCND Triều Tiên1973
6  Hàn Quốc1974
7  Uzbekistan1977
8  Armenia1981
9  Ấn Độ1984
10  Philippines1984
11  Singapore1987
12  Thổ Nhĩ Kỳ1989
13  Đài Loan1996
14  Malaysia1996
15  Iran1999
16  Thái Lan1999
17  UAE2009
18  Kazakhstan2011
19  Indonesia2018
20  Qatar2019
21  Pakistan2020
22  Việt Nam[3]2021
23  Bangladesh2022
Châu MỹSTTQuốc giaNăm đưa vào khai thác
1  Hoa Kỳ1892
2  Argentina1913
3  Canada1954
4  México1969
5  Brasil1974
6  Chile1975
7  Venezuela1983
8  Colombia1995
9  Cộng hòa Dominica2009
10  Peru2011
11  Panama2014
12  Ecuador2023
Châu PhiSTTQuốc giaNăm đưa vào khai thác
1  Ai Cập1987
2  Algérie2011
3  Nigeria2023
Châu Đại DươngSTTQuốc giaNăm đưa vào khai thác
1  Úc2019
Các quốc gia đang xây dựng hệ thống tàu điện ngầm
Châu ÁSTTQuốc giaNăm dự kiến đưa vào khai thác
1  Ả Rập Xê Út2024
2  Iraq2027
3  Mông Cổ2028
Châu PhiSTTQuốc giaNăm dự kiến đưa vào khai thác
1  Bờ Biển Ngà2025
Châu ÂuSTTQuốc giaNăm dự kiến đưa vào khai thác
1  Serbia2028

Tàu điện ngầm ở Việt Nam

Tham khảo

Liên kết ngoài

Dự án tại VN: