Tân Biên

Huyện thuộc tỉnh Tây Ninh

Tân Biên là một huyện thuộc tỉnh Tây Ninh, Việt Nam.

Tân Biên
Huyện
Huyện Tân Biên
Ngã ba Cần Đăng ở thị trấn Tân Biên
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ
TỉnhTây Ninh
Huyện lỵThị trấn Tân Biên
Trụ sở UBND99 Nguyễn Chí Thanh, khu phố 2, thị trấn Tân Biên
Phân chia hành chính1 thị trấn, 9 xã
Thành lập7/2/1960
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDNguyễn Thị Thành
Chủ tịch HĐNDThành Từ Dũ
Bí thư Huyện ủyThành Từ Dũ
Địa lý
Tọa độ: 11°35′14″B 105°57′53″Đ / 11,58722°B 105,96472°Đ / 11.58722; 105.96472
MapBản đồ huyện Tân Biên
Tân Biên trên bản đồ Việt Nam
Tân Biên
Tân Biên
Vị trí huyện Tân Biên trên bản đồ Việt Nam
Diện tích861 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng102.190 người[1]
Thành thị14.659 người (14%)
Nông thôn86.531 người (86%)
Mật độ119 người/km²
Dân tộcKinh, Hoa, Khmer, Thái
Khác
Mã hành chính705[2]
Biển số xe70-H1
Số điện thoại0276.3.874.210
Số fax0276.3.745.606
Websitetanbien.tayninh.gov.vn

Địa lý

Huyện Tân Biên nằm ở phía tây bắc tỉnh Tây Ninh, có vị trí địa lý:

Huyện Tân Biên có diện tích 861 km², dân số năm 2019 là 102.190 người[1], mật độ dân số đạt 119 người/km².

Huyện có đường biên giới với vương quốc Campuchia dài gần 92,5 km. Huyện có sông Suối Mây bắt nguồn từ Campuchia chảy xuống phía nam đi qua Thị trấn gọi là Suối Cần Đăng xuôi về xã Hoà Hiệp thành sông Vàm Cỏ Đông và sông Sanh Đôi chảy ở phía đông nhập vào sông Sài Gòn.

Huyện Tân Biên có nhiều điểm độc đáo trong lịch sử của tỉnh cũng như của Miền Nam. Huyện là nơi đặt trụ sở của Trung ương Đảng Cục Miền Nam. Chỉ huy công cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ngày nay, huyện có đến hai cửa khẩu Quốc tế và nhiều cửa khẩu phụ thông thương với Vương quốc Campuchia. Dấu ấn của người Khmer ở Tân Biên rất rõ nét, sâu đậm.

Hành chính

Huyện Tân Biên có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Tân Biên (huyện lỵ) và 9 xã: Hòa Hiệp, Mỏ Công, Tân Bình, Tân Lập, Tân Phong, Thạnh Bắc, Thạnh Bình, Thạnh Tây, Trà Vong.

Lịch sử

Năm Kỷ Tỵ (1749), chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Khoát) ở Đàng Trong cử 3 anh em là quan đại thần họ Huỳnh: Huỳnh Công Giản, Huỳnh Công Thắng và Huỳnh Công Nghệ vào trấn giữ và khai mở vùng đất tỉnh Tây Ninh ngày nay. Ba viên quan họ Huỳnh, điều quân di dân đi khai hoang lập ấp, mở mang vùng đất biên cương với Cao Miên này.[3]

Đến đầu triều nhà Nguyễn, những năm Gia Long vùng đất huyện Tân Biên ngày nay thuộc đạo Quang Phong trấn Phiên An (sau là tỉnh Gia Định).

Đến năm Minh Mạng thứ 17 (1836) đổi đạo Quang Phong tỉnh Gia Định thành phủ Tây Ninh, vùng đất là huyện Tân Biên hiện nay nằm trong huyện Tân Ninh phủ Tây Ninh (phủ này chỉ gồm 2 huyện là huyện Tân Ninh ở phía bắc (nay khoảng các huyện thị Tây Ninh, Châu Thành, Tân Biên, Tân Châu,...) và huyện Quang Hóa ở phía nam (Quang Hóa nay khoảng các huyện Gò Dầu, Bến Cầu, Trảng Bàng...).

Sau năm 1975, huyện Tân Biên gồm 11 xã: Hòa Hiệp, Tân Bình, Tân Đông, Tân Hội, Tân Hưng, Tân Lập, Tân Phú, Thạnh Bình, Thạnh Đông, Thạnh Tây và Trà Vong.

Ngày 26 tháng 9 năm 1981, Hội đồng bộ trưởng ban hành quyết định 93-HĐBT[4]. Theo đó:

  • Thành lập 3 xã: Tân Hiệp, Thạnh Nghĩa và Tân Thạnh
  • Chia xã Trà Vong thành 3 xã: Trà Vong, Mỏ Công và Tân Phong.

Ngày 13 tháng 5 năm 1989, tách 8 xã: Tân Phú, Thạnh Đông, Thạnh Nghĩa, Tân Thạnh, Tân Hội, Tân Đông, Tân Hưng và Tân Hiệp để thành lập huyện Tân Châu.[5]

Ngày 22 tháng 9 năm 1992, thành lập thị trấn Tân Biên (thị trấn huyện lỵ huyện Tân Biên) trên cơ sở tách ra từ xã Thạnh Tây.[6]

Ngày 10 tháng 8 năm 2001, thành lập xã Thạnh Bắc trên cơ sở 9.164 ha diện tích tự nhiên và 2.960 nhân khẩu của xã Thạnh Bình, huyện Tân Biên có 1 thị trấn và 9 xã như hiện nay.[7]

Văn hóa

Di tích

Chú thích

Tham khảo