Tân Tiến, thành phố Bắc Giang

thành phố Bắc Giang

Tân Tiến là một thuộc thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.

Tân Tiến
Xã Tân Tiến
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhBắc Giang
Thành phốBắc Giang
Địa lý
Tọa độ: 21°15′12″B 106°13′2″Đ / 21,25333°B 106,21722°Đ / 21.25333; 106.21722
Tân Tiến trên bản đồ Việt Nam
Tân Tiến
Tân Tiến
Vị trí xã Tân Tiến trên bản đồ Việt Nam
Diện tích7,94 km²[1]
Dân số (2010)
Tổng cộng9.246 người[1]
Mật độ1.164 người/km²
Dân tộcKinh
Khác
Mã hành chính07699[2]

Địa lý

Xã Tân Tiến nằm ở phía đông nam thành phố Bắc Giang, có vị trí địa lý:

Xã Tân Tiến có diện tích 7,94 km², dân số năm 2010 là 9.246 người,[1] mật độ dân số đạt 1.164 người/km².

Lịch sử

Xã Tân Tiến là một vùng đất cổ của Kinh Bắc xưa. Tuy vậy cụm từ Tân Tiến cũng chỉ ra đời cách ngày nay được máy chục năm mà thôi.

Trước đây đất Tân Tiến vốn dĩ tồn tại 2 xã: Dĩnh Uyên xã và Vu Gián xã.

Thời vua Hùng dựng nước cả hai xã Dĩnh Uyên và Vu Gián đều thuộc vào đất Vũ Ninh.

Thời Bắc thuộc vùng đất này được gọi là Sinh Uyên và Lạc Giản thuộc huyện Kê Từ nhà Hán.

Thời phong kiến độc lập tự chủ Lý - Trần cả hai xã Sinh Uyên và Vu Gián đều thuộc thuộc huyện Phượng Sơn, phủ Lạng Giang, lộ Bắc Giang.

Sang thời Lê - Mạc, xã Sinh Uyên đổi là Dĩnh Uyên, xã Vu Gián vẫn giữ nguyên tên gọi, 2 xã thuộc huyện Phượng Nhỡn (nhãn), phủ Lạng Giang, xứ Kinh Bắc.

Đến thời Nguyễn là xã Dĩnh Uyên, Vu Gián thuộc tổng Dĩnh Kế, huyện Phất Lộc, rồi phủ Lạng Giang kiêm lý, tỉnh Bắc Ninh.

Năm 1954 chính phủ gộp xã Dĩnh Uyên (Ngò, Trước, Xuân, Đọ, Lường với xã Vu Gián (Văn Sơn, Văn Giang, Thanh Cảm) đặt tên mới là xã Tân Tiến (新 箭)Tân tức là mới; Tiến tức là tiên tiến, là tiến bộ. Cho đến tận ngày nay.

Hành chính

Xã Tân Tiến được chia thành 9 xóm: Xóm Xuân, Đọ, An Phong, Trước, Ngò, Văn Sơn, Văn Giàng, Thanh Cảm, An Bình.

Di tích lịch sử

Là xã cổ, trước đây phủ lỵ Lạng Giang và huyện lỵ Phượng Nhẵn được đặt tại nơi đây. Tân Tiến có nhiều di tích lịch sử văn hóa như Chùa Bình Đăng; Đình, Đền Dĩnh Uyên thờ thánh Tam Giang; Ghè 5 thôn thờ 5 ông Ghè của 5 xóm: Ngò, Trước, Xuân, Đọ và Lường; Văn Chỉ Dĩnh Uyên vốn là văn chỉ của huyện Phượng Nhỡn xưa (ngày nay thuộc thôn An Bình) thờ Khổng Tử, Tứ Phối và Thất thập nhị hiền cùng 8 vị Đại khoa của huyện Phượng Nhãn xưa. Ngày nay văn bia văn chỉ đã được chuyển lên để tại Ghè Kế bởi xưa kia Dĩnh Kế là xã đầu tổng nên đã lập văn chỉ thờ vọng tại Dĩnh Kế và chuyển văn bia của Dĩnh Uyên lên đó. Ngoài ra vùng Vu Gián còn có di tích đình, chùa Văn Sơn, Văn Giang, Thanh Cảm. Nếu được phục dựng lại thì Dĩnh Uyên - Tân Tiến liệt vào hàng xã có đứng đầu tỉnh Bắc Giang về giá trị văn vật.

Danh nhân

Dĩnh Uyên xưa nay là thôn Xuân - Tân Tiến có Nguyễn Duy Năng đỗ tiến sĩ năm Sùng Khang thứ 9 (1574) đời Mạc Mậu Hợp, làm quan đến chức Thừa chánh xứ rồi Đại tướng quân của triều Lê.

Ngoài ra làng Dĩnh Uyên xưa còn có đến 5 ông Nghè (5 ông tiến sĩ) rất tiếc thần tích bị mất, gia phả các họ không còn nên không biết lai lịch ra sao. chỉ biết 5 vị đều có tước hiệu Đại vương, được thờ lần lượt ở 5 thôn của xã Dĩnh Uyên xưa (Trước, Ngò, Xuân, Đọ và Lường).

Thời Nhà Nguyễn họ Trần thôn Đọ của xã Dĩnh Uyên là một dòng họ danh giá có cụ Trần làm đến Tuần phủ Bắc Giang. Ngày nay tại thôn Đọ bản xã vẫn còn lăng mộ cụ Trần.

trước cách mạng Tháng Tám cũng tại thôn Đọ - Dĩnh Uyên có đồng chí Trần Văn Lung vốn là dòng dõi cụ Trần đã giác ngộ Cách mạng đầu tiên và là Đảng viên Cộng sản đầu tiên của xã Dĩnh Uyên. Đồng chí Lung cùng một số đồng chí của Hương Gián, Phủ Lạng Thương đứng ra thành lập chi bộ Phủ Lạng Thương và chi bộ Hương Gián vào năm 1940. Sau đó đồng chi bị địch bắt và hi sinh. Rất tiếc ngày nay xã Tân Tiến không có thông tin gì về sự hi sinh của đồng chí mà thông qua lời kể của các cụ biết được đồng chí Lung đã hi sinh sau khi bị địch bắt.

Con người Tân Tiến

Xã Tân Tiến được hình thành bởi sự tích hợp của hai thứ dân dân chính: Một là dân gốc của bản xã, hai là dân từ các nơi khác đến sinh sống.

- Dân gốc (hay dân bản địa) bao gồm các dòng họ: Nguyễn (thôn NGò, Xuân); Ngô (thôn Xuân, Lường); Trần (thôn Đọ); Dương (Văn Sơn); Đỗ (thôn Trước).

- Dân từ nơi khác đến sinh cơ lập nghiệp cũng có rất nhiều họ: Đinh, Lê, Đỗ, Hoàng, Mai, Đào, Trần (thôn Ngò, trước)...

Tuy vậy, cho đến ngày nay các dòng họ của bản xã phần lớn không còn gia phả. Theo các cụ kể lại, đối chiế với sử liệu và những di tích lịch sử của địa phương chúng ta biết được họ Nguyễn là dòng họ lớn và là họ có công khai làng lập ấp của bản xã. Đến đời Nguyễn Duy Năng (1534 - ?) đã đỗ Tiến sĩ thời nhà Mạc rồi làm quan cho nhà Lê - Trịnh. Sau đó Nguyễn Duy Năng đem theo gia khuyến di cư vào Thuận Hóa (Huế) sinh sống để lại ở quê hương người con cả để nhan khói tổ tiên. Người con trai cả đó sinh ra chi họ Nguyễn thôn Xuân ngày nay. họ Nguyễn thôn Ngò cùng dòng tộc nhưng là ngành trên của Nguyễn Duy Năng..

Con người văn phong, nho nhã có từ thời xưa. Bởi vậy, ngày nay nhìn chung người dân Tân Tiến phần lớn hiền lành, đôn hậu, chất phát và là dân lành.

Quy hoạch

Ngày nay xã Tân Tiến thuộc khu đô thị phía Nam thành phố Bắc Giang. Trong thời buổi đô thị hóa những giá trị về văn hóa làng quê nếu không được bảo vệ rất dễ bị mài mòn, đặc biệt là giá trị văn vật đồ sộ của vùng đất Dĩnh Uyên. Rất mong Đảng bộ, chính quyền các cấp cùng nhân dân quan tâm hơn nữa đến việc tôn tạo và gìn giữ giá trị truyền thống văn hóa của quê hương Tân Tiến.

Chú thích

Tham khảo