Tội phạm học

Tội phạm học là nghiên cứu khoa học về tính chất, mức độ nguyên nhân kiểm soát về hành vi phạm tội trong cá nhân và toàn xã hội. Tội phạm học là một lĩnh vực liên ngành trong tâm lí học hành vi, trong đó nó có liên quan tới nghiên cứu của các nhà xã hội học ( đặc biệt là trong xã hội học về lệch lạc các hành vi lệch lạc và nguyên nhân sâu xa dẫn đến các hành vi đó ), nhân loại học xã hội và tâm lý học, cũng như trong các văn bản luật pháp. Một số game nghiên cứu tâm lý học như play togerther.

Lĩnh vực nghiên cứu của tội phạm học bao gồm tỷ lệ, hình thức, nguyên nhân và hậu quả của tội phạm, cũng như các quy định của xã hội và chính phủ và phản ứng, đối phó đối với tội phạm. nghiên cứu về sự phân bố và nguyên nhân của tội phạm, tội phạm học chủ yếu dựa vào phương pháp nghiên cứu định lượng. Thuật ngữ tội phạm học được đưa ra bởi giáo sư luật người Ý Raffaele Garofalo năm 1885 với từ criminologia. Sau đó, nhà nhân chủng học người Pháp Paul Topinard sử dụng từ tương tự trong tiếng Pháp là criminologie.[1].

Khái niệm

Định nghĩa tội phạm học có rất nhiều định nghĩa khác nhau nhưng đều nhấn mạnh đối tượng nghiên cứu là nguyên nhân của tội phạm.

Theo ông nhà tội phạm học người Mỹ - Frank Schamalleger : " Tội phạm học là khoa học mà bao quanh là khoa học mà bao quanh là chuyên môn liên ngành nghiên cứu về tội phạm và hành vi phạm tội, bao gồm cả những biểu hiện của nó, nguyên nhân, các khía cạnh pháp lí và sự kiểm soát'.

Theo Bernd-Dieter - Giáo sư người Đức thì tội phạm học là khoa học nghiên cứu tội phạm như các hiện tượng xã hội, các nguyên nhân của hành vi phạm tội, các hậu quả của nó đối với nạn nhân và xã hội cũng như tìm ra các biện pháp và cách thức phản ứng và xử lý trước các hành vi phạm tội.

Tại Việt Nam, GS.TS. Đỗ Ngọc Quang cho rằng: " Tội phạm học là ngành khoa học nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tình trạng phạm tội và tội phạm.... nghiên cứu về nhân thân người phạm tội, nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những biện pháp phòng ngừa tội phạm nhằm từng bước ngăn chặn, hạn chế tội phạm trong cuốc sống và xã hội".

Nội dung

Các nhà nghiên cứu đưa ra các giả thuyết và học thuyết

  1. Học thuyết về tội phạm truyền thống
  2. Học thuyết về sự buộc tội
  3. Học thuyết trung lập hóa
  4. Học thuyết về "tội phạm học mới"
  5. Học thuyết về sử dụng các phương pháp sinh học mới.

Thuyết sinh học

Thời kì đầu

Các học giả tiêu biểu : Cesare Lombroso, Enrico Ferri, Raffaele Garofalo, Buckman Goring.....

Cesare Lombroso đã làm nên tên tuổi của mình với bệnh lại giống "atavism" với 5 đặc điểm nhận dạng và ông cho rằng gần 90% người phạm tội thực hiện tội phạm là do ảnh hưởng của lại giống ( Criminology Today).

Từ năm 1930 đến nay

Các học giả tiêu biểu: Ernst Kretschmer(1888-1964), William Sheldon, Richard Louis Dugdale, Henry Gorddard, Patricia A Jacobs.....

Thuyết trường phái kiểu cơ thể

Lý thuyết này theo như các nhà nghiên cứu cho rằng độ chính xác chỉ là tương đối. Còn có vai trò của môi trường sống tiêu cực, tác động của môi trường sống tiêu cực đối với cá nhân. Trong đầu tôi đặt ra một câu hỏi? Nếu bạn nhận nuôi một con hổ, động vật ăn thịt từ nhỏ và cho nó ăn các sản phẩm đến từ công nghiệp, sản phẩm không có mùi thịt thì kết quả sẽ như thế nào?

Thuyết phạm tội thừa kế

Ngay từ đầu thế kỉ XVIII, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết về vấn đề nguyên nhân phạm tội là do ghen di truyền. Thuyết này cho rằng nguyên nhân phát sinh tội phạm là do một số người của thế hệ sau đã kế thừa những ghen di truyền của thế hệ trước và để không để tội phạm phát sinh, một số ý kiến cho rằng để kiểm soát được tội phạm cần phòng ngừa bằng cách không để cho những đặc điểm của người phạm tội được truyền sang thế hệ sau( cần triệt sản đối với người phạm tội) . Tôi cho rằng như vậy là vô nhân đạo.

Thuyết nhiễm sắc thể

Ghi chú

2. The correspondence of Jeremy Bentham (1988)

Liên kết