Thái Văn Lung

Thái Văn Lung (14 tháng 7 năm 1916 – 2 tháng 7 năm 1946) là luật sư, đại biểu Quốc hội khóa I, chiến sĩ cách mạng Việt Nam thời hiện đại.

Tượng luật sư Thái Văn Lung ở trường THCS Thủ Đức

Tiểu sử

Ông sinh năm 1916 tại huyện Thủ Đức, Gia Định, trong một gia đình trí thức thuộc một làng Công giáo, có Tên Thánh là Albert. Cha là kỹ sư Thái Văn Lân, em gái ông là Thái Thị Liên (1918–2023), sau này trở thành Nhà giáo Nhân dân, Nghệ sĩ Nhân dân và nghệ sĩ piano nổi tiếng.

Thái Văn Lung thi đỗ Cử nhân Khoa Luật tại Đại học Paris (Pháp), đồng thời học thêm ở Trường Khoa học Chính trị và Trường Thuộc địa (École Coloniale). Do có quốc tịch Pháp nên Thái Văn Lung tham gia học Trường Sĩ quan Pháo binh, trở thành sĩ quan pháo binh tham gia quân đội trong 4 năm và xuất ngũ với quân hàm trung úy. Trong thời gian quân dịch, ông đã tham gia cuộc Chiến tranh Xiêm – PhápChiến tranh thế giới thứ hai.

Tháng 3 năm 1945, ông trở về nước làm việc tại Tòa thượng thẩm Sài Gòn. Tháng 6, ông cùng với Nguyễn Văn Thủ, Phạm Ngọc Thạch, Lưu Hữu Phước... tham gia sáng lập lực lượng Thanh niên Tiền phong, trong đó ông phụ trách làm huấn luyện quân sự của tổ chức.

Sau Cách mạng tháng 8, ngày 23 tháng 9 năm 1945, ông bị quân Pháp bắt nhưng trốn thoát được. Ông trở ra ngoại thành, tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam Kỳ. Ông được cử làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến huyện Thủ Đức, xây dựng tổ chức lực lượng vũ trang của huyện (được nhân dân quen gọi là bộ đội Thái Văn Lung). Sau tổng tuyển cử ngày 6 tháng 1 năm 1946, ông trở thành một trong những đại biểu Quốc hội khóa I thuộc tỉnh Gia Định.

Năm 1946, khi đang tham gia Ban chỉ huy quân sự huyện và chỉ huy lực lượng bộ đội Thái Văn Lung chống Pháp, ông đã bị bắt trong một trận đánh. Sau khi bị tra tấn khốc liệt, ông mất vào ngày 2 tháng 7 năm 1946, khi chưa tròn 30 tuổi.[1]

Di sản

Luật sư Thái Văn Lung

Trong tờ báo La Voix du Maquis, ở mục Variétés du Maquis, luật sư Gaston Phạm Ngọc Thuần, người bạn thân của ông đã viết:

Tên Thái Văn Lung được đặt cho một số con đường, trường học ở Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và tỉnh Cà Mau

Chú thích

Thư mục

  • Nguyên Hùng (2003), Nam Bộ - Những nhân vật một thời vang bóng, Nhà xuất bản Công An Nhân dân.
  • Thái Văn Lung trong Sài Gòn nhân vật Lưu trữ 2008-12-11 tại Wayback Machine, trang của Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (1999, tái bản 2004), Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục.

Liên kết ngoài

  • “Tiểu sử luật sư, liệt sỹ Thái Văn Lung”. Trường THCS Thái Văn Lung. 17 tháng 8 năm 2015.[liên kết hỏng]