Thảo luận:Chữ Quốc ngữ

Bình luận mới nhất: 1 năm trước bởi 194.233.94.121 trong đề tài Thiếu xót của chữ Quốc ngữ.

Copy bài của BBC

Bài này là copy của bài trên website của BBC [1]. Tình trạng bản quyền của BBC là sao? Có ai biết không? Mekong Bluesman 07:20, 26 tháng 7 2005 (UTC)

Terms of use:

Use of bbc.co.uk:

3. You may not copy, reproduce, republish, download, post, broadcast, transmit, make available to the public, or otherwise use bbc.co.uk content in any way except for your own personal, non-commercial use. You also agree not to adapt, alter or create a derivative work from any bbc.co.uk content except for your own personal, non-commercial use. Any other use of bbc.co.uk content requires the prior written permission of the BBC.

Chắc phải xóa đi. Phan Ba 07:35, 26 tháng 7 2005 (UTC)

Y-dài, i-ngắn

Tôi thấy User:Tttrung viết (23/7/2005): Dùng i-ngắn với các phụ âm H-, K-, L-, M-, T-. Vậy bạn giải thích thế nào cho các từ sau đây: hy sinh, hy vọng, hy hữu, kỹ sư, kỹ thuật, kỹ viện, lý giải, lý do, lý lịch, lý trí, lý tưởng, hợp lý, mỹ lệ, mỹ thuật, mỹ nữ, tỷ lệ, tỷ giá, tỷ trọng v.v (đừng có nói là người ta viết như thế là sai văn phạm hay viết như thế cho đẹp).Vương Ngân Hà 08:27, 28 tháng 7 2005 (UTC)

Tôi không thể giải thích được vì tôi copy lại của Nguyễn Cường hay ai đó viết trước đó trong Wikipedia:Cẩm nang về văn phong. Nếu có gì hợp lý hơn, cứ tự nhiên đề nghị hoặc thay đổi. Trần Thế Trung 08:33, tháng 7 28, 2005 (UTC)
Tôi nghĩ nội dung đó nên được để ở bài cẩm nang về văn phong đúng hơn là ở bài tiếng Việt, vì chúng không chính thức trong tiếng Việt. Nguyễn Hữu Dụng 08:39, 28 tháng 7 2005 (UTC)
Có thể. Tuy nhiên câu hỏi của Vương Ngân Hà vẫn áp dụng cho Wikipedia:Cẩm nang về văn phong. Tôi chợt nhận ra phát hiện của Vương Ngân Hà hoàn toàn chuẩn xác. Có lẽ nên đổi ngược lại i-ngắn -> y-dài. Trần Thế Trung 08:42, tháng 7 28, 2005 (UTC)
Xin đọc thảo luận của tôi với anh Cường về đề tài này. Nguyễn Hữu Dụng 08:49, 28 tháng 7 2005 (UTC)
Tôi vừa đọc, nhưng vẫn không thể giải thích được câu hỏi của Vương Ngân Hà. Bản thân nhiều từ trong Wikipedia tiếng Việt cũng đi ngược với quy tắc hiện nay. Ví dụ: Vật lý, Kỹ nghệ phần mềm.Trần Thế Trung 08:56, tháng 7 28, 2005 (UTC)
Đúng thế, hiện giờ có hai xu hướng về chính tả tiếng Việt, nhưng hình như phần đông người đóng góp trong vi.wikpedia thích y hơn là i. Tôi nghĩ chính sách hay nhất là tôn trọng cách viết của người đặt tên cho bài (nếu không sai chính tả), như chính sách về tiếng Anh/tiếng Mỹ ở en.wikipedia. Nguyễn Hữu Dụng 08:59, 28 tháng 7 2005 (UTC)
Vậy ta bỏ quy ước này?Trần Thế Trung 09:04, tháng 7 28, 2005 (UTC)
Nhưng hình như quy ước này có "cơ sở khoa học" hơn, hầu hết các Từ điển tiếng Việt hiện đại theo quy ước này. Nguyễn Hữu Dụng 09:16, 28 tháng 7 2005 (UTC)
Nếu chỉ dùng toàn Y cũng không ổn vì tồn tại I trong các từ sau: hi hi, hì hà hì hục, hí ha hí hoáy, hí (tiếng ngựa hí), hí hửng, hí kịch, hỉ, hĩm, kì cọ, kì kèo, kì cạch, kị sĩ, lì đòn, lí lắc, mì, mí mắt, mít, mím môi, mỉm cười, mị dân, ti hí, ti tiện, ti toe v.v. Do vậy theo tôi bỏ hẳn cái quy tắc (có lẽ không đúng) đó đi.Vương Ngân Hà 09:08, 28 tháng 7 2005 (UTC)
Từ kị sĩ có lẽ viết là kỵ sĩ nhiều hơn. --Avia
Lần này tui ủng hộ anh Hường thực ra tranh cãi về Y và i còn nhiều và lâu dài lắm thời tui học thì phe i ngắn thắng thế được đưa vào cải cách giáo dục (hai thập niên 70-80) nhưng sau đó một số tác giả chỉ ra được cái qúa đáng của lạm dụng i thành thử mọi thứ đảo lộn....kỉ nữ hay kỷ nữ ai thích gì thì thích chớ đừng nên cải ở đây vô ích cả tấn giấy tranh luận thời bao cấp làm kế hoạch nhỏ chưa hết kià! Hãy lấy đó làm gương. Đừng mất thì giờ cho i và y vì nếu khác nhau chúng chỉ khác nhau ở chổ
  1. "Thúy ơi là Thú(i-ngắn)! "
    Túi rượu hôm nay ai luý túy
    Kỹ nữ hoài mong... kí sổ không?

Làng Đậu 17:28, 28 tháng 7 2005 (UTC)

Y (dài) thường được sử dụng trong từ gốc Hán việt

Tôi thấy Y thường được sử dụng trong từ gốc Hán việt, có tính trọng thể. "i" đặc biệt được dùng nhiều trong các tính từ và các từ chỉ âm thanh

Ngoài ra tôi cũng nhớ mang máng từng xem số bài viết có liệt kê khá rõ nguyên tắc viết với " x - s", "tr-ch" "ng- ngh- g" "l-n " hình như phân biệt theo dạng từ.

"sờ nhẹ là sờ xấu xa (X)

sờ nặng là sờ sung sướng"(S)

->ca rao để phân biệt x-s;p

Eva8404 17:16, 28 tháng 7 2005 (UTC)

Đúng là trong từ Hán Việt thường dùng y, làm cho từ trông mỹ thuật hoặc lý trí, còn i làm cho từ trông lí lắc hoặc kì cục. Thử so sánh: lý trí vs. lí lắc, kỳ diệu vs. kì cục... Còn nhiều nữa, mọi người cứ điểm lại những từ thường gặp mà xem. --Avia 09:57, 15 tháng 8 2005 (UTC)

Đặt dấu thanh

Sửa đổi của tôi sao lại không được chấp nhận vậy. Mọi người thử so sánh xem, phương pháp đặt dấu tôi nêu ra ngắn gọn và rõ ràng hơn. Tac ke 08:25, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)

Nếu của bạn thì bạn có thể đưa lên nơi cá nhân bạn, hoặc một nơi thích hợp khác (có thể bạn sẽ được giới thiệu chỗ:D). Với những vấn đề còn chưa thống nhất thì dẫn chứng nguồn gốc của là cần thiết (bạn vẫn có thể nêu luận điểm của chính bạn, nhưng luận điểm đó cần/nên đã được publish ở một nơi có chuyên môn nào đó.) --Á Lý Sa (thảo luận) 08:34, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)

Nói thế thì chịu, tôi ko phải là nhà ngôn ngữ học, nhưng quy tắc của tôi đúng cho mọi từ của Từ điển học sinh. Và nó ngắn gọn. Tac ke 08:43, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)

Nếu từ điển học sinh (hoặc một từ điển khác từ cơ quan/người có chuyên môn về ngôn ngữ) có ghi phần cách đặt dấu (thường ở đầu từ điển), bạn có thể trích lại và ghi thêm xuất xứ. --Á Lý Sa (thảo luận) 08:47, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)

Cách đặt dấu thanh

Gần đây đã có nhiều cố gắng làm trong sáng tiếng Việt. những cố gắng rất đáng trân trọng, vì chỉ bằng nỗ lực chúng ta mới có được những bước tiến thật sự. Tuy nhiên dôi khi chúng ta cần nhìn lại xem nhiệt tình của chúng ta có thực sự đem lại lợi ích, đáp ứng được mục đích của sự cố gắng của chúng ta hay không. Theo tôi thì cách đặt dấu thanh “mới” (chỉ dùng cho vài trường hợp: trên đầu nguyên âm “a” sau “o” và trên đầu “y” sau “u”) thay cho cách đặt dấu thanh “cũ” có thật sự làm cho tiếng Việt thêm trong sáng hay không? Tôi nghĩ rằng sự thay đổinày chỉ làm tăng thêm số lượng các qui tắc đặt dấu thanh trong tiếng Việt mà thôi. Hơn nữa, những cơ sở khoa học cho sự đổi mới này lại là những kết luận do các tác giả của cách đặt dấu thanh “mới” đưa ra, và đó có thực sự là những cơ sở khoa học hay không? Là một thứ tiếng đơn âm, tiếng Việt có cần đến nguyên âm chính và nguyên âm phụ không? Mà đó lại là cơ sở cho cách đặt dấu thanh “mới”. Trước khi có danh hiệu “bác sĩ chính”, giáo viên chính”, các bác sĩ và các giáo viên vẫn làm việc rất tốt và hệ thống ngành y, ngành giáo có vẻ ít phức tạp hơn.Ngoài ra chính vì có thêm qui tắc về cách đặt dấu thanh “mới” này mà các tác giả cần thêm những qui tắc khác để “duy trì” cách đặt dấu thanh “cũ” đối với những trường hợp khác trong đó “a” đứng sau “i”, “u”, “ư”, v.v.Cuối cùng, cách đặt dấu thanh “mới”, vốn chỉ là một thay đổi nhỏ nhặt không cần thiết, không có ích, không đáng để cuốn hút nhiều công sức như thế, trong khi hệ thống từ vựng và nhất là ngữ pháp tiếng Việt đang còn nhiều vấn đề cần sự đóng góp của các nhà chuyên môn.203.210.249.222 03:48, ngày 15 tháng 8 năm 2007 (UTC)ngdan. địa chỉ: hueanqn at yahoo.com.

Hoàn toàn đồng ý. Xin hỏi thêm là mục nhỏ "các định nghĩa" thuộc phần "chính tả" dẫn chứng ở đâu? Định nghĩa do ai đặt ra? lí do ra sao? Mà lại ghi là oa, oe, uy thì o & u chỉ là bán nguyên âm chứ không được coi là nguyên âm? Nếu là ý kiến cá nhân của 1 vị nào đó không có cơ sở khoa học thì tôi xin phép được xóa cái định nghĩa đó đi.--Đặng Trần Hiếu 15:32, ngày 16 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Cảm ơn ý kiến của bạn. Đôi khi sự phân biệt giữa ý kiến cá nhân và cơ sở khoa học là rất khó và không cần thiết, vì bản chất của việc đặt dấu thanh là qui ước. Nói qui ước là nói thói quen được công nhận rộng rãi trong một cộng đồng. Nói cho cùng đổi mới nghĩa là đổi mới một qui ước nào đó. Bản chất sự đổi mới đó cũng là một qui ước. Điều quan trọng là mục đích của sự đổi mới đó. Nếu xét thấy sự đổi mới này có thể làm cho tiếng Việt trong sáng hơn thì hay lắm, nhưng nếu chỉ để thỏa mãn những nghiên cứu khoa học nào đó (mà bản chất cũng chỉ là qui ước) thì chỉ nên nêu lên như một ý kiến. Và ý kiến của mọi người, dù là vô ích, thì không nên xóa, chừng nào mà nó chưa trở thành chuẩn mực buộc mọi người phải theo. Ngoài việc đặt dấu thanh, còn những vấn đề khác trong việc dạy tiếng Việt cần bàn luận thêm, ví dụ cái gọi là “phát âm chuẩn” cho cả ba miền, mà giáo viên và học sinh phải “uốn lưỡi” để nói tiếng mẹ đẻ! Xin mời các bạn cho ý kiến. 222.254.142.46 03:42, ngày 20 tháng 8 năm 2007 (UTC). Ngdan. Địa chỉ: hueanqn at yahoo.com.

Những quan điểm được công nhận rộng rãi thì mới không nên xóa. Chứ chuyện đặt dấu ở vị trí nào thì còn đang tranh cãi nhiều, mà quan điểm bỏ dấu kiểu "mới" thì lí lẽ rất hổng, thiếu tính thuyết phục. Trong khi đó, trong phần "các định nghĩa" thuộc phần "chính tả", nếu ghi là oa, oe, uy thì o & u chỉ là bán nguyên âm thì mặc nhiên cho rằng bỏ dấu kiểu "cũ" là sai, còn bỏ dấu kiểu "mới" mới là chính xác. Nếu theo quan điểm bản chất của việc đặt dấu thanh là qui ước như phía trên thì cái định nghĩa đó phải bỏ đi bởi vì nó gián tiếp cho rằng bỏ dấu kiểu "cũ" là sai.--Đặng Trần Hiếu 07:27, ngày 20 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Trang điện tử Quốc hội Nước Cộng Hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam bỏ dấu huyền trong chữ "hoà" ở chữ a còn trang điện tử của Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam bỏ dấu huyền trong chữ "hòa" ở chữ o, như vậy là huề, hòa + hoà = huề. Không có ai đúng, ai sai. Không có chính tả kiểu cũ hay chính tả kiểu đúng cũng như chính tả kiểu mới mà là chính tả kiểu rối[2]. Theo Chính phủ thì mất lòng Quốc hội và ngược lại. Nhưng các văn bản pháp quy của Chính phủ thì phải chấp hành. Đề nghị Đặng Trần Hiếu sửa giùm cả bài này lẫn "Trang Chính" của wiki tiếng Việt ở 2 ô “Bỏ dấu kiểu cũ [F7]” thành "Bỏ dấu kiểu Chính phủ hiện hành [F7]" và ô “Đúng chính tả [F8]” thành "Bỏ dấu kiểu Quốc hội mới[F8]" (Quốc hội cũ vẫn bỏ dấu theo kiểu hiện hành). Wiki không đăng và ủng hộ phát minh, sáng kiến mới cũng như tôn trọng nhiều phương pháp, quan điểm của nhiều bên, nếu các bên có nguồn dẫn đáng tin cậy có thể kiểm chứng được. Tôi đã chỉ ra 2 nguồn đáng tin và có thể kiểm chứng như trên vì vậy nếu ai sửa giùm tôi xin cảm ơn.Bánh Ướt 01:33, ngày 24 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Sao bác lại đè đầu tôi ra mà choảng như thế? Cá nhân tôi thì ủng hộ cách đặt tên "Bỏ dấu kiểu Quốc Hội mới" & "Bỏ dấu kiểu Chỉnh Phủ hiện hành" bởi vì gọi nó là "bỏ dấu kiểu cũ" & "bỏ dấu kiểu mới", nhiều người không hiểu, nghe qua lại nghĩ là cái gì mới thì chắc chắn phải tốt hơn, chính xác hơn. Trong khi quan điểm của tôi thì như đã nói rồi: Ngôn ngữ là do con người tạo nên & luôn biến đổi nên tự dưng thêm 1 kiểu bỏ dấu nữa là không cần thiết, rối rắm, phức tạp hóa vấn đề, đấy là còn chưa nói lí lẽ của những người ủng hộ cách bỏ dấu kiểu Quốc Hội mới rất thiếu thuyết phục - bởi vì nói như họ thì hóa ra trước khi có ông nào đó sáng tạo ra cách bỏ dấu kiểu Quốc Hội mới thì mấy trăm năm nay cha ông ta viết sai chính tả hết, kể cả những người sáng tạo ra chữ Quốc Ngữ. Việc Chính Phủ & Quốc Hội bất nhất cũng chứng tỏ là phần lớn mọi người chẳng ai quan tâm đến cái kiểu bỏ dấu nào cả. Còn việc sửa đổi trang chủ thì e rằng tôi không có thẩm quyền nên xem ra bác yêu cầu nhầm người rồi. Trong các bản sau của AVIM, có lẽ tôi sẽ suy nghĩ thêm về việc đổi nó thành "bỏ dấu kiểu Chính Phủ hiện hành" & "bỏ dấu kiểu Quốc Hội mới". Rất cám ơn ý kiến đóng góp rất hay của bác.--Đặng Trần Hiếu 02:08, ngày 24 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Nếu "kiểu cũ" vẫn còn không rõ thì tôi nghĩ nên gọi kiểu "òa", "óa". Nguyễn Hữu Dng 02:31, ngày 24 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Ý kiến của anh Dụng cũng hay. Giờ đọc kĩ bài của bác Bánh Ướt mới nhận ra rằng hình như bác hiểu nhầm tôi. Cụ thể là cái phần hiện giờ ghi là "Đúng chính tả [F8]" là để bật tắt kiểm tra chính tả -> ví dụ như khi gõ linux ở kiểu telex với tính năng này bật thì nó hiện linux, còn khi tắt thì nó hiện linũ chứ hoàn toàn không liên quan đén việc đặt dấu thanh nên không thể đổi nó thành "Bỏ dấu kiểu Quốc Hội mới" được.--Đặng Trần Hiếu 02:49, ngày 24 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Đọc trang biểu quyết xóa bài thấy kỳ cục, giống hệt trang Quốc hội có cả hai cách viết óa và oá[3], trang Thay đổi gần đây cũng rứa, có cả xóa và xoá.Đặng Trần Hiếu sửa giúp thì tôi cảm ơn chứ choảng gì đâu, cách dùng bỏ dấu kiểu Quốc hội mới[F8] là do tôi đọc hướng dẫn cách dùng ô [F8] ở đâu đó, kiểm tra lại thấy cũng không đúng. Xin lỗi nha. Bánh Ướt 04:21, ngày 24 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Bệnh cải tiến

Cải tiến là sửa đổi làm tốt hơn lên.

Con người thì thích cải tiến, không có cải tiến thì văn hóa, giáo dục, kinh tế, chính trị... cứ y như cũ cả 1000 năm trước làm sao sống được.

Nhưng cải tiến cũng là một bệnh có hại. Có một thời chiến sỹ lái máy bay của Liên Xô cứ tưởng chiếc máy bay là của riêng mình, mỗi người cứ tùy tiện sửa đổi, cải tiến cho phù hợp với mình mà họ tin là điều đó sẽ tốt hơn cho việc chiến đấu của họ. Kết quả của việc cải tiến tràn lan là Liên Xô đã phải cấm cải tiến máy bay.

Chính tả là quy tắc viết đúng, đã là quy tắc chung được thống nhất từ lâu, nhiều thế hệ dùng, nhiều tài liệu văn bản cũ từng dùng vậy mà cũng có người thích cải tiến. Cải tiến để tạo ra một loạt sai khác giữa các người dùng, thế hệ dùng chữ viết? Sau một thời gian lại có một cải tiến?

Hãy để ý font và cách gõ tiếng Việt: cải tiến hơi nhiều, bây giờ đã thống nhất chưa? Hãy để ý quy tắc chạy xe bên phải, bên trái. Tại sao thế giới không thống nhất được một quy tắc, một hệ thống chuẩn độ dài, trọng lượng thể tích? Vì hệ thống của mình đã quen nếu thay đổi sẽ tốn kém. Nhưng việc cải tiến hoặc không chịu theo quy tắc đã có sẵn thì lại khác. Tại sao xe máy phe xã hội chủ nghĩa thì tay ga ở bên trái, tay côn ở bên phải, chân số bên phải, chân thắng bên trái? Cố ý làm khác vì lý do chính trị, vì tự tôn, bằng cách đó làm người ở khác phe khó dùng hàng của mình và dễ dàng bị phát hiện (dễ phát hiện gián điệp). Nhìn chữ viết và cách dùng một số từ là có thể biết đâu là dân miền Nam, đâu là dân miền Bắc cho dù có giả trang từ đầu tóc tới quần áo, vì người ta đã tạo ra chữ viết cải cách mà các nhà khoa học miền Bắc đã chứng minh là nhờ nó mà học sinh viết nhanh hơn!

Thế tại sao bây giờ không dùng chữ cải cách? Bài học còn đó, bây giờ có cần cải tiến chính tả để tạo ra một sự phân biệt mới. Một sự lãng phí hệ thống văn bản và thói quen viết tiếng Việt mới. Cái giá phải trả cho một cải tiến nhỏ về cách viết tiếng Việt "cho hay hơn, khoa học hơn" là bao nhiêu đây? Họ muốn chứng minh rằng các người dùng cách viết chính tả đã từng đúng nay không còn đúng. Mục đích chính trị rất rõ ràng, các văn bản cũ là sai cho dù của ai viết cũng là sai, ít ra là sai chính tả và rất khó tra cứu nếu nhập liệu vào mạng nguyên dạng.

Nếu không vì lý do chính trị thì tại sao chỉ cải tiến có chút xíu mà không bỏ koách chữ quờ "qu" để anh em khỏi koay kuồng, kúy báu gì chữ quơ? Còn chữ dờ cũng bỏ koách thay bằng chữ z? "Kính thưa Cậu và Zượng" con đường kách mạng... chữ d = gi = z, zàn záo, zòng sông. Giọng Hà Nội là zọng chuẩn thì bỏ phứt phụ âm "tr", "chống chường đánh thùng thùng nhức óc quá chời ơi". Biết bao nhiêu cái thiếu khoa học của chữ viết tiếng Việt sao không sửa luôn một lần mà nay bày ra cái cải tiến này, mai bày ra cái cải tiến nọ? Bánh Ướt 09:16, ngày 20 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Hỏi chút về cách viết hoa viết thường trong TV

Xin hỏi hai điều: 1, Ví dụ như nói về ông Nguyễn Thiện Nhân khi xét tới cả chức vụ thì người ta toàn viết là Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân. Vậy là danh từ chung là bộ trưởng khi gắn với tên ổng đã thành tên riêng. Vậy mọi ngời cho tôi hỏi phải chăng tỉnh Hà Nam cũng nên thàn Tỉnh Hà Nam? 2, Có qui tắc nói rằng tên các tổ chức, ví như Bộ Giáo dục và Đào tạo, viết hoa chữ cái đầu của các từ. Vậy, thế nào gọi là các từ? ví như "phòng thí nghiệm" có coi là một từ hay là phòng và thí nghiệm riêng?
Hơi xấu hổ về khả năng tiếng Việt của bản thân, nhưng xin mạnh dạn hỏi để tránh edit lung tung. Tôi nghĩ bài này cũng nên được mở rộng để giải thích cho những người như tôi. Cám ơn. Tran Quoc123 (thảo luận) 15:34, ngày 29 tháng 9 năm 2008 (UTC)

Lại Y-dài, I-ngắn

Trong bài có một dẫn chứng sau theo tôi là không hợp lý:

1. 3. Dùng "i" trong trường hợp các tiếng có phụ âm đầu + vần "i" (ví dụ: lí, mĩ, kĩ, thi, sĩ...) đều thống nhất viết bằng "i" (i ngắn). Ví dụ: lí luận, lí tưởng, thi sĩ, nước Mĩ, Hoa Kì, bánh mì, vua Lí Thái Tông, Lí Bí, kỉ niệm, v.v... (mà không viết "y" (y dài) như trước đây. Đây là quy định của Bộ Giáo duc Việt Nam từ năm 1963. Hiện nay Nhà xuất bản Giáo dục vẫn thực hiện nghiêm chỉnh quy định này trong việc in Sách giáo khoa các loại.

Trên thực tế, hiện nay trong các sách giáo khoa, việc viết y-dài hay i-ngắn đối với tên riêng vẫn chưa ngã ngũ. Cụ thể, trong SGK Lịch sử viết "Lý Thái Tổ", "Lý Thái Tông", còn SGK Ngữ văn thì lại viết "Lí Thái Tổ, Lí Thái Tông". Cá biệt, SGK Ngữ văn 7 - tập 1 còn viết tên tác giả "Lí Lan". Như vậy cần phải xem lại sự xác thực của đoạn này, nhất là câu: Hiện nay Nhà xuất bản Giáo dục vẫn thực hiện nghiêm chỉnh quy định này trong việc in Sách giáo khoa các loại Maestredemagia (thảo luận) 09:01, ngày 30 tháng 8 năm 2010 (UTC)

Thứ, ngày, tháng

Tôi cho rằng các thứ trong tuần nên được viết HOA, chẳng hạn thứ Hai thay cho thứ hai, vì nếu viết thường có thể nhầm lẫn với số thứ tự. Chẳng hạn, câu này rất dễ nhầm lẫn nếu thứ trong tuần không được viết hoa: Thứ nhất, thứ hai và thứ ba tôi đều đi làm. Thứ hai, thứ tư và thứ năm tôi không đi làm. Nếu thứ trong tuần được viết hoa thì sẽ dễ hiểu hơn: Thứ nhất, thứ Hai và thứ Ba tôi đều đi làm. Thứ hai, thứ Tư và thứ Năm tôi không đi làm. --FxHVC (thảo luận) 09:48, ngày 12 tháng 6 năm 2011 (UTC)

Bạn nên đề nghị điều này với bộ giáo dục. -- Livy (thảo luận) 10:23, ngày 12 tháng 6 năm 2011 (UTC)

Bạn sai rồi, trong số thứ tự không có: Thứ một, thứ hai. Chỉ có: Thứ nhất, thứ nhì. Ngày trong tuần thì chỉ có " Thứ hai, không có thứ nhất - còn nói ngày theo kiểu thứ tự thì phải nói: Ngày thứ nhất trong tuần (cách nói này được rút gọn là: Ngày đầu tuần. ". NAM BỘ ĐẤT THÀNH ĐỒNG 01:09, ngày 17 tháng 1 năm 2014 (UTC)

Phía Bộ Nội vụ của VN đã ra quy định về viết hoa trong văn bản hành chính. Tên ngày trong tuần, tên của tháng nếu không dùng số thì đều phải viết hoa, ví dụ thứ Sáu (chứ không phải "thứ sáu"), tháng Chín (chứ không phải "tháng chín"). Xem [4]. Nếu muốn chuẩn hóa thì có thể xem xét văn bản này mà học theo. 123.20.52.192 (thảo luận) 01:26, ngày 17 tháng 1 năm 2014 (UTC)
Đồng ý với Thành viên:123.20.52.192. Ở hải-ngoại thì cách viết hoa là Tháng Hai, Tháng Ba... và Thứ Hai, Thứ Ba... Duyệt-phố (thảo luận) 05:17, ngày 17 tháng 1 năm 2014 (UTC)

Vần chữ Quốc ngữ

Theo tôi trong tiếng Việt không có vần ôôcôông, đề nghị kiểm tra lại nội dung này. Gia Nạp nhân trả lời 09:29, ngày 6 tháng 6 năm 2014 (UTC)

Nguồn gốc dẫn tiếng Pháp

Cách phát-âm mỗi chữ cái đều ghi là từ tiếng Pháp trong khi chữ Quốc-ngữ có mặt từ trước khi người Pháp chiếm ưu-thế hoạt-động ở Đông-dương trong việc truyền-giáo. Ngay cả giáo-sĩ Đắc-lộ khi qua bên ta cũng phải qua ngả trường dòng Ma-cao của người Bồ-đào-nha. Cuốn tự-điển ông soạn cũng là để dịch tiếng Việt sang tiếng Bồ và tiếng La-tinh, không có gì liên-quan đến tiếng Pháp cả. Các sách vở tiên-khởi đều do giáo-sĩ người Bồ và người Y-pha-nho chủ-động, vậy không cớ gì họ phải đọc chữ đó theo âm tiếng Pháp. Trộm nghĩ việc dẫn âm tiếng Pháp đều là suy-diễn vì người Pháp sang cai-trị nước ta sau này và áp-dụng chữ Quốc-ngữ làm văn-tự chính-thức, trong khi lịch-sử lối chữ này có nguồn gốc xa-xăm hơn nữa, gốc từ tiếng Bồ (Gaspar do Amaral, Francisco de Pina, Diego Carvalho), tiếng Y (hay tiếng Ý (Cristoforo Borri, Giovanni Filippo de Marini).Duyệt-phố (thảo luận) 18:31, ngày 13 tháng 7 năm 2014 (UTC)

Em đồng ý với bác Duyệt-phố về vấn đề này. Tại sao tên gọi cho các chữ cái Quốc ngữ hiện nay lại có thể chịu ảnh hưởng từ tiếng Pháp được trong khi nó có nguồn gốc từ tiếng Bồ? Vì cách gọi này mới bắt đầu có từ thời Pháp thuộc, còn trước đó người ta dùng cách gọi khác (theo tiếng Bồ)? Hay thực ra từ ban đầu nó vốn vẫn thế bởi vì cách gọi tên chữ cái trong tiếng Pháp và tiếng Bồ hầu như là giống nhau? Bác nào biết tiếng Bồ xin lên tiếng giúp với. Dù sao thì đoạn này vẫn cần phải dẫn nguồn. Greenknight (thảo luận) 04:14, ngày 14 tháng 7 năm 2014 (UTC)

Lan man

Bài viết ngày càng lan man nhất là các phần liên quan tới chính tả (các dấu thanh, y dài i ngắn, danh sách vần v.v). Bạn nào có định viết hay mở rộng những phần này thì nên đưa vào các bài chi tiết Quy tắc đặt dấu thanh trong chữ quốc ngữ, Chính tả chữ Quốc ngữ và đừng quên dẫn nguồn đầy đủ. Cảm ơn. Greenknight (thảo luận) 15:18, ngày 23 tháng 11 năm 2014 (UTC)

Yêu cầu sửa đổi trang bị nửa khóa ngày 30 tháng 12 năm 2015

Tôi thấy có một số lỗi như sau.Ở phần giới thiệu chữ ghép kh, có một lỗi chính tả. Âm đó là âm "bật hơi" chứ không phải "bật hợi".

Ngoài ra, ở phần liệt kê các vần trong tiếng Việt, tôi thấy có một số vần không tồn tại hoặc có thể phát âm được nhưng không được sử dụng trong tiếng Việt hiện hành. Tôi xin liệt kê các vần đó ra như sau.

  • Các vần không tồn tại: uă (ă thì phải đi với bán nguyên âm "o" chứ); "uo"; "uao" ("oao" thì còn có thể, nhưng vần này cũng đã được liệt kê rồi).
  • Các vần có thể phát âm được nhưng không được sử dụng trong tiếng Việt hiện hành: "oeng"; "uên"; "uêt"; "uâm"; "uâc".

Thiết nghĩ nếu các vần trên đây sai hoặc không được sử dụng thì không nên liệt kê vào hệ thống vần của tiếng Việt vì nếu xét rộng ra các vần có thể phát âm được nhưng không được sử dụng thì có rất nhiều và việc liệt kê đó không cả ý nghĩa thực tiễn nào cả.Mong mọi ý kiến trên đây của tôi sẽ được xem xét qua.

Tôi xin cảm ơn HaiNam12345 (thảo luận)

Tôi đã [tạm] bỏ khóa để các thành viên cải thiện bài. Việt Hà (thảo luận) 17:39, ngày 30 tháng 12 năm 2015 (UTC)

Chữ Nôm Latinh

Tôi mới nghe qua khái niệm này, không biết bạn Greenknight dv có thể giải thích cho tôi được tường tận ? Cảm ơn bạn. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 18:08, ngày 1 tháng 4 năm 2018 (UTC)

Chào bạn, trước đây cộng đồng Công giáo còn gọi chữ Quốc ngữ là chữ Nôm Latinh, phân biệt với chữ Nôm Annam. Có thể hiểu Nôm mang nghĩa phái sinh là nôm na, bình dân hay bản xứ (vernacular). Chữ Quốc ngữ ghi bằng chữ cái Latinh nên lúc đó được gọi là chữ Nôm Latinh. Tại đây có viết: "Trước đây những nhà in ở Tây Đàng Ngoài như Kẻ Sở, Phúc Nhạc đều phân biệt rõ ràng những sách Chữ Nôm Annam, tức loại Chữ Nôm chúng ta đề cập ở đây, với những sách Chữ Nôm La tinh, tức Chữ Quốc Ngữ." Bạn có thể thấy cách gọi này tại một số điều khoản về việc học chữ của các chị em nhà mụ và trẻ con trong sắc chỉ của Công đồng Miền Bắc Kỳ lần thứ nhất tại Kẻ Sặt năm 1900 và Công đồng Miền Bắc Kỳ lần thứ hai tại Kẻ Sở năm 1912. Greenknight (thảo luận) 03:13, ngày 2 tháng 4 năm 2018 (UTC)
À, thì ra trước đây trong cộng đồng Công giáo có gọi chữ Nôm Latinh để phân biệt với chữ Nôm Annam. Tuy nhiên, theo tôi cách diễn giải thì sẽ hơi khác một chút.
Bài Chữ Nôm đã dẫn giải xác đáng ý nghĩa của từ Nôm, theo đó Nômâm Hán-Việt trung cổ của chữ 南 mà âm Hán-Việt hiện đại đọc là Nam. Trong bài này, cũng có nhắc đến việc người Việt xem mình là người phương Nam, để đối lập với Trung Hoa là nước phương Bắc. Nam ở đây là một lối hoán dụ, dùng phương hướng để nói lên dân tộc Việt. Các ví dụ điển hình có từ Nam như "nước Nam", "dân Nam", và như thế "chữ Nôm", tức "chữ Nam" cũng cùng một trường nghĩa như thế, tức là "chữ của người Việt".
Các nhà nho không dùng chữ Nôm, do sách thánh hiền được ghi bằng Hán văn. Họ xem thường chữ Nôm, coi đó là thứ chữ không chính quy, thứ chữ để ghi tiếng nói bình dân mà trong sách thánh hiền không bao giờ dùng đến. Họ châm biếm "nôm na là cha mách qué" là như thế.
Theo cách giải thích của bạn, tôi đoán là cộng đồng Công giáo phân biệt 2 loại chữ Nôm là bởi vì chúng viết bằng hai hệ chữ khác nhau. Chữ Nôm Latinh là loại chữ để ghi tiếng Việt, phát triển dựa vào bảng mẫu tự La Tinh trong khi Chữ Nôm Annam là loại chữ Nôm sẵn có được phát triển từ chữ Hán.
Nhưng tôi có thắc mắc rằng khái niệm Chữ Nôm LatinhChữ Nôm Annamthực sự là một khái niệm và được chấp nhận rộng rãi chưa ? Hay đó chỉ là một cách gọi của vài tác giả trong cộng đồng Công giáo ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 04:50, ngày 2 tháng 4 năm 2018 (UTC)
Tôi hiểu Nôm có nghĩa là Nam chứ, vậy nên tôi mới giải thích ở đây là nghĩa phái sinh mà. Còn khái niệm chữ Nôm Latinh có được chấp nhận rộng rãi hay không thì đâu có quan trọng vì bây giờ có ai gọi thế nữa đâu. Chỉ có điều là trước đây chữ Quốc ngữ, vốn chỉ có cộng đồng Công giáo sử dụng, còn có một tên gọi khác. That's it. Greenknight (thảo luận) 06:08, ngày 2 tháng 4 năm 2018 (UTC)
Tôi thấy giới thiệu Chữ Nôm Latinh với nghĩa Chữ Nam Latinh như là một tên gọi trong lịch sử của chữ Quốc ngữ là nên làm. Chữ này có từ Tk.16, nhưng tên "Chữ Quốc ngữ" đánh dấu bởi sắc lệnh Gustave Hector Ohier ngày 22/2/1869 đưa ra cho lãnh thổ Nam Kỳ. Đến năm 1910 mới giảng dạy ở Bắc Kỳ và được giới tân học hưởng ứng. Tuy nhiên giới Hán học (đặc biệt là sỹ phu Bắc Kỳ) không chấp nhận tên này, nên thuật ngữ chữ Nôm Latinh được xài để dung hòa. Mãi đến những năm 1935-40 văn Hán mới hết hẳn vai trò trong xã hội, đơn giản là phần lớn giới Hán học đã quy tiên, tên gọi "Chữ Quốc ngữ" mặc nhiên thay thế cho Chữ Nam Latinh. LuongLBc (thảo luận) 15:45, ngày 6 tháng 4 năm 2018 (UTC)
Chỉ có tên gọi chữ Nôm Latinh thôi chứ không có chữ Nam Latinh nhé bạn. Cũng chưa chắc tên gọi chữ Quốc ngữ ngày đó là do chính quyền thuộc địa đặt ra mà có thể nó ra đời trước đó. Nên nhớ chữ Nôm trước đây còn được gọi là "quốc ngữ", "quốc âm" thì chữ Quốc ngữ Latinh ngày nay cũng có thể được gọi như vậy từ trước thời Pháp thuộc, bên cạnh cái tên "Nôm Latinh". Khi đó "quốc ngữ" không hẳn có nghĩa là "ngôn ngữ quốc gia" theo như cách hiểu dân tộc chủ nghĩa ngày nay mà có thể đơn giản nó đề cập đến thứ tiếng bản quốc hay sở tại. Dù sao thì các lập luận của bạn hay của tôi đều là phỏng đoán, cần có các nghiên cứu hàn lâm về vấn đề này. Chúng ta bây giờ chỉ có thể cung cấp facts chứ không phải original research trong bài viết. Greenknight (thảo luận) 04:33, ngày 7 tháng 4 năm 2018 (UTC)

Nhận xét không khách quan

Đề nghị không thêm những nhận xét cảm tính, hoặc tuyên truyền vào bài viết. Nếu không có hiểu biết mà còn lười đọc sách thì xem các thuyết trình sau của Ts. Phạm Thị Kiều Ly để có kiến thức căn bản:

Quá chán với những thành phần như thế này. Greenknight (thảo luận) 23:01, ngày 12 tháng 12 năm 2019 (UTC)

Mục "Phiên âm" không có nguồn tham khảo

Mục "Phiên âm" viết ra chẳng có nguồn tham khảo nào. Các hướng dẫn đã có ở bản Quyết định của Bộ Giáo dục số 240/QĐ ngày 5 tháng 3 năm 1984. Nếu có tranh cãi thì ở hội nghị nào. Nếu chỉ là ý kiến cá nhân thì đề nghị xóa mục này đi. BacLuong (thảo luận) 04:34, ngày 19 tháng 5 năm 2020 (UTC)

Tách bài

Bài đã khá dài, tôi đề xuất tách mục "Bảng chữ cái" sang bài Bảng chữ cái tiếng Việt.27.66.37.156 (thảo luận) 05:55, ngày 17 tháng 2 năm 2022 (UTC)

Một tuần sau, nếu không có ý kiến thêm, tôi xin tách bài ạ.27.66.37.156 (thảo luận) 08:29, ngày 18 tháng 2 năm 2022 (UTC)
Đã có thành viên tách.27.66.37.156 (thảo luận) 07:45, ngày 23 tháng 2 năm 2022 (UTC)

Mục "Quy tắc sử dụng i và y" quá chi tiết cho chủ thể của bài là "Chữ Quốc ngữ", tôi đề xuất tách mục "Quy tắc sử dụng i và y" sang bài Sử dụng i và y trong chữ Quốc ngữ.27.66.37.156 (thảo luận) 07:45, ngày 23 tháng 2 năm 2022 (UTC)

Thiếu xót của chữ Quốc ngữ.

Xin lưu ý những gì tôi nói có thể chứa những "nghiên cứu chưa công bố", tôi chỉ muốn đóng góp ý kiến chứ không hề bôi bác "chữ Quốc ngữ" được gọi là "chữ La Tinh của Việt Nam". Tôi xin được dùng thuật ngữ chữ La Tinh Vn thay vì chữ Quốc ngữ để mọi người dễ hiểu hơn về ý của tôi. Chữ la tinh việt nam đến nay đã phát triển gần như hoàn hảo, nhưng đó chỉ là hoàn hảo về mặc chính tả, mặc thẩm mỹ chứ không hoàn hảo về mặc ngôn ngữ. Vì với số lượng ký hiệu hiện có trong chữ latinh vn thì vẫn chưa đủ để mô tả hết kho âm tiết cực lớn của tiếng Việt. Tôi cũng xin nói thêm tiếng Việt là một ngôn ngữ lai giữa 4 ngữ hệ đó là ngữ hệ Nam Á, ngữ hệ Hán Tạng, ngữ hệ Thái Kadai và ngữ hệ Nam Đảo nhưng tiếng Việt vẫn chịu ảnh hưởng của ngữ hệ Nam Á là nhiều nhất vì theo tôi nghiên cứu tất cả các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á đều có một kho âm tiết rất lớn do có nhiều nguyên âm. Quay lại vấn đề, vì sao tôi lại nói chữ latin vn hay chữ quốc ngữ chưa đủ để mô tả hết ngữ âm của tiếng Việt vì tất cả những người phát triển chữ quốc ngữ đều chủ yếu chỉ quan tâm đến chính tả để mà làm sao viết cho đẹp cho hợp lý, nhưng điều đó lại là một sai lầm lớn khiến cho tiếng Việt bị hao hụt rất nhiều âm tiết vốn dĩ không đáng, thậm chí là từ vựng cũng bị mất theo. Tôi cũng xin nói thêm là những kẻ, những loại nào mà nói tiếng Việt thuộc ngữ hệ Hán Tạng là những kẻ đầu đất, óc bã đậu vì không thể căn cứ vào thanh điệu mà gộp tiếng Việt vô nhóm Hán tạng được. Nói về nhóm hán không bao gồm nhóm tạng miến là một nhóm ngôn ngữ nghèo âm tiết, một số ngôn ngữ thuộc nhóm hán thậm chí nghèo cả phụ âm cuối trong tiếng Việt thì rất là nhiều âm tiết, còn nhiều những âm tiết chưa khám phá ra là do bị hạn chế bởi luật chính tả. Thực sự việc bỏ các chữ w,j,f,z cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho số lượng âm tiết bị suy giảm nghiêm trọng. Lấy ví dụ bỏ chữ j và thay bằng chữ gi đã gây ra một vấn đề rất kín đáo đó là bị mất từ gi-ết, vì từ gi-ết mà viết là giết thì lại đọc thành gi-iết. Tôi cũng muốn nói rõ chữ giết và [giiết] là hai chữ khác nhau. Rõ ràng là bị mất 1 từ 1 cách oan uổng. Một từ một chữ có được trong tiếng Việt thật sự là một điều đáng được trân trọng. Lấy ví dụ nữa là bỏ chữ w cũng gây ra 1 vấn đề đó là âm uô và [wô] lại không thể phân biệt. Âm uô nó lại là 1 nguyên âm đôi, còn âm wô cũng được viết là uô thì nói lại là âm đệm u đi với ô. Điều này đã gây ra vấn đề hai chữ cuốc và quốc. Chữ q mới thực sự là chữ không cần thiết nều không chiếu theo luật chính tả. – 194.233.94.121 (thảo luận) 13:53, ngày 10 tháng 8 năm 2022 (UTC)

Quay lại trang “Chữ Quốc ngữ”.