Thảo luận:Kim chi

Bình luận mới nhất: 11 tháng trước bởi Thuanh12345678 trong đề tài Một số lưu ý khi làm và bảo quản kim chi

Untitled

(hay còn gọi là: gimchi hoặc kimchee)

Theo tôi nên bỏ đoạn trên, vì tiếng Việt chỉ viết "kim chi", "kimchi" hoặc "kim-chi", chứ không có các cách viết gimchi hay kimchee. Phần giải nghĩa này chỉ dùng cho các cách gọi trong tiếng Việt, còn hai cách gọi kia là của tiếng Anh. Nếu muốn chú thích về từ nguyên gốc thì nên lấy chữ Hàn. Tmct 13:35, ngày 5 tháng 12 năm 2006 (UTC)

Perilla là tên tiếng Anh/tên khoa học để chỉ các loài tía tô khác nhau (IPNI liệt kê khoảng 23 danh pháp, trong đó nếu loại đi các từ đồng nghĩa thì còn khoảng 10 loài). Cây tía tô mà người Hàn Quốc dùng có lẽ là Perilla frutescens (tiếng Trung là 紫苏-tử tô, cũng có nghĩa là tía tô, tạm gọi là tử tô/tía tô Tàu để phân biệt với tía tô mà chúng ta vẫn quen dùng), còn cây tía tô ở Việt Nam hay dùng là P. ocymoides.Vương Ngân Hà 15:29, ngày 5 tháng 12 năm 2006 (UTC)

kimchi là cách đọc của người Việt. Tiếng Hàn phụ âm ㄱ đứng trước nguyên âm và ở đầu câu có thể phát âm là g/k, "ee" hay "i" thì "ee" là theo cách phiên âm konglish. Bởi vậy tôi mới bảo là nó còn gọi (phát âm) là. Doqtu84 15:30, ngày 5 tháng 12 năm 2006 (UTC)

À, vậy ra là cách đọc, tôi hiểu nhầm.
Nhưng mà hai từ mà bạn viết chắc là phiên âm sang ngôn ngữ nào đó không phải tiếng Việt.
Nếu bạn viết "kimchee" và bảo tôi đọc (người Việt bình thường sẽ đọc theo kiểu tiếng Việt) thì tôi sẽ đọc là /kim-che-e/ ("che" giống như "che đậy" ấy). Còn "gimchi" có thể sẽ được đọc thành /dim-chi/ (giống như "gì" đọc như /dì/ ấy mà).
Theo tôi thì cách đọc nên được phiên âm sang tiếng Việt, nghĩa là
...trong tiếng Hàn được đọc là kim-chi hoặc ghim-chi...
hoặc là dùng ký hiệu phiên âm quốc tế, nhưng cái này thì tôi không biết dùng. Tmct 15:07, ngày 6 tháng 12 năm 2006 (UTC)

tiếng Hàn thì có những âm người ta hay nhầm lẫn với nhau, ví dụ như là 김츼 và 김치. 김 có thể đọc là ghim (như tiếng Việt) hoặc là kim. Còn 츼 (theo qui tắc romanization thì viết là: chee), 치 (theo qui tắc romanization thì viết là: chi), 2 chữ này phát âm rất giống chữ "chi" trong tiếng Việt. Vì vậy người ta đọc hay nhầm. Cảm ơn bạn đã sửa giúp! Doqtu84 15:46, ngày 6 tháng 12 năm 2006 (UTC)

Một số lưu ý khi làm và bảo quản kim chi

Kim chi cải thảo không những vừa dễ làm mà còn là món ăn kèm có nhiều công dụng như giúp cải thiện hệ miễn dịch, phòng cảm cúm trong mùa lạnh, giúp giảm cân, làm đẹp da và phòng chống ung thư…

Gần giống như món dưa muối của Việt Nam, kim chi cải thảo Hàn Quốc được dùng cho các món canh, lẩu hoặc ăn phụ kèm với cơm rất ngon miệng.

Để có món kim chi cải thảo thơm ngon, giòn cay, chuẩn vị, bạn nên chọn những bắp cải thảo còn tươi, không bị dập; củ cải tươi, mọng nước để muối lên được giòn hơn; chọn mua cà rốt có kích thước vừa phải, hình dáng thuôn dài về phía đuôi, lớp vỏ trơn láng, cầm lên thấy nặng, chắc tay, tránh mua củ quá to, có phần lá, cành ở gốc và phần vai củ to, dày vì đó là những củ già, có nhiều xơ, ít dinh dưỡng...

Tùy vào nhiệt độ phòng, kim chi cải thảo có thể nhanh hoặc chậm chua hơn. Vì vậy, bạn nên kiểm tra hàng ngày để tránh kim chi bị chua quá. Khoảng 1-2 ngày là kim chi cải thảo có thể thưởng thức được, khi đó nên được bảo quản lạnh để dùng được lâu hơn.

Để kim chi được sạch và bảo quản được lâu hơn, bạn nên tiệt trùng thùng hoặc hũ thủy tinh trước khi cho kim chi vào muối.

Cách làm món kim chi cải thảo Hàn Quốc tại nhà cũng khá đơn giản phải không? Bạn còn chần chừ gì mà không tự trổ tài khéo tay với món ăn này. Chúc các bạn thành công! – Thuanh12345678 (thảo luận) 11:32, ngày 14 tháng 5 năm 2023 (UTC)

Quay lại trang “Kim chi”.