Thảo luận:Phở

Bình luận mới nhất: 6 năm trước bởi BacLuong trong đề tài Bàn thêm về nguồn gốc phở
Dự án Ẩm thực
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Ẩm thực, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Ẩm thực. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

Untitled

Trong tiếng Việt lóng, "phở" có nghĩa là "bồ" (tình nhân). Có thể đưa nghĩa này vào trang định hướng được không?

Hoàn toàn không có gì ngăn cản việc làm này. Bạn có thể đưa vào định hướng. (15.235.153.106 17:48, ngày 29 tháng 1 năm 2007 (UTC))
WP không phải là nơi chứa các định nghĩa từ vựng như trong từ điển, theo tôi đưa vào Wiktionary phù hợp hơn. Ngoài ra bài này nên phát triển thêm để nói về phở nói chung, không nên làm trang định hướng. Nguyễn Thanh Quang 01:04, ngày 30 tháng 1 năm 2007 (UTC)

Một hình trong bài có câu "Tô phở TPHCM", đây là loại phở nào vậy? Mekong Bluesman 18:43, ngày 17 tháng 11 năm 2007 (UTC)

Xí quách

Xí quách là gì? Khái niệm này là một phương ngữ chỉ có trong Nam. Newone 00:08, ngày 2 tháng 1 năm 2008 (UTC)

Trư cốt (xương heo) đọc theo âm người Hoa (Quảng Đông) ở Việt Nam thành xí quách.Lưu Ly (thảo luận) 00:42, ngày 2 tháng 1 năm 2008 (UTC)
Thế người hết xí quách là sao? Newone 00:57, ngày 2 tháng 1 năm 2008 (UTC)
Ban đầu, xí quách được nói và hiểu theo nghĩa trên, sau đó thì xương heo, xương trâu, xương bò... trong nồi nấu phở cũng được gọi tuốt là xí quách. Xí quách hay xíu quách chắc là do cách đọc, cách viết dựa vào phiên âm và không thể nói từ nào là chính xác hơn ?! Một từ khác (僄 :phiêu) phiên âm theo Quảng Đông cũng là xíu, xí. Xí quách, xíu quách tôi đoán ý có thể là người có gân cốt không còn nhanh nhẹn nữa, giải thích theo nghĩa bóng có thể chỉ về người đàn ông không còn năng lực, trên bảo mà dưới không nghe. Lưu Ly (thảo luận) 01:51, ngày 2 tháng 1 năm 2008 (UTC)
Tks. Newone (thảo luận) 03:51, ngày 4 tháng 10 năm 2010 (UTC)

Nước dùng

Nước dùng hiện nay thật hiếm hàng còn dùng xương bò, vì vậy làng mổ bò [1] mới ngắc ngoải vì xương thối. Công nghệ khử mùi gây gây của xương bò khi làm nước dùng với những bí quyết và sự cầu kỳ, đã ít nhiều thất truyền. Hiện người ta hay dùng xương lợn, sá sùng và...mì chính. Khương Việt Hà (thảo luận) 03:30, ngày 2 tháng 1 năm 2008 (UTC)

Ăn phở thì thường uống nước trà đá và ít khi uống nước ngọt hay các chất có cồn khác, hic, cái này chắc miền Nam rùi, ở Bắc có ai lại ăn phở với bất cứ một thứ nước gì uống kèm bao giờ. Khương Việt Hà (thảo luận) 03:32, ngày 2 tháng 1 năm 2008 (UTC)

Nơi phát tích của phở ở Việt Nam

đây có nói phở phát tích từ Nam Định, nhưng tôi thấy cũng không tin tưởng 100%, hay là ta nói ở mức độ vừa phải "có tài liệu cho rằng...." rồi chú thích đến đấy? tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 05:53, ngày 31 tháng 1 năm 2008 (UTC)

Rất sơ khai

Tôi quyết định đặt tiêu bản rất sơ khai vào bài này. Lý do là mặc dù nó đã khá dài nhưng lại chưa đủ dài với một bài về phở ngay tại Wikipedia tiếng Việt (Nếu là Wikipedia tiếng khác thì thế cũng tạm ổn) và vì nó còn thiếu cách chế biến. Xem ra những người viết bài này toàn đi ăn phở ngoài cửa hàng chứ không biết tự nấu.--202.244.105.124 (thảo luận) 05:28, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)

Bạn đọc kỹ và làm đúng theo như nội dung trong phần Phở ở Hà Nội thì sẽ được tô phở ngon đấy, có khi bà xã sẽ yêu nghề bán phở cũng nên/.Hung oanh (thảo luận) 05:37, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)

Không hiểu

Bồ là phở, vợ là cơm: Có ai giải thích cho tôi câu này?--202.244.105.124 (thảo luận) 05:28, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)

Copy từ Thảo luận:Phở Hà Nội

Dưới đây là copy thảo luận Phở Hà Nội, vì bài phở Hà Nội đã được chuyển hướng về đây. Newone 08:44, ngày 30 tháng 5 năm 2008 (UTC)

Vi phạm bản quyền

Trang này sao chép nguyên từ đây. Hình như lời mô tả này phổ biến lắm, tại vì khi tìm kiếm về một vài câu trong đây dùng Google, tôi thấy rất nhiều người chép nó vào đủ thứ diễn đàn. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 00:32, ngày 20 tháng 10 năm 2005 (UTC)

  • Tôi nghĩ rằng nếu một người nào đó bỏ công sức của mình ra viết lại, tổng hợp lại, bổ xung thêm thông tin cho hoàn thiện theo phong cách wikipedia, không chép nguyên bài của bất cứ ai...thì không thể nói là vi phạm bản quyền ! còn bài này tôi tự viết ra không tham khảo bất cứ tài liệu nào!(vì tôi là người thường ăn và thích ăn phở !), nhưng cũng xin cảm ơn bạn vì bạn đã google cho mình trang này..--Duongdttt 10:01, ngày 25 tháng 11 năm 2005 (UTC)

Lưu ý là sau khi tôi báo về vấn đề này, Bùi Dương đã viết lại bài để không vi phạm bản quyền. Chỉ giữ thảo luận này để đọc được đường phát triển của bài này. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 01:48, ngày 20 tháng 2 năm 2006 (UTC)

Phở Hà Nội

Tôi mong là bài này sẽ nói về phở Hà Nội thay vì chỉ nói về phở một cách tổng quát. Mekong Bluesman 09:32, ngày 22 tháng 10 năm 2005 (UTC)

Phần đóng góp của Võ Thái Dương

Phở, không chỉ có phở Hà Nội mà còn có Phở Sài gòn, Phở Tàu Bay, Phở Tư Lùn, Phở Thìn...Thực ra đây chỉ là những tên gọi chung của món phở - một món ăn dân dã của người dân Việt Nam mà thôi, như do có những cái riêng của từng vùng hoặc từng người nấu phở mà có tên như vậy. Phở, đơn giản chỉ là PHỞ, chứ không phải là noodles soup trong tiếng Anh hoặc chinoise soupe trong tiếng Pháp.

(Người viết Võ Thái Dương; e-mail: vtduong1977@yahoo.com.vn; rất mong được chia sẻ cùng quý vị)58.187.64.217

Tôi và các người bạn của tôi (không phải là người Việt, tất cả chúng tôi) gọi phở là "phơ" - vì ít người phát âm được các nguyên âm được thay đổi bằng dấu hỏi - và viết là "pho". Tại Canada, rất ít nơi dùng "beef noodle soup" hay "soupe chinoise" cho phở. Cách dùng thông thường nhất, dĩ nhiên, là "pho", và "soupe Tonkinoise"/"Tonkin soup". Mekong Bluesman 15:51, ngày 24 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Tôi xác nhận "Soupe Tonkinoise" có được dùng ở Pháp để nói về phở, tuy nhiên "pho" được dùng phổ biến hơn rất nhiều, trong các thực đơn và trên biển quảng cáo ở cửa hàng.VLVN Cup 15:58, ngày 24 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Tôi cũng xác nhận xác nhận này, thậm chí các nhà hàng Tàu để hút khách cũng dán chữ PHO thật to. Nguyễn Thanh Quang 16:02, ngày 24 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Cám ơn VLVN Cup và Nguyễn Thanh Quang. Tôi nhớ trong các lần đi Pháp (Paris) tôi thấy cả "soupe Tonkinoise" và "pho"; nơi dùng "beef noodle soup" hay "Vietnamese beef noodle soup" nhiều nhất mà tôi thấy là Hoa Kỳ nhưng cũng không so sánh được với "pho" hay "phở"; ngay tại London và Roma tôi cũng thấy có các quán ăn "pho". Mekong Bluesman 16:08, ngày 24 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Ở chỗ tôi ở quán phở cạnh tranh nhau nhiều quá, có quán sập tiệm và khai trương mỗi tuần. Quán nào mà dám viết "Vietnamese noodle soup" hay "beef noodle soup" thì chắc sẽ sập tiệm trong nháy mắt. Nguyễn Hữu Dng 18:55, ngày 24 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Những vùng có cộng đồng Việt tại Hoa Kỳ thì dĩ nhiên dùng "phở". Tôi viết bên trên là tại các vùng ít người Việt hơn California, Houston, Virginia... và cách dùng của các người không phải là người Việt. Mekong Bluesman 20:31, ngày 24 tháng 11 năm 2005 (UTC)

vnbomber9 wrote:

Tôi đã xem thử link mà Nguyễn Xuân Minh đưa ra nhưng tôi thấy bài viết này không vi phạm luật bản quyền, hoặc là bài viết đã được sửa sau khi Nguyễn Xuân Minh đưa ra ý kiến trên. Nhưng dù sao tôi cũng đồng ý rằng bài viết này nên được sửa đổi và bổ sung thêm thành 1 bài viết hoàn chỉnh vì hiện nay "phở" đã trở thành 1 từ mượn (loan word) và được chấp nhận khá rộng rãi, không thể để "rice noodle soup" vì dễ nhầm lẫn với các loại khác như bún, miến, hủ tiếu, v.v...Vì thế tôi đề nghị sửa trang "phở Hà Nội" thành "Phở" nói chung vì phở là món ăn của tất cả người Việt và thậm chí cả các bạn ngoại quốc, nếu viết "phở Hà Nội" hay "phở Bắc" thì xin cho thành 1 phần nhỏ của "Phở" (ví dụ "các loại phở"), có thể tham khảo bài này bên Wiki tiếng Anh[2].

Tôi mong món phở tái lăn sẽ không bị quên trong lần update tới, tôi rất mê phở và đã ăn phở từ nhỏ, nhưng khoảng 3 năm trở lại đây tôi được làm quen với phở tái lăn và cảm thấy đây là 1 loại phở ngon không thể bỏ qua khi bạn muốn làm quen với phở, trong thành phố HCM có thể thử ở Phở Phú Gia đường Lý Chính Thắng cạnh 1 hiệu thuốc, thành thật xin lỗi vì hiện nay tôi đang ở Đức không thể cập nhật địa chỉ quán phở này.

1 lưu ý nhỏ, chúng ta đóng góp bài trên Wiki trên tinh thần dân chủ và khách quan, xin đừng viết liên quan đến chính trị hoặc loại phở nào ngon hơn mà thay vào đấy là loại phở nào được nấu như thế nào với nguyên liệu gì, mỗi người có quyền tự quyết định loại phở nào là "của mình" :)Xin cảm ơn :)

Phiên bản đầu tiên của bài này vi phạm bản quyền, nhưng ba ngày sau tôi báo về vụ đó, Duongdttt viết lại bài để không vi phạm bản quyền; thảo luận đó chỉ lưu trữ từ trước đây. Tại vì bài này dành cho chủ đề "phở Hà Nội" hay "phở bắc", không nên tổng quát hóa bài. Chúng ta vẫn cần một bài viết về phở, mời bạn bổ sung ở đấy nhưng để bài này nói về phở bắc. Nếu bạn cảm thấy là bài này nói phần nhiều về món phở nói chung, thì nên chuyển mấy câu tổng quát sang bài phở. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 01:46, ngày 20 tháng 2 năm 2006 (UTC)

Hình phở Hà Nội

Cái hình ở đầu bài tệ quá, không phải phở gà Hà Nội. Món này ở Hà Nội không cho nước tương và tương ớt chai như đỏ đen góc dưới bên trái của hình. Đề nghị bỏ hình này đi! Nguoithudo 15:52, ngày 16 tháng 4 năm 2006 (UTC)

Sao lại cho hình sushi vào bài phở Hà Nội thế? Great Student of Hippocrates 13:54, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)

Ảnh đó ở đây buồn cười quá.

Trong tiêu bản về Ẩm thực có từ Súps - có ai sửa thành Súp được không?

Ai đó ăn phở rồi chụp 1 kiểu rồi truyền lên để đỡ phải suy nghĩ về bản quyền của Hình:Pho.jpg.--An Apple of Newton 14:11, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)

Phở Hà Nội hay phở chung

Nhiều nội dung của bài này không nói riêng về phở Hà Nội mà lại nói về phở chung. Tôi đề nghị sửa đổi cấu trúc bài này rồi đổi tên thành phở. Nguyễn Hữu Dng 22:59, ngày 20 tháng 4 năm 2006 (UTC)

Làm ơn cho giùm tôi cái gallery này vào bài với?Newone 02:25, ngày 2 tháng 7 năm 2006 (UTC)

Nước dùng

Cách đun sôi rồi gạn bọt đi là một cách. Có người phát hiện rằng bọt ra là vì huyết vẫn còn ở trong xương tiết ra, nên họ thường cho xương vào đun sôi, để chừng 2-5 phút rồi đổ nước đó đi (lẫn cả bọt), rửa qua xương cho sạch bọt rồi cho lại vào nồi ninh thành nước dùng, ninh nhỏ lửa. Như vậy người nấu không phải đứng canh chừng nồi nước dùng và gạn bọt. Không biết những người làm hàng phở ở Hà Nội có làm thế không? Có ai nghiên cứu tường tần không?--Hai Dang Quang 03:11, ngày 2 tháng 7 năm 2006 (UTC)

Cách trên cũng đúng và cách làm trong bài cũng đúng. Nhưng cách trên thì dĩ nhiên là không mất công bằng và nước dùng sẽ không trong bằng. Tùy vào độ "kỹ tính" của người thưởng thức mà người đầu bếp sẽ lựa chọn cách làm sao cho phù hợp. Còn người làm hàng phở hiện nay ở Hà Nội dĩ nhiên là chỉ làm theo cách trên thôi. Nếu trong cuộc thi nấu ăn hay trong buổi "thử tài" "người nội trợ tương lai" thì họ sẽ làm theo cách như trong bài viết. Casablanca1911 15:27, ngày 2 tháng 7 năm 2006 (UTC)

Bọt khi nấu phở là ăn được, nhưg có người thích ăn, có người không, người ta vớt ra một nồi riêng ai ăn thì gọi. Người ta vớt ra liên tục vì chỉ như thế thì nước phở mới trong, làm nổi bật lên vị thơm ngon chỉ của xương bò mới có.Dpwiki 14:07, ngày 17 tháng 11 năm 2007 (UTC)

Bún phở

Bài viết "Thành phần chính của phở là bánh phở (hay bún phở theo cách gọi miền Nam" là không đúng. Tui là người miền Nam, chưa thấy ai gọi bánh phở là bún phở cả, chỉ gọi là bánh phở hay sợi phở thôi. Bún là bún mà phở là phở. Nên tui xóa chữ này. 84.177.105.159 (thảo luận) 02:12, ngày 2 tháng 5 năm 2009 (UTC)

Nạm, gầu, sốt vang

Bác nào fân biệt được nạm, gầu k, chỉ gái với. Nó là fần nào c con bò nhỉ? Sốt vang là thịt c fần nào con bò?

Gái cám ơn nhiều,

Thân,--redflowers (thảo luận) 00:48, ngày 3 tháng 5 năm 2009 (UTC)

Ủa, thật là ngoài bắc không ăn phở với húng quế, mà lại ăn với quảy à ? Tại để cái hình có quẩy lên thì không phải nguyên thủy ăn như thế, và không phải vùng nào cũng ăn thế. Miền Nam quen với quẩy cả 50 năm nay, mà chỉ thường là ăn với cháo thôi. 23:16, ngày 7 tháng 5 năm 2009 (UTC)92.230.48.153 (thảo luận)

Phở là món ăn nước ngoài thu hút nhất?

Tôi đã dời thông tin rằng phở là món ăn nước ngoài thịnh hành nhất ở Mỹ hơn cả pizza và pasta vì nguồn thông tin thật đáng nghi ngờ. Thứ nhất, nguồn không thể viết đúng cái tên món ăn taco của Mexico, rồi còn nói rằng phở có "giá cao chóng mặt"(!). Ở Mỹ, món phở là món ăn có giá rất bình dân, từ $5-$10 một tô lớn so với khoảng $10 trở lên một món ở nhà hàng tương đương (với tình hình kinh tế hiện nay, nhiều tiệm phở ở Little Saigon phải giảm giá 50%, cho nên mỗi tô nay chỉ còn khoảng $2.50-$3.50). Còn tạp chí "Gourmet Canada" là cái quái gì tôi không biết, tìm trên Google chả thấy thông tin gì, còn tìm trên tạp chí Gourmet thì không thấy bài nào đưa món phở lên trên. Còn nữa, các món như pizza đã được Mỹ hóa hoàn toàn, cho nên ít ai xem món này là ẩm thực nước ngoài nữa. Đọc bài báo đó tôi cảm thấy như là "mèo khen mèo dài đuôi". NHD (thảo luận) 22:13, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)

Mấy chú phóng viên Việt Nam chuyên viết linh tinh, "tự hào dân tộc" vớ vẩn. Nếu giảm giá còn $2.50-$3.50 thì phải nói quá quá rẻ, còn bình thường cũng chỉ ngang mấy thứ đồ ăn nhanh. Mấy món của Ý thì phải nói là quốc tế hóa rồi chứ không phải Mỹ hóa. Dân Trí, VnExpress... đúng là nguồn uy tín theo quy định, nhưng khi dùng cũng phải cẩn thận.--123.27.182.10 (thảo luận) 22:22, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)
Cứ đúng theo quy định về nguồn của wiki mà làm thôi, thì link đó vẫn sử dụng được. Còn nếu suy diễn cá nhân thì chưa chắc ai đúng sai, và như thế phải xem lại nhiều thông tin trong các bài khác tại wiki cũng có nguồn nghe có vẻ "đáng ngờ" thế từ báo chí trong nước (nhất là mấy bài về số liệu quân sự trong chiến tranh) nhưng vẫn được để, thì sao ? . --92.228.56.162 (thảo luận) 22:30, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)
Đây không phải là suy diễn cá nhân: nhiều thông tin trong bài đó mâu thuẫn với nhiều nguồn khác: Ẩm thực Việt Nam thường được xem là ngon và rẻ. Còn nếu nhất định muốn dùng nguồn này, thì phải nói rõ đó là theo ý kiến của ai. NHD (thảo luận) 22:39, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)
Vậy tại sao trong những bài nhạy cảm như Chiến dịch Hồ Chí Minh, có những số liệu gây tranh cãi, và có người nghi ngờ nên ghi thêm nguồn, lại bị xóa đi nhiều lần và bài bị khóa ? Thí dụ : [3] [4]. Món ăn rẻ chưa hẳn nói lên mức độ phổ biến và yêu chuộng mà có thể chỉ nói lên sự cạnh tranh gay gắt, như Pizza nhiều khi cũng bị bán phá gía rất rẻ. --92.228.56.162 (thảo luận) 23:01, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)

Từ nguyên

Tôi và User:Kauffner đang mở rộng phần lịch sử của bài "Pho" tiếng Anh (thảo luận). Xin các bạn kiểm tra phần này có còn thiếu gì không. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 10:53, ngày 21 tháng 5 năm 2013 (UTC)

Bàn thêm về nguồn gốc phở

Đoạn này do một user vô danh viết lại nguồn gốc phở mà không hề có dẫn nguồn tham khảo. Nên xóa vì trùng lặp. LuongLBc (thảo luận) 13:04, ngày 15 tháng 3 năm 2018 (UTC)

Quay lại trang “Phở”.