Thị trấn (Việt Nam)

đơn vị hành chính cấp xã tại Việt Nam

Thị trấn là một đơn vị hành chính cấp xã tại Việt Nam.

Thị trấn Mộc Châu
Thị trấn Lăng Cô

Tất cả thị trấn tại Việt Nam đều trực thuộc các huyện. Thị trấn có thể là huyện lỵ nếu các cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện được đặt tại thị trấn đó. Tuy nhiên, không phải thị trấn nào cũng là huyện lỵ và không phải huyện nào cũng có thị trấn. Đặc biệt, có một số huyện lỵ không đặt ở thị trấn cùng tên với chính mình, chủ yếu do giao thông không thuận lợi với các xã khác trong huyện như huyện Nhà Bè (Thành phố Hồ Chí Minh), huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc), huyện Chi Lăng (Lạng Sơn), huyện Đức Hòa (Long An). Hầu hết những huyện không có thị trấn nào là những huyện mới chia tách.

Quy định trong luật pháp

Phân cấp hành chính Việt Nam theo Hiến pháp 2013

Cấp hành chính

  • Trong Hiến pháp 2013, Chương IX: Chính quyền địa phương[1], Khoản 1 Điều 110 có viết:

1. Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:

Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Tỉnh chia thành huyện, thị xãthành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;

Huyện chia thành , thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường.

Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.

  • Trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015[2] (sửa đổi, bổ sung 2019[3]), quy định tại Điều 2: Đơn vị hành chính, Chương I: Những quy định chung:

Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:

1. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);

2. Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);

3. Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);

4. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Như vậy, thị trấn nằm ở cấp hành chính thứ ba trong 3 cấp hành chính (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) của Việt Nam.

Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính

Theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13[4] của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 2016, tại Điều 9, Mục 2: Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính đô thị, Chương I: Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính thì một thị trấn cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:

Điều 9. Tiêu chuẩn của thị trấn

1. Quy mô dân số từ 8.000 người trở lên.

2. Diện tích tự nhiên từ 14 km² trở lên.

3. Đã được công nhận là đô thị loại IV hoặc loại V; hoặc khu vực dự kiến thành lập thị trấn đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại IV hoặc loại V.

4. Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Thống kê

Tính đến ngày 1 tháng 2 năm 2024, Việt Nam có 10.597 đơn vị hành chính cấp xã (gồm xã, phường, thị trấn), trong đó có 619 thị trấn.

Tỉnh có nhiều thị trấn nhất là Thanh Hóa với 31 thị trấn, tiếp theo là thành phố Hà Nội với 21 thị trấn. Tỉnh Ninh Thuận có 3 thị trấn còn thành phố Đà Nẵng là đơn vị hành chính cấp tỉnh duy nhất không có thị trấn nào.

Bản đồ vị trí của 619 thị trấn tại Việt Nam

Danh sách các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xếp theo số lượng thị trấn:

  1. Thanh Hóa (31 thị trấn)
  2. Hà Nội (21 thị trấn)
  3. An Giang, Vĩnh Phúc (18 thị trấn)
  4. Nghệ An (17 thị trấn)
  5. Nam Định (16 thị trấn)
  6. Bắc Giang, Long An (15 thị trấn)
  7. Cao Bằng, Gia Lai, Lạng Sơn, Quảng Nam (14 thị trấn)
  8. Đắk Lắk, Hà Giang, Hà Tĩnh, Lâm Đồng (13 thị trấn)
  9. Bình Thuận, Sóc Trăng (12 thị trấn)
  10. Bình Định, Hậu Giang, Phú Thọ, Quảng Trị (11 thị trấn)
  11. Bến Tre, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Kiên Giang, Thái Nguyên, Trà Vinh, Yên Bái (10 thị trấn)
  12. Cà Mau, Đồng Tháp, Lào Cai, Sơn La, Thái Bình (9 thị trấn)
  13. Đồng Nai, Hưng Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang (8 thị trấn)
  14. Bắc Kạn, Kon Tum, Lai Châu, Ninh Bình, Quảng Ninh (7 thị trấn)
  15. Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Nam, Khánh Hòa, Phú Yên, Tây Ninh, Tuyên Quang, Vĩnh Long (6 thị trấn)
  16. Bạc Liêu, Bình Dương, Bình Phước, Cần Thơ, Đắk Nông, Điện Biên, Thành phố Hồ Chí Minh (5 thị trấn)
  17. Bắc Ninh (4 thị trấn)
  18. Ninh Thuận (3 thị trấn)
  19. Đà Nẵng (không có thị trấn nào).

Hiện nay, cả nước có:

Thông thường tên các thị trấn thường có 2 âm tiết, nhưng có một số thị trấn mà tên gọi chỉ có 1 âm tiết, chủ yếu tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng:

Thị trấn có diện tích lớn nhất: thị trấn Thạnh Mỹ (huyện Nam Giang) với 206,58 km².

Thị trấn có diện tích nhỏ nhất: thị trấn Trường Sa (huyện Trường Sa) với 0,15 km².

Phân loại đô thị

Đa số thị trấn tại Việt Nam được xếp vào đô thị loại V. Một số thị trấn lớn được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại IV như:

STTTên thị trấnHuyệnTỉnhLoại đô thịNăm công nhậnChú thích
1Ea KarEa KarĐắk LắkIV2008
2Liên NghĩaĐức TrọngLâm ĐồngIV2009
3Bến LứcBến LứcLong AnIV2010
4Hậu NghĩaĐức HòaLong AnIV2010
5Việt QuangBắc QuangHà GiangIV2010
6Vạn GiãVạn NinhKhánh HòaIV2010
7Mỹ AnTháp MườiĐồng ThápIV2010Cùng với khu vực mở rộng
8Lấp VòLấp VòĐồng ThápIV2011Cùng với khu vực mở rộng
9Phan Rí CửaTuy PhongBình ThuậnIV2011
10ThắngHiệp HòaBắc GiangIV2012Cùng với khu vực mở rộng
11Phước AnKrông PắcĐắk LắkIV2012
12Kiên LươngKiên LươngKiên GiangIV2012
13Năm CănNăm CănCà MauIV2012
14Sông ĐốcTrần Văn ThờiCà MauIV2012
15ChũLục NgạnBắc GiangIV2013Cùng với khu vực mở rộng
16Mỹ ThọCao LãnhĐồng ThápIV2014
17Đắk MilĐắk MilĐắk NôngIV2014
18Thịnh LongHải HậuNam ĐịnhIV2014Mở rộng đạt tiêu chuẩn loại IV
19Buôn TrấpKrông AnaĐắk LắkIV2014
20Plei KầnNgọc HồiKon TumIV2015Mở rộng đạt tiêu chuẩn loại IV
21Chư SêChư SêGia LaiIV2015
22Cần GiuộcCần GiuộcLong AnIV2015Cùng với khu vực mở rộng
23Cần ĐướcCần ĐướcLong AnIV2015Cùng với khu vực mở rộng
24Phú PhongTây SơnBình ĐịnhIV2015
25Kiến ĐứcĐắk R'lấpĐắk NôngIV2015Cùng với khu vực mở rộng
26Cái RồngVân ĐồnQuảng NinhIV2015Cùng với khu vực mở rộng
27Đồng ĐăngCao LộcLạng SơnIV2016Cùng với khu vực mở rộng
28Đức HòaĐức HòaLong AnIV2016Cùng với khu vực mở rộng
29Ba TriBa TriBến TreIV2016Cùng với khu vực mở rộng
30Bình ĐạiBình ĐạiBến TreIV2016Cùng với khu vực mở rộng
31Núi SậpThoại SơnAn GiangIV2016
32Phú MỹPhú TânAn GiangIV2016
33Ea DrăngEa H'leoĐắk LắkIV2016
34Hoàn LãoBố TrạchQuảng BìnhIV2017Cùng với khu vực mở rộng
35Kiến GiangLệ ThủyQuảng BìnhIV2017Cùng với khu vực mở rộng
36Ngọc LặcNgọc LặcThanh HóaIV2017Cùng với khu vực mở rộng
37Diêm ĐiềnThái ThụyThái BìnhIV2018Cùng với khu vực mở rộng
38Lam SơnThọ XuânThanh HóaIV2018Đô thị Lam Sơn - Sao Vàng
39Sao VàngThọ XuânThanh HóaIV2018Đô thị Lam Sơn - Sao Vàng
40Hát LótMai SơnSơn LaIV2018
41Hùng SơnĐại TừThái NguyênIV2019
42Long ThànhLong ThànhĐồng NaiIV2019Cùng với khu vực mở rộng
43Trảng BomTrảng BomĐồng NaiIV2019Cùng với khu vực mở rộng
44Mộc ChâuMộc ChâuSơn LaIV2019Đô thị Mộc Châu
45Nông trường Mộc ChâuMộc ChâuSơn LaIV2019Đô thị Mộc Châu
46Lương SơnLương SơnHòa BìnhIV2019Cùng với khu vực mở rộng
47Chợ MớiChợ MớiAn GiangIV2019Cùng với khu vực mở rộng
48Ea T'lingCư JútĐắk NôngIV2020Cùng với khu vực mở rộng
49Tiên YênTiên YênQuảng NinhIV2020Cùng với khu vực mở rộng
50Như QuỳnhVăn LâmHưng YênIV2020Khu vực phát triển đô thị trung tâm huyện Văn Lâm
51Tiểu CầnTiểu CầnTrà VinhIV2020Cùng với khu vực mở rộng
52Quảng PhúCư M'garĐắk LắkIV2020
53Mỏ CàyMỏ Cày NamBến TreIV2020Cùng với khu vực mở rộng
54Đồi NgôLục NamBắc GiangIV2021
55Diên KhánhDiên KhánhKhánh HòaIV2021Đô thị Diên Khánh
56Quảng HàHải HàQuảng NinhIV2021Cùng với khu vực mở rộng
57An ChâuChâu ThànhAn GiangIV2022Cùng với khu vực mở rộng
58Tri TônTri TônAn GiangIV2022Cùng với khu vực mở rộng
59Cái DầuChâu PhúAn GiangIV2022Cùng với khu vực mở rộng
60Núi ThànhNúi ThànhQuảng NamIV2022Đô thị Núi Thành
61ChờYên PhongBắc NinhIV2022Đô thị Yên Phong
62QuếKim BảngHà NamIV2023Đô thị Kim Bảng
63Ba SaoKim BảngHà NamIV2023Đô thị Kim Bảng

Phân biệt với xã

Tiêu chí để xét một khu vực dân cư là thị trấn hay xã thông thường gắn với tỷ lệ ngành nghề. Tại khu vực xã, tỷ lệ dân số làm nông nghiệp (lâm nghiệp, ngư nghiệp) cao hơn so với một thị trấn. Tại địa bàn một huyện, mật độ dân số tại các thị trấn thông thường cũng cao hơn so với mật độ dân số tại các xã. Các tiêu chí khác như số lượng dân số, đóng góp cho ngân sách (qua thuế chẳng hạn), diện tích đất đai không rõ nét trong trường hợp này. Một thị trấn có thể đông dân và nộp ngân sách nhiều hơn một xã, song cũng không ít trường hợp ngược lại.

Thị tứ

Các sách báo gần đây đề cập nhiều đến khái niệm thị tứ. Tuy nhiên, thị tứ không phải là một đơn vị hành chính nhà nước chính thức. Một thị tứ thông thường được hiểu là trung tâm của một tiểu vùng kinh tế (bao gồm phạm vi nhiều xã với lượng dân cư khoảng 4-5 nghìn người, nhưng không phải trong phạm vi toàn huyện); trong đó các ngành nghề như thương mại, dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển hơn so với các vùng phụ cận. Dân cư sống trong khu vực đó cũng sống tập trung và có mật độ cao hơn. Một thị tứ được hình thành khi ở khu vực đó có sự thuận lợi về các điều kiện hạ tầng cơ sở hơn so với khu vực phụ cận. Nó có thể nằm trong khu vực thuộc nhiều xã giáp ranh. Nó là tiền đề để hình thành nên các thị trấn mới trong tương lai, khi nó phát triển đủ lớn để chính quyền có thể công nhận.

Chú thích

Xem thêm

Liên kết ngoài