Tiếng Tangut

Tiếng Tangut, tiếng Đảng Hạng hay tiếng Tây Hạ là một ngôn ngữ Tạng-Miến thời xưa,[2] một thời nói ở Tây Hạ, trong văn liệu Tây phương còn gọi là Tangut Empire (Đế quốc Tangut). Đây là một ngôn ngữ trong nhóm ngôn ngữ Khương, cùng với tiếng Khương Bắc, Khương Nam, tiếng Phổ Mễ, vân vân...

Tiếng Tangut
Tiếng Tây Hạ
𗼇𗟲
Kinh Phật tiếng Tangut
Sử dụng tạiTây Hạ
Dân tộcNgười Tangut
Phân loạiHán-Tạng
Hệ chữ viếtChữ Tây Hạ
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
Tây Hạ
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3txg
Glottologtang1334[1]

Tiếng Tangut là ngôn ngữ chính thức của Tây Hạ (trong tiếng Tạng tên là Mi nyag), do người Đảng Hạng dựng nên, giành độc lập từ nhà Tống vào đầu thế kỷ XI. Tây Hạ sụp đổ năm 1226 do bị quân Thành Cát Tư Hãn xâm lược.[3]

Tiếng Tangut có chữ viết riêng, gọi là chữ Tây Hạ.

Văn liệu tiếng Tangut cuối cùng được tìm trên hai cột đá kinh Phật Tây Hạ, niên đại 1502,[4] cho thấy rằng người Đảng Hạng vẫn nói ngôn ngữ này 300 năm sau khi mất nước.

Phục dựng

Một tập Phiên Hán hợp thờì chưởng trung châu

Âm vị học

Phụ âm

Tên chữ HánTên Hán-ViệtTên hiện đạiArakawaGongMiyake
重唇音類Trọng thờn âmÂm đôi môip, ph, b, mp, ph, b, mp, ph, b, m
輕唇音類Khinh thờn âmÂm môi răngf, v, wv
舌頭音類Thiệt đầu âmÂm chân răng thườngt, th, d, nt, th, d, nt, th, d, n
舌上音類Thiệt thượng âmÂm quặt lưỡity', thy', dy', ny'tʂ tʂh dʐ ʂ
牙音類Nha âmÂm vòm mềmk, kh, g, ngk, kh, g, ŋk, kh, g, ŋ
齒頭音類Xỉ đầu âmÂm chân răng sauts, tsh, dz, sts, tsh, dz, sts, tsh, dz, s
正齒音類Chính xỉ âmÂm vòmc, ch, j, shtɕ, tɕh, dʑ, ɕ
喉音類Hầu âmÂm thanh hầu', h., x, ɣʔ, x, ɣ
流風音類Lưu phong âmÂm chân răng cạnhl, lh, ld, z, r, zzl, lh, z, r, ʑɫ, ɬ, z, ʐ, r

Nguyên âm

Phổ thông (普通)Khẩn hậu (緊候)Quyển thiệt (捲舌)
Caoi I uiq eq uqir Ir ur
Trunge oeq2 oqer or
Thấpaaqar

Chữ viết[5]

37 chữ Tangut đã được giải mã bởi Stephen Wootton Bushell
Chữ "người" trong tiếng Tangut
Chữ "bùn" là ghép của một phần bộ "nước" và chữ "đất"

Nguồn tham khảo

Tài liệu

Liên kết ngoài