Tiếng Tshangla

Tiếng Tshangla (đọc là /tsʰaŋla/) hay tiếng Sharchop là một ngôn ngữ Hán-Tạng. Tiếng Tshangla chủ yếu được nói ở miền đông Bhutan và đóng vai trò là một lingua franca tại đây, trong những khu vực nơi đa số người Sharchop sinh sống, nó cũng hiện diện tại Arunachal Pradesh (Ấn Độ) và Tây Tạng. Tiếng Tshangla là ngôn ngữ phi Tạng chính ở Bhutan.[3][4]

Tiếng Tshangla
Tiếng Sharchop
Phát âm[tsʰaŋla]
Sử dụng tạiBhutan, Arunachal Pradesh, Tây Tạng
Tổng số người nói170.000 (1999–2007)[1]
Dân tộcNgười Sharchop, người Memba
Phân loạiHán-Tạng
Phương ngữ
Tshangla Bhutan (Trashigang)
Tây Kameng (Tây Kameng, Ấn Độ)
Pemako (Tây Tạng)
Hệ chữ viếtkhông thống nhất; chữ Tạng thường được sử dụng
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3cả hai:
tsj – Tshangla
kkf – Monpa Kalaktang (?)
Glottologtsha1247[2]
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Phân loại

Tiếng Tshangla, dù không phải một ngôn ngữ Tạng, vẫn thường được xem là có quan hệ gần với những ngôn ngữ này. Bradley (2002) xếp nó vào nhóm ngôn ngữ Đông Bod.[5] Tuy nhiên, Van Driem (2011) giữ nó như một ngôn ngữ chưa được phân loại trong ngữ hệ Hán-Tạng, cần nghiên cứu sâu hơn.[6]

Phương ngữ

Tiếng Tshangla là một cụm phương ngữ gồm một vài phương ngữ không thông hiểu lẫn nhau, gồm (Gerber 2018):[7]

  • Trashigang
  • Dungsam
  • Dirang
  • Bjokapakha (Bjoka)

Dạng tiếng Tshangla ở Trashigang đóng vai trò lingua franca. Dungsam là phương ngữ nguyên thủy nhất, còn Dirang và Bjokapakha lại khá "đổi mới".[7]

Chữ viết

Tiếng Tshangla ít khi là ngôn ngữ viết và không có địa vị chính thức. Lúc được viết ra, người bản ngữ hay dùng chữ Tạng.[8]

Ngữ âm học

Bản dưới là hệ thống phụ âm tiếng Tshangla theo Andvik (2010). Âm vị ngoại lai, trong ngoặc kép, thường được hợp nhất vào âm vị nguyên hữu: /ɬ/ thành /l/; /dz/ thành /z/; và /ʑ/ thành /y/.[8]:8–12

Phụ âm tiếng Tshangla
 MôiChân răngQuặt lưỡiVòmNgạc mềmThanh hầu
Tiếp cậnw /w/ ཝj /y/ ཡh /h/ ཧ
Mũim /m/ མn /n/ ནɲ /ny/ ཉŋ /ng/ ང
Tắcvô thanhp /p/ པt /t/ ཏʈ /tr/ ཏྲk /k/ ཀ
bật hơi /ph/ ཕ /th/ ཐʈʰ /thr/ ཐྲ /kh/ ཁ
hữu thanhb /b/ བd /d/ དɖ /dr/ དྲɡ /g/ ག
Tắc xátvô thanhts /ts/ ཅ /tsh/ ཆ
hữu thanh(dz /dz/ ཛ) /j/ ཇ
Xátvô thanhs /s/ སɕ /sh/ ཤ
hữ thanhz /z/ ཟ(ʑ /zh/ ཞ)
Cạnh lưỡivô thanh(ɬ /lh/ ལྷ)
hữu thanhl /l/ ལ
Vỗr /r/ ར

Bản trên gồm chủ yếu phụ âm đầu. Cụm phụ âm đầu bị giới hạn theo cấu trúc phụ âm + /r/, ngoại lệ là /pɕi/, được dùng hạn chế.[nb 1][8]:14–15 Phụ âm bật hơi /pʰ/ /tʰ/, và /kʰ/ lúc ở vị trí giữa nguyên âm lenite thành lần lượt /ɸ/, /θ/, và /x/ hay /h/.[8]:10 Phụ âm cuối là /p/, /t/, /k/, /s/, /m/, /n/, và /ŋ/.[8]:16

Nguyên âm tiếng Tshangla như sau, theo Andvik (2010). Nguyên âm trong ngoặt kép có trong từ mượn, chủ yếu lấy từ tiếng Tạng, tiếng Dzongkha, và Chöke. Nguyên âm mượn có thể trở thành nguyên âm trước không làm tròn.[8]:12–14

Nguyên âm tiếng Tshangla
TrướcGiữaSau
không
làm tròn
làm
tròn
làm
tròn
Đóngi /i/   ི(y /ü/   ུ)u /u/   ུ
Vừae /e/   ེ(œ /ö/   ོ)o /o/   ོ
Mởa /a/

Chú thích