Toyotomi Hideyoshi

Daimyo Nhật Bản, chiến binh, tướng quân và chính trị gia

Toyotomi Hideyoshi (豊臣 秀吉, とよとみ ひでよし, Hán-Việt: Phong Thần Tú Cát) còn gọi là Hashiba Hideyoshi (羽柴 秀吉, はしば ひでよし, Hán-Việt: Vũ Sài Tú Cát) (26 tháng 3 năm 153718 tháng 9 năm 1598) là một samurai và một daimyo của thời kỳ Sengoku, người đã thống nhất Nhật Bản. Ông kế thừa vị lãnh chúa quá cố của mình, Oda Nobunaga, và là người đã kết thúc thời kỳ Sengoku. Thời kỳ nắm quyền của ông thường được gọi là thời kỳ Momoyama, theo tên lâu đài của ông. Ông nổi tiếng với những di sản văn hóa của mình, bao gồm đặc quyền mang vũ khí của tầng lớp samurai. Toyotomi Hideyoshi thường được coi là người thứ hai thống nhất Nhật Bản.

Toyotomi Hideyoshi
Chân dung Toyotomi Hideyoshi vẽ năm 1601
Nhiếp chính Quan bạch
Cai trị6 tháng 8 năm 158510 tháng 2 năm 1592
(6 năm, 188 ngày)
Thiên hoàngThiên hoàng Ōgimachi
Thiên hoàng Go-Yōzei
Tiền nhiệmNijō Akizane
Kế nhiệmToyotomi Hidetsugu
Thái chính đại thần
Tại chức2 tháng 2 năm 158618 tháng 9 năm 1598
(12 năm, 228 ngày)
Thiên hoàngThiên hoàng Go-Yōzei
Tiền nhiệmKonoe Sakihisa
Kế nhiệmTokugawa Ieyasu
Lãnh đạo của gia tộc Toyotomi
Tại vị1584 – 18 tháng 9 năm 1598
Tiền nhiệmChức vụ được thành lập
Kế nhiệmToyotomi Hideyori
Thông tin chung
Sinh(1537-03-26)26 tháng 3 năm 1537
Nakamura, Owari, Nhật Bản
Mất18 tháng 9 năm 1598(1598-09-18) (61 tuổi)
lâu đài Fushimi, Kyoto, Nhật Bản
Phối ngẫuNene
Yodo-dono
Kaihime
Họ hàngToyotomi Hidenaga (anh trai khác mẹ)
Asahi no kata (chị cùng cha)
Tomo (Toyotomi) (chị)
Toyotomi Hidetsugu (cháu họ)
Konoe Sakihisa (cha nuôi)
Hậu duệHashiba Hidekatsu (con nuôi)
Toyotomi Tsurumatsu
Toyotomi Hideyori
Tên đầy đủ
Hiyoshi-maru (日吉丸?)
Tên tự
  • Kinoshita Tōkichirō (木下 藤吉郎?)
  • Hashiba Hideyoshi (羽柴 秀吉?)
Tên hiệu
"Saru" (con khỉ)
Tôn hiệu
Toyokuni Daimyōjin (豊国大明神)
Thụy hiệu
Kokutai-yūshō-in-den Reizan Shunryū Daikoji (国泰祐松院殿霊山俊龍大居士)
Gia tộcToyotomi
Thân phụKinoshita Yaemon
Thân mẫuŌmandokoro
Tôn giáoThần đạo
Chữ kýChữ ký của Toyotomi Hideyoshi
Sự nghiệp quân sự
Thuộc Gia tộc Oda
Gia tộc Toyotomi
Hoàng thất Nhật Bản
Quân hàmĐại doanh
Quan Bạch
Thái chính đại thần
Đơn vị Gia tộc Toyotomi
Chỉ huyLâu đài Osaka
Tham chiếnCuộc vây hãm thành Inabayama
Cuộc vây hãm thành Kanegasaki
Trận Anegawa
Cuộc vây hãm Nagashima
Trận Ichijodani
Cuộc vây hãm thành Itami
Trận Nagashino
Cuộc vây hãm Mitsuji
Trận Tedorigawa
Cuộc vây hãm Miki
Cuộc vây hãm Tottori
Cuộc vây hãm Takamatsu
Trận Yamazaki
Trận Shizugatake
Trận Komaki và Nagakute
Chiến dịch Negoro-ji
Chiến dịch Toyama
Chiến dịch Kyūshū
Chiến dịch Odawara
Chiến dịch Triều Tiên
Toyotomi Hideyoshi
Tên tiếng Nhật
Kanaとよとみ ひでよし or とよとみ の ひでよし
Kyūjitai豐臣 秀吉
Shinjitai豊臣 秀吉
gia hiệu của Gia tộc Toyotomi

Tuổi trẻ

Nguyệt Bách Diện số 7 của Tsukioka Yoshitoshi: "Trăng núi Inaba." Toyotomi Hideyoshi trẻ tuổi dẫn một tốp quân nhỏ tập kích lâu đài trên Núi Inaba; tháng 12 năm 1885

Có rất ít thông tin về Hideyoshi trước năm 1570, khi ông bắt đầu được nhắc đến trong những thư tịch còn sót lại. Tự truyện của ông bắt đầu năm 1577 nhưng Hideyoshi hiếm khi nói về quá khứ của mình. Theo lời truyền miệng dân gian, ông được sinh ở nơi ngày nay là Nakamura-ku, Nagoya (vào thời điểm đó là Huyện Aichi, tỉnh Owari), và là quê hương của gia tộc Oda. Ông không thuộc dòng dõi samurai mà là con trai của một nông dân tên là Yaemon[1]. Ông không có họ. Thay vào đó, tên thời thơ ấu của ông là Hiyoshi-maru ("Tặng phẩm của Mặt trời"), mặc dù có thể đó chỉ là một trong các dị bản về ông.

Trong thời thơ ấu, Hideyoshi có biệt danh "Saru", nghĩa là "khỉ" vì ông hay nghịch dại và leo cây. Khi trưởng thành và giành được những thứ bậc cao hơn, cho phép ông có thể đổi tên của mình.

Theo Maeda Toshiie và nhà truyền giáo châu Âu Luis Frois, Hideyoshi là một người sáu ngón, với 2 ngón cái trên bàn tay phải. Ông không cắt bỏ ngón cái thừa ra như những người Nhật khác trong thời kỳ đó thường làm.

Nhiều huyền thoại cho rằng Hideyoshi đã được gửi đến chùa khi còn nhỏ, nhưng ông không chịu đi tu mà dấn thân chu du thiên hạ. Dưới cái tên Kinoshita Tōkichirō (木下 藤吉郎), ông đầu tiên về trướng của gia tộc Imagawa như một nô bộc của lãnh chúa địa phương Matsushita Kahei (松下之綱). Ông đi suốt quãng đường đến lãnh địa của Imagawa Yoshimoto, daimyo của tỉnh Suruga, và phục vụ ở đó một thời gian để tránh phải trả khoản tiền Matsushita Yukitsuna nhờ giữ hộ.

Vươn lên nắm quyền

Khoảng năm 1557 ông trở về Owari với gia tộc Oda, giờ đây do Oda Nobunaga lãnh đạo, với thân phận một người hầu thấp bé, ông trở thành người mang dép cho Nobunaga và lần đầu lập công trong trận Okehazama năm 1560 khi Nobunaga tiêu diệt Yoshimoto để trở thành lãnh chúa mạnh nhất thời Sengoku. Theo người ghi chép tiểu sử cho ông, Hideyoshi phụ trách giám sát việc sửa chữa lâu đài Kiyosu dù có ý kiến cho rằng việc này "chưa rõ ràng"[2], và có thể ông chỉ là người quản lý nhà bếp khi đó. Năm 1561, Hideyoshi kết hôn với Nene. Ông tiến hành việc sủa chữa lâu đài Sunomata cùng với người em Toyotomi Hidenaga và mấy tên cướp Hachisuka MasakatsuMaeno Nagayasu. Công sức của Hideyoshi được đền đáp xứng đáng vì Sunomata nằm trên đất của kẻ địch. Theo các chuyện kể lại, ông xây dựng một pháo đài ở Sunomata[3] và khám phá ra con đường bí mật vào núi Inaba, một trong các nguyên nhân sau đó khiến nhiều binh lính đồn trú của địch phải đầu hàng.

Hideyoshi là một nhà thương thuyết tài ba. Năm 1564, bằng cách hối lộ, ông thuyết phục được một số lượng lớn lãnh chúa ở Mino rời bỏ gia tộc Saito. Hideyoshi tiếp cận rất nhiều samurai nhà Saito bao gồm cả chiến lược gia của nhà Saito là Takenaka Hanbei, thuyết phục họ quy thuận Nobunaga,. Chiến thắng dễ dàng của Nobunaga ở lâu đài Inabayama năm 1567 phần lớn là nhờ công của Hideyoshi, bất chấp xuất thân nông dân của mình, Hideyoshi sau đó trở thành một trong những tướng quân sáng giá nhất của Nobunaga, cuối cùng lấy tên là Hashiba Hideyoshi. Họ mới của ông bao gồm hai chữ của một trong hai người tin cẩn nhất của Oda là Niwa NagahideShibata Katsuie.

Hideyoshi lãnh đạo quân đội trong trận Anegawa năm 1570, lúc đó Oda Nobunaga liên minh mà sau này là kẻ thù tương Tokugawa Ieyasu (người cuối cùng hạ bệ con trai của Hideyoshi và thống trị Nhật Bản), vây hãm hai pháo đài của nhà Azai và nhà Asakura[4]. Năm 1573, sau chiến dịch thắng lợi trước hai nhà Azai và Asakura, Nobunaga bổ nhiệm Hideyoshi làm daimyo của ba quận phía Bắc tỉnh Ōmi. Ban đầu đóng trại ở đại bản doanh cũ của nhà Azai ở Odani, Hideyoshi sau đó chuyển về Kunitomo, và đổi tên thành phố là Nagahama để tỏ lòng kính trọng với Nobunaga. Hideyoshi sau đó chuyển đến cảng Imahama bên hồ Biwa. Từ đây ông bắt đầu xây dựng lâu đài Imahama và kiểm soát công xưởng sản xuất súng hỏa mai Kunitomo gần đó, vốn được hai nhà Azai và Asakura khởi công vài năm trước. Dưới sự quản lý của Hideyoshi, sản lượng của nhà máy tăng nhanh chóng[5].

Sau vụ ám sát Oda Nobunaga và con trưởng Nobutada năm 1582 bởi tay Akechi Mitsuhide, Hideyoshi tiêu diệt Akechi trong trận Yamazaki.

Trong hội nghị quyết định người kế thừa Nobunaga, Hideyoshi gạt qua ứng cử viên hiển nhiên là Oda Nobutaka và cùng với đại tướng của gia tộc Oda, Shibata Katsuie, ủng hộ người con còn trẻ của Nobutada, Oda Hidenobu[6]. Có được sự ủng hộ của hai trưởng lão nhà Oda, Niwa Nagahide và Ikeda Tsuneoki, Hideyoshi đặt Hidenobu lên ngôi, cùng với ảnh hưởng của chính ông ta lên toàn gia tộc Oda. Căng thẳng nhanh chóng leo thang giữa Hideyoshi và Katsuie, và trong trận Shizugatake năm sau đó, Hideyoshi tiêu diệt quân đội của Katsuie[7] và từ đó tập trung quyền lực trong tay mình, kiểm soát gần như mọi hoạt động của nhà Oda.

Năm 1583, Hideyoshi bắt đầu xây dựng lâu đài Osaka. Xây dựng trên nền ngôi đền Ishiyama Honganji vốn bị Nobunaga san phẳng[8], lâu đài sau này sẽ trở thành pháo đài cuối cùng của gia tộc Toyotomi sau cái chết của Hideyoshi.

Người con khác của Nobunaga, Oda Nobukatsu, vẫn giữ mối thù với Hideyoshi. Ông liên minh với Tokugawa Ieyasu, và hai bên giao tranh bất phân thắng bại trận Komaki và Nagakute. Nó cuối cùng dẫn đến một sự bế tắc, mặc dù lực lượng của Hideyoshi bị tổn thất nặng nề[3]. Cuối cùng, Hashiba ký hòa ước với Nobukatsu, kế thúc nguyên cớ cuộc chiến giữa hai nhà Tokugawa và Hashiba. Hideyoshi gửi đến cho Tokugawa Ieyasu chị gái và mẹ làm con tin. Ieyasu cuối cùng đồng ý trở thành chư hầu của Hideyoshi.

Đỉnh cao quyền lực

Họa ký (Kaō) của Hideyoshi

Hideyoshi tìm kiếm danh hiệu shogun để thực sự được coi là người nắm quyền thống trị Nhật Bản. Tuy nhiên Hoàng đế không ban cho ông tước hiệu đó. Ông yêu cầu shogun cuối cùng của Muromachi, Ashikaga Yoshiaki, nhận ông làm con nuôi, nhưng bị từ chối. Không thể trở thành shogun, năm 1585 ông nhận lấy vị tri còn đầy thanh thế hơn là Nhiếp chính quan (kampaku)[9]. Năm 1586, Hideyoshi chính thức được triều đình ban họ Toyotomi[3]. Ông xây dựng một lâu đài to lớn, Jurakudai, năm 1587 và điều khiển Thiên hoàng Go-Yōzei năm sau đó[10].

Sau đó, Hideyoshi khuất phục tỉnh Kii[11] và chinh phục Shikoku của gia tộc Chōsokabe[12]. Ông cũng giành quyền kiểm soát tỉnh Etchū[13] và xâm lăng Kyūshū[14]. Năm 1587, Hideyoshi trục xuất người truyền đạo Thiên chúa khỏi Kyūshū để áp đặt sự thống trị lớn hơn đối với các daimyo Kirishitan (người Nhật theo Thiên chúa giáo)[15]. Tuy nhiên, vì ông vẫn giao thương với châu Âu, những người theo Thiên chúa giáo riêng lẻ được lờ đi. Năm 1588, Hideyoshi cấm nông dân bình thường sở hữu vũ khí và bắt đầu cuộc săn lùng kiếm để sung công vũ khí[16]. Kiếm được nấu chảy để đúc tượng Phật. Biện pháp này ngăn ngừa rất hiệu quả sự phản ứng của nông dân và đảm bảo sự ổn định lớn hơn đặc biệt là từ các daimyo tự do. Cuộc vây hãm Odawara chống lại gia tộc Hậu Hōjō ở đồng bằng Kantō[17] tiêu diệt những kẻ chống đối cuối cùng của Hideyoshi. Chiến thắng của ông đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ Sengoku.

Tháng 2 năm 1591, Hideyoshi ra lệnh cho Sen no Rikyū phải tự sát[18]. Rikyū đã từng là một thuộc hạ tin cẩn và là bậc thầy trà đạo dưới thời cả Hideyoshi lẫn Nobunaga. Dưới sự bảo trợ của Hideyoshi, Rikyū tạo ra những thay đổi quan trọng trong mỹ học của trà đạo, ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh của văn hóa Nhật Bản. Kể cả sau khi ra lệnh buộc Rikyū phải tự sát, Hideyoshi vẫn tiến hành nhiều công trình xây dựng dựa trên những tiêu chuẩn về cái đẹp do Rikyū đề xướng.

Sự ổn định của triều đại Toyotomi sau cái chết của Hideyoshi bị đặt một dấu hỏi lớn sau cái chết của người con trai độc nhất mới 3 tuổi của ông, Tsurumatsu, tháng 9 năm 1591. Khi người em cùng cha khác mẹ Hidenaga qua đời ít lâu sau người con trai, Hideyoshi chọn cháu trai Hidetsugu làm người kế vị, nhận Hidetsugu làm con nuôi vào tháng 1 năm 1592. Hideyoshi rời bỏ chức vụ kampaku rồi nhận tước hiệu taikō (Nhiếp chính về hưu). Hidetsugu được ban tước hiệu kampaku.

Suy sụp và qua đời

Sức khỏe của ông bắt đầu xuống dốc, nhưng vẫn khao khát hoàn thành vài việc nữa để làm vững chắc di sản của mình, Hideyoshi kế thừa giấc mộng xâm lược Trung Hoa mà Oda Nobunaga đã ấp ủ và phát động hai cuộc xâm lược Triều Tiên. Mặc dù định xâm chiếm nhà Minh[19], quân đội Nhật Bản không thể tiến xa hơn bán đảo Triều Tiên. Hideyoshi đã giao thiệp với người Triều Tiên từ năm 1587 yêu cầu một con đường tiến quân đến Trung Hoa. Người Triều Tiên ban đầu từ chối đàm phán thực chất, và vào tháng 4 và tháng 7 năm 1591, khước từ đòi hỏi cho phép quân Nhật hành quân qua Triều Tiên. Tháng 8, Hideyoshi ra lệnh chuẩn bị xuất chinh.

Trong chiến dịch đầu tiên, quân đội Nhật Bản ban đầu thắng như chẻ tre. Khoảng tháng 5 năm 1592, Seoul bị chiếm, và chỉ trong vòng 4 tháng, quân đội của Hideyoshi đã tiến đến Mãn Châu Lý và chiếm được hầu hết Triều Tiên. Tuy nhiên, không thành công như trên đất liền, thủy quân dưói sự chỉ huy của Đô đốc Lý Thuấn Thần sớm phản công lại hạm đội của Nhật, cắt đường tiếp tế và bóp nghẹt cuộc xâm lược Triều Tiên. Năm 1593. Hoàng đế nhà Minh là Vạn Lịch gửi quân dưới sự chỉ huy của tổng binh Lý Như Tùng (李如松) để ngăn chặn kế hoạch xâm lược Trung Quốc và tái chiếm lại bán đảo Triều Tiên. Quân đội Trung Quốc và Triều Tiên đánh bật quân Nhật khỏi Seoul và Bình Nhưỡng. Cuộc chiến rơi vào thế giằng co, và sau khi đi đến hiệp nghị đình chiến, quân Nhật rút về Nhật Bản.

Sau khi con trai thứ hai của Hideyoshi, Toyotomi Hideyori, ra đời năm 1593 làm vấn đề kế vị tiềm ẩn nhiều rắc rối. Để tránh điều đó, Hideyoshi lưu đày cháu trai và người thừa kế của mình là Hidetsugu đến núi Kōya và sau đó buộc anh phải tự sát vào tháng 8 năm 1595. Các thành viên khác trong gia đình của Hidetsugu không chịu nhìn lấy tấm gương này sau đó bị thảm sát ở Kyoto, bao gồm 31 phụ nữ và vài trẻ nhỏ[19].

Sau vài năm đàm phán tan vỡ, vì lòng ganh tỵ của cả đôi bên khi báo cáo với chủ nhân của mình rằng phía bên kia đã đầu hàng, Hideyoshi phát động cuộc xâm lược Triều Tiên thứ hai năm 1597, nhưng không thành công lắm. Lính Nhật giậm chân tại tỉnh Gyeongsang. Vào tháng 6 năm 1598, chiến dịch ngừng lại và chỉ còn khoảng 60.000 quân dưới sự chỉ huy của tộc trưởng gia tộc Shimazu, Shimazu Yoshihiro và con trai Shimazu Tadatsune. Lực lượng còn lại đã dũng mãnh đẩy lui một vài đợt tấn công của quân đội Trung Hoa ở SuncheonSacheon khi nhà Minh đang chuẩn bị cho trận công phá cuối cùng.

Toyotomi Hideyoshi qua đời tháng 9 năm 1598. Cái chết của ông được Go-tairō giữ bí mật tuyệt đối để bảo toàn sĩ khí ba quân. Mãi đến cuối tháng 10, họ mới ban chiếu yêu cầu các chỉ huy quân đội Nhật lui binh. Trong trận đại chiến cuối cùng, trận Noryang, đội liên hợp thủy quân Minh-Triều dưới sự chỉ huy của Đô đốc Lý Thuấn Thần và Chen Lin chặn đường rút của quân Nhật. Quân Nhật bị tổn thất nặng nề trong khi Đô đốc Triều Tiên Lý Thuấn Thần tử trận. Quân Nhật đột phá thành công và rút đến Busan với cái giá phải trả là 200 tàu bị đánh chìm và 100 chiếc bị bắt, theo số liệu của Triều Tiên[20].

Sau thất bại tại Triều Tiên, quân đội của Hideyoshi không thể xâm lược được Trung Hoa. Thay vì dùng để củng cố địa vị của mình, những cuộc viễn chinh làm suy giảm nghiêm trọng ngân khố của gia tộc Hideyoshi, các chư hầu của ông bất mãn vì thất bại, và các gia tộc trung thành với Hideyoshi bị yếu đi. Giấc mộng Đế quốc Nhật Bản trên toàn cõi Á Châu chấm dứt trong tay Hideyoshi. Chính quyền Tokugawa không chỉ ngăn chặn các cuộc viễn chinh vào đại lục mà còn đóng cửa với toàn thế giới. Chỉ đến cuối thế kỷ 19 khi Nhật Bản lại mở cuộc chiến chống Trung Quốc qua ngả Triều Tiên, gần giống cách đội quân xâm lược của Hideyoshi đã sử dụng.

Sau cái chết của ông, những thành viên khác của hội đồng 5 vị nhiếp chính không ngăn nổi tham vọng của Tokugawa Ieyasu. Hai trong số những vị tướng hàng đầu của Hideyoshi, Katō Kiyomasa và Fukushima Masanori ban đầu cương quyết chống lại Ieyasu, nhưng sau đó họ quay sang tranh giành quyền lực với Ishida Mitsunari, quản gia của lãnh địa Toyotomi. Người này ít được các tướng kính trọng, và hai vị tướng kia đã ngả sang phe của Tokugawa Ieyasu. Người con trai còn bé của Hideyoshi và là người thừa kế chính thống Hideyori mất đi quyền lực mà cha mình từng nắm giữ, và Tokugawa Ieyasu được phong là shogun sau trận Sekigahara.

Biên niên sự kiện

Dưới đây là biên niên sự kiện chính liên quan đến Toyotomi Hideyoshi và thời đại của ông[21]:

NămSự kiện
1582Oda Nobunaga mất, Hideyoshi đánh bại Akechi ở Yamazaki.
1583Chiến thắng của Hideyoshi ở Shizugatake. Bắt đầu cuộc điều tra ruộng đất.
1584Hideyoshi và Ieyasu bất hòa ở Owari. Thuyền buồm của Tây Ban Nha đến cảng Hirado.
1585Hideyoshi trở thành kampaku, hàm tòng nhất phẩm. Bình định miền Shikoku và các tỉnh phía Bắc.
1586Hideyoshi trở thành Daijō daijin, hàm chánh nhất phẩm.
1587Chinh phục miền Kyushu. Mở hội mừng Thiên hoàng tại điện Jurakudai. Hideyoshi ra chỉ dụ trục xuất những giáo sĩ đạo Gia Tô.
1588Hideyoshi ra sắc lệnh tịch thu đao kiếm.
1590Hoàn thành việc xây dựng thành Osaka. Odawara bị thất thủ. Ieyasu được cấp thái ấp ở vùng đồng bằng Kantō.
1592Hideyoshi nhường ngôi Daijō daijin cho Hidetsugu. Chiến tranh xâm lược Triều Tiên.
1593Phái bộ nhà Minh đến Nhật Bản thương thuyết về việc rút quân khỏi Triều Tiên.
1594Hoàn thành việc xây dựng điện Fushimi.
1595Hidetsugu bị buộc phải tự vẫn. Hideyoshi ra lệnh giết hại gia đình Hidegatsu.
1596Hideyoshi được phong làm kampaku.
1597Cuộc xâm lược Triều Tiên lần 2. Trục xuất các giáo sĩ Gia Tô lần đầu.
1598Hoàn thành điều tra ruộng đất. Hideyoshi mất và Hội đồng nhiếp chính được thành lập do Ieyasu đứng đầu. Di tản ở Triều Tiên.
1615Thành Osaka thất thủ. Hideyori mất và sự suy sụp của dòng họ Toyotomi. Sự công bố về tầng lớp quân nhân Sho-Hatto. Thành lập Mạc phủ Tokugawa.

Di sản

Thành Osaka được xây dựng lại sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Toyotomi Hideyoshi làm thay đổi xã hội Nhật Bản trên nhiều phương diện. Trong đó bao gồm việc áp dụng hệ thống đẳng cấp cứng nhắc, hạn chế đi lại, đo đạc đất đai và sản xuất.

Những cải cách về đẳng cấp ảnh hưởng đến cả những người bình dân lẫn các samurai. Trong thời kỳ Sengoku, việc nông dân trở thành chiến binh là bình thường, hay samurai về làm các công tác cai quản ruộng đất do sự thiếu vắng của một chính quyền địa phương mạnh và luôn có những giai đoạn hòa bình ngắn. Khi nắm quyền, Hideyoshi ban chiếu rằng tất cả nông dân phải giải giáp vũ khí[22]. Ngược lại, ông yêu cầu các samurai rời bỏ đất đai và đến sống ở các lâu đài[23]. Điều này củng cố hệ thống đẳng cấp xã hội trong suốt 300 năm tiếp theo.

Hơn nữa, ông ra lệnh tiến hành đo đạc toàn diện và tổng điều tra dân số. Khi việc này đã hoàn thành và tất cả các công dân đã được đăng ký, ông yêu cầu tất cả người Nhật sống từng được phân han (phiên) phải định cư ngay trên phần đất đó trừ khi họ được phép của chính quyền cho phép định cư nơi khác. Điều này thiết lập lại trật tự trong thời mà các toán cướp tung hoành ở vùng thôn quê và hòa bình mới được lập lại. Việc đo đạc đất đai cũng tạo một nền tảng cho hệ thống thuế về sau[24].

Năm 1588, Hideyoshi bãi bỏ một cách có hiệu quả chế độ nô lệ bằng việc ngừng việc buôn bán nô lệ. Hợp đồng và lao động ngoại quốc thay thế cho các nô lệ. Năm 1590 Hideyoshi hoàn thành việc xây dựng lâu đài Osaka, lâu đài lớn và có ảnh hưởng nhất trên toàn Nhật Bản trong việc chặn đứng các thế lực phía Tây tiến đến Kyoto.

Hideyoshi cũng đã tạo nhiều ảnh hưởng lên những mảng văn hóa quan trọng của Nhật Bản. Ông hào phóng chi tiền cho trà đạo, thu thập các dụng cụ đo đạc, tài trợ cho các hoạt động xã hội hoang phí, và là nhà bảo trợ bậc thầy nổi tiếng. Vì sở thích trà đạo lan truyền trong tầng lớp thống trị, vì vậy nảy sinh nhu cầu cần những đồ sứ chất lượng tốt, và trong suốt chiến dịch ở Triều Tiên, không chỉ những loại đồ sứ chất lượng hàng đầu bị tịch thu, rất nhiều nghệ nhân Triều Tiên cũng bị ép phải đến Nhật phục vụ cho nhu cầu này[25].

Bị ảnh hưởng bởi vẻ chói lọi của Đền Vàng ở Kyoto, ông cho tiến hành thiết kế những phòng thưởng trà sang trọng nhưng cũng rất gọn nhẹ để có thể mang theo được, được thiếp bằng vàng lá và lót bằng the đỏ. Nhờ sự cách tân di động này, ông có thể thưởng thức trà đạo bất cứ đâu ông muốn, thể hiện sức mạnh hiếm có và thân phận cao quý của mình khi xuất hiện.

Về chính trị, ông dựng nên một hệ thống chính quyền cân bằng thế lực của những lãnh chúa (hay daimyo) mạnh nhất Nhật Bản. Một hội đồng ra đời gồm những lãnh chúa giàu ảnh hưởng nhất với một nhiếp chính quan được chỉ định.

Cho tới trước khi qua đời, Hideyoshi vẫn hi vọng thiết lập được một hệ thống đủ ổn định để tồn tại đến khi con trai ông đủ lớn để nắm quyền lãnh đạo. Hội đồng Ngũ Đại Lão được thành lập, bao gồm năm daimyo quyền lực nhất. Tuy vậy sau cái chết của Maeda Toshiie, Tokugawa Ieyasu bắt đầu củng cố liên minh, gồm cả các cuộc hôn nhân chính trị (điều đã bị Hideyoshi cấm). Cuối cùng, quân đội hai phe Toyotomi quyết chiến với Tokugawa trong trận Sekigahara. Ieyasu chiến thắng và nhận tước hiệu Seii-tai Shogun (Chinh Di Đại tướng Quân) hai năm sau đó.

Ieyasu vẫn duy trì phần lớn các chiếu chỉ Hideyoshi và xây dựng Mạc phủ của mình trên cơ sở đó. Điều này đảm bảo các di sản văn hóa của Hideyoshi được bảo toàn.

Trước khi chết, ông có làm một bài tanka nói về cuộc đời mình:

Tên gọi

Vì xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng về sau lại thuộc giới quý tộc ở đỉnh cao của quyền lực, Toyotomi Hideyoshi có khá ít tên trong suốt cuộc đời mình. Khi sinh, ông được đặt tên là Hiyoshi-maru (日吉丸). Vào lễ trưởng thành ông nhận cái tên Kinoshita Tōkichirō (木下 藤吉郎, きのした とうきちろう). Sau đó, ông được nhận họ Hashiba, và cái tên danh dự của triều đình Chikuzen no Kami. Kết quả là ông được gọi bằng cái tên Hashiba Chikuzen no Kami Hideyoshi (羽柴筑前守秀吉). Họ Hashiba của ông vẫn còn thậm chí khi ông được Hoàng đế ban cho uji hay sei (氏 hay 姓) Toyotomi. Tên ông chính xác là Toyotomi no Hideyoshi. Theo cách viết tên trong thời ông, tên ông được viết là 豐臣 秀吉.

Họ Toyotomi cũng đồng thời được ban cho các đồng minh của Hideyoshi, những người nhận họ mới Toyotomi no Asomi (豊臣朝臣).

Các tài liệu của Nhà thờ vào thời điểm đó gọi ông là Hoàng đế Taicosama (từ taiko, kampaku đã nghỉ hưu hay Nhiếp chính quan, và tên gọi kính cẩn sama).

Thông tin thêm

Hideyoshi xuất hiện trong các trò chơi như Samurai Warriors, Samurai Warriors 2, và Warriors Orochi, Sengoku Basara.

Xem thêm

Chú thích

Tham khảo

  • Berry, Mary Elizabeth. (1982). Hideyoshi. Cambridge: Harvard University Press. ISBN 0-674-39026-1 (cloth, 1982), ISBN 0-674-39026-1 (paper, 1989) (scholarly biography)
  • Sansom, George. (1952) Japan, A Short Cultural History. Stanford: Stanford University Press. ISBN 0-8047-0952-1 (cloth) ISBN 0-8047-0954-8 (paper)
  • Takeuchi, Rizō. (1985). Nihonshi shōjiten (A Concise Dictionary of Japanese History). Tokyo: Kadokawa shoten.
  • Yoshikawa, Eiji. (2001). Taiko. Tokyo: Kodansha. ISBN 4-7700-2609-9 (historical fiction)

Liên kết ngoài

  • Bản mẫu:Imdb character
  • SengokuDaimyo.com website của nhà sử học về võ sĩ samurai Anthony J. Bryant
    • Anthony J. Bryant là tác giả của Sekigahara 1600: The Final Struggle for Power, Praeger Publishers, September 2005
Tiền nhiệm:
Konoe Sakihisa
Kampaku
1585-1591
Kế nhiệm:
Toyotomi Hidetsugu
Tiền nhiệm:
Fujiwara no Sakihisa
Daijō Daijin
1585-1591
Kế nhiệm:
Tokugawa Ieyasu