Trà Vinh (thành phố)

Thành phố tỉnh lỵ thuộc tỉnh Trà Vinh

Trà Vinhthành phố tỉnh lỵ của tỉnh Trà Vinh, Việt Nam.

Trà Vinh
Thành phố thuộc tỉnh
Thành phố Trà Vinh
Cổng chào thành phố Trà Vinh

Biệt danhThành phố trong rừng xanh
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhTrà Vinh
Trụ sở UBNDSố 9, đường Lê Thánh Tông, phường 2
Phân chia hành chính9 phường, 1 xã
Thành lập4/3/2010[1]
Loại đô thịLoại II
Năm công nhận2016[2]
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDNguyễn Thị Trúc Ly
Chủ tịch HĐNDNguyễn Quốc Phương
Bí thư Thành ủyNguyễn Thành Tâm
Địa lý
Tọa độ: 9°57′9″B 106°20′39″Đ / 9,9525°B 106,34417°Đ / 9.95250; 106.34417
MapBản đồ thành phố Trà Vinh
Trà Vinh trên bản đồ Việt Nam
Trà Vinh
Trà Vinh
Vị trí thành phố Trà Vinh trên bản đồ Việt Nam
Diện tích67,94 km²[3]
Dân số (2022)
Tổng cộng112.738 người[3]
Mật độ1.659 người/km²
Dân tộcKinh, Hoa, Khmer
Khác
Mã hành chính842[4]
Biển số xe84-B1-C1
Websitetptv.travinh.gov.vn

Địa lý

Ao Bà Om tại thành phố Trà Vinh

Thành phố Trà Vinh là tỉnh lỵ của tỉnh Trà Vinh, nằm ở phía Nam sông Tiền có tọa độ địa lý từ 106°18’ đến 106°25’ kinh độ Đông và từ 9°31’ đến 10°1’ vĩ độ Bắc, có vị trí địa lý[5]:

Với diện tích 67,94 km² chủ yếu gồm 3 nhóm đất chính là đất cát giồng, đất phù sa và đất phèn tiềm năng. Tài nguyên thiên nhiên nước chủ yếu từ nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm khai thác từ sông, hồ kênh, rạch,... tuy nhiên trữ lượng nước không đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. Chưa phát hiện có các loại khoáng sản mà chủ yếu là cát xây dựng ở xã Long Đức với trữ lượng không lớn, chất lượng thấp và phù thuộc vào dòng chảy của sông Cổ Chiên. Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn thành phố Trà Vinh có nhiều địa điểm du lịch gắn liền với văn hóa dân tộc như: Khu văn hóa du lịch ao Bà Om, Đền thờ Bác Hồ, các di tích cổ đền, chùa và tiềm năng phát triển khu du lịch sinh thái ấp Long Trị, xã Long Đức.

Hành chính

Chùa Nigrodhakambankasanta (Chùa Mới) tại thành phố Trà Vinh

Thành phố Trà Vinh có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 9 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và xã Long Đức.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Trà Vinh
TênDiện tích năm 2022 (km²)Dân số năm 2022 (người)Mật độ (người/km²)
Phường (9)
Phường 12,4910.5614.241
Phường 20,293.42811.820
Phường 30,173.49720.570
Phường 41,569.9786.396
Phường 52,2311.1965.020
Phường 61,0112.19812.077
Phường 75,7816.6942.888
Phường 83,589.6412.693
Phường 911,7713.5791.153
Xã (1)
Long Đức39,0621.966562
Toàn thành phố67,94112.7381.659
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch chung thành phố Trà Vinh (mở rộng), tỉnh Trà Vinh đến năm 2045[3]

Lịch sử

Tỉnh Trà Vinh được thành lập năm 1900, tỉnh lỵ đặt tại làng Minh Đức, sau đổi thành Long Đức thuộc quận Châu Thành. Thị xã Trà Vinh có vị trí thuận lợi do nằm gần cửa sông Cổ Chiên nên sớm trở thành trung tâm dịch vụ và sau đó là trung tâm hành chính, quân sự của tỉnh Trà Vinh.

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ra Sắc lệnh 143-NV về việc giải thể và sáp nhập tỉnh Tam Cần vào tỉnh Trà Vinh, đồng thời đổi tên tỉnh Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Bình; đổi tên xã Long Đức thành xã Phú Vinh và chọn làm lỵ sở của quận Châu Thành, tỉnh Vĩnh Bình. Lúc này, tỉnh lỵ tỉnh Vĩnh Bình cũng bị đổi tên tên là “Phú Vinh”, do lấy theo tên xã Phú Vinh thuộc quận Châu Thành là nơi đặt tỉnh lỵ.

Sau năm 1975, Quốc hội Việt Nam khóa VI quyết định hợp nhất tỉnh Trà Vinh và tỉnh Vĩnh Long thành tỉnh Cửu Long, với tỉnh lỵ là thị xã Vĩnh Long. Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1991 thị xã Trà Vinh là trung tâm vùng phía Đông Nam của tỉnh, gồm 7 phường (đánh số thứ tự từ 1 đến 7).

Ngày 11 tháng 3 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 59-CP[6] về việc chuyển xã Long Đức thuộc huyện Châu Thành Đông vừa giải thể về thị xã Trà Vinh quản lý.

Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội ban hành Nghị quyết[7] về việc chia tỉnh Cửu Long thành tỉnh là Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh. Thị xã Trà Vinh thuộc tỉnh Trà Vinh và cũng từ đây, thị xã Trà Vinh đã và đang được đầu tư xây dựng, quy hoạch lại theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và trở thành trung tâm hành chính về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và An ninh quốc phòng của tỉnh.

Ngày 18 tháng 7 năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 70/2002/NĐ-CP[8] về việc:

  • Sáp nhập 1.302,09 ha diện tích tự nhiên và 14.831 nhân khẩu của các xã Nguyệt Hóa, Đa Lộc, Lương Hòa thuộc huyện Châu Thành vào thị xã Trà Vinh quản lý.
  • Thành lập Phường 8 trên cơ sở 187,13 ha diện tích tự nhiên và 4.839 nhân khẩu của xã Nguyệt Hoá; 123,7 ha diện tích tự nhiên và 2.534 nhân khẩu của xã Lương Hoà.
  • Thành lập Phường 9 trên cơ sở 714,8 ha diện tích tự nhiên và 4.972 nhân khẩu của xã Đa Lộc; 276,46 ha diện tích tự nhiên và 2.486 nhân khẩu của xã Lương Hoà.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị xã Trà Vinh có 6.515,69 ha diện tích tự nhiên và 86.102 nhân khẩu; gồm 10 đơn vị hành chính trực thuộc là các phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và xã Long Đức.

Ngày 28 tháng 8 năm 2007, Bộ Xây Dựng ban hành Quyết định số 1122/QĐ-BXD[9] về việc công nhận thị xã Trà Vinh thuộc tỉnh Trà Vinh là đô thị loại III.[10]

Ngày 4 tháng 3 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP[1] về việc thành lập thành phố Trà Vinh thuộc tỉnh Trà Vinh trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Trà Vinh.

Thành phố Trà Vinh có diện tích tự nhiên 6.803,50 ha và 131.360 nhân khẩu, 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 9 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và xã Long Đức.

Ngày 5 tháng 2 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 241/QĐ-TTg[2] về việc công nhận thành phố Trà Vinh là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Trà Vinh.

Dân số

Dân số toàn thành phố đạt khoảng 160.310 người, trong đó dân tộc Khmer chiếm 19,96%, dân tộc Hoa chiếm 6,22%, dân tộc khác chiếm 0,2% và số đông còn lại là dân tộc Kinh.

Toàn thành phố có khoảng 85.513 người trong độ tuổi lao động, mật độ dân số tăng tự nhiên hàng năm gần 1,35%.

Thành phố Trà Vinh có diện tích 68,03 km², dân số năm 2019 là 112.584 người[11], mật độ dân số đạt 1.655 người/km².

Thành phố có diện tích 67,94 km², dân số năm 2022 là 112.738 người.[3]

Giao thông

Thành phố Trà Vinh nằm bên bờ sông Tiền, trên Quốc lộ 53 và cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 202 km và cách thành phố Cần Thơ 100 km, cách bờ biển Đông 40 km, với hệ thống giao thông đường bộđường thủy khá hoàn chỉnh thuận tiện để phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. Hiện nay thành phố đang triển khai đầu tư xây dựng khu đô thị HQC Trà Vinh nằm trên địa bàn phường 4.

Đường phố

Tên đường phố ở thị xã Trà Vinh trước năm 1975:

  • Đường Thái Lập Thành nay là đường Tô Thị Huỳnh
  • Đường Nguyễn Tri Phương nay là đường Trần Phú
  • Đường Phan Thanh Giản nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa
  • Đường Lê Văn Duyệt nay là đường 19 tháng 5
  • Đường Calmette nay là đường Lý Tự Trọng
  • Đường Gia Long nay là đường Phạm Thái Bường
  • Đường Thủ Tướng Thinh nay là đường Điện Biên Phủ
  • Đường Thành Thái nay là đường Võ Thị Sáu
  • Đường Neuve nay là đường Hai Bà Trưng
  • Đường Tôn Thọ Tường và Công Trường Diên Hồng nay là đường Độc Lập
  • Đường Lê Quang Liêm nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai
  • Đường Lý Thái Tổ nay là đường Hùng Vương
  • Đường Đỗ Hữu Vị nay là đường Nguyễn Thị Út.

Hình ảnh

Ảnh chụp trong thành phố Trà Vinh:

Chú thích

Tham khảo