Trảng Bàng (phường)

phường trung tâm thị xã Trảng Bàng

Trảng Bàngphường trung tâm của thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam.

Trảng Bàng
Phường
Phường Trảng Bàng
Một góc phường Trảng Bàng nhìn từ trên cao
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ
TỉnhTây Ninh
Thị xãTrảng Bàng
Trụ sở UBNDĐường Bời Lời, khu phố Gia Huỳnh
Thành lập1/2/2020[1]
Địa lý
Tọa độ: 11°1′49″B 106°21′31″Đ / 11,03028°B 106,35861°Đ / 11.03028; 106.35861
MapBản đồ phường Trảng Bàng
Trảng Bàng trên bản đồ Việt Nam
Trảng Bàng
Trảng Bàng
Vị trí phường Trảng Bàng trên bản đồ Việt Nam
Diện tích6,64 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng17.751 người
Mật độ2.673 người/km²
Khác
Mã hành chính25708[2]

Địa lý

Phường Trảng Bàng nằm ở trung tâm thị xã Trảng Bàng, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 33  km về phía tây bắc, cách thành phố Tây Ninh khoảng 50 km về phía đông nam và cách cửa khẩu Mộc Bài khoảng 23 km về phía đông, có vị trí địa lý:

Phường Trảng Bàng có diện tích 6,64 km², dân số năm 2019 là 17.751 người[1], mật độ dân số đạt 2.673 người/km².

Lịch sử

Phường Trảng Bàng trước đây vốn là thị trấn Trảng Bàng, thị trấn huyện lỵ huyện Trảng Bàng và một phần xã Gia Lộc cùng huyện.

Năm 2019, thị trấn Trảng Bàng có diện tích 3,64 km², dân số là 14.787 người, mật độ dân số đạt 4.062 người/km², được chia thành 4 khu phố: Lộc An, Lộc Du, Lộc Thành, Gia Huỳnh.

Ngày 10 tháng 1 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 865/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2020)[1]. Theo đó, thành lập phường Trảng Bàng thuộc thị xã Trảng Bàng trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn Trảng Bàng, toàn bộ 3,00 km² diện tích tự nhiên và 2.964 người thuộc ấp Gia Huỳnh của xã Gia Lộc.

Sau khi thành lập, phường Trảng Bàng có diện tích 6,64 km², dân số là 17.751 người.

Hành chính

Phường Trảng Bàng được chia thành 5 khu phố: Lộc An, Lộc Thành, Lộc Du, Gia Huỳnh 1, Gia Huỳnh 2.[3]

Kinh tế - xã hội

Kinh tế

Phường Trảng Bàng có nhiều khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh bao quanh như: Khu công nghiệp Trảng Bàng (1.650 ha), Khu công nghiệp và Chế xuất Linh Trung 3, Khu công nghiệp và đô thị Phước Đông - Bời Lời (3.000 ha), Khu công nghiệp Thành Thành Công; Và nhiều cụm công nghiệp khác như Khu công nghiệp Gia Bình (200 ha), Khu công nghiệp Bàu Rông (200 ha), Khu công nghiệp Bàu Hai Năm (200 ha).

Các tuyến đường quan trọng đi qua: Đường xuyên Á (Quốc lộ 22, đạt tiêu chuẩn cấp II đồng bằng: Nối Thành phố Hồ Chí MinhCampuchia) và đường ĐT782 (nối thị xã Trảng Bàng với huyện Dương Minh Châuthành phố Tây Ninh).

Hoạt động kinh tế chủ yếu là dịch vụ, thương mại và tiểu thủ công nghiệp. Một số ít người dân làm nông nghiệp.

Hai chợ trung tâm của thị xã là Chợ Mới Trảng Bàng và Chợ Cũ đều nằm trên địa bàn phường.

Xã hội

Giáo dục

  • Trường Tiểu học Đặng Văn Trước
  • Trường Tiểu học Thị trấn (nay là trường Tiểu học Trảng Bàng)
  • Trường THCS Thị Trấn (nay là trường THCS Trảng Bàng)
  • Trung Tâm GDNN - GDTX Trảng Bàng
  • Trường THPT Nguyễn Trãi
  • Trường THPT Trảng Bàng
  • Trường Mẫu giáo Trảng Bàng

Y tế

Phường Trảng Bàng là nơi có hoạt động y tế cổ truyền sớm nhất ở Tây Ninh. Nhà thuốc dân tộc nổi tiếng khắp Miền Nam trước giải phóng là nhà thuốc của lương y Nguyễn Văn Kềm (Thầy Kiềm). Bằng y dược liệu dân tộc và y học Việt Nam lương y đã sáng chế nhiều bài thuốc độc đáo và cách điều trị hiệu quả. Đặc biệt là thuốc cho trẻ em và người già.

Nhà thuốc y học cổ truyền của Lương y Trần Ngọc Côn (Thầy Côn)

Nhà thuốc y học cổ truyền Thầy Hoa.

Văn hóa

  • Di tích Chùa Phước Thành
  • Đình Gia Lộc (Trường Đình ngày xưa)
  • Miếu Ông cả Trước (Ông Đặng Văn Trước - Người có công lao to lớn lập làng An Tịnh xưa)
  • Trường Minh Đức xưa
  • Giếng Mạch
  • Nhà thờ Trảng Bàng.

Đường phố

  • Đường Gia Long
  • Đường Đặng Văn Trước
  • Đường Lãnh Binh Tòng
  • Đường Quang Trung
  • Đường 22/12
  • Đường 30/4
  • Đường 29/4
  • Đường Ba Hộ
  • Đường Nguyễn Văn Rốp
  • Đường Huỳnh Thị Hương
  • Đường Duy Tân
  • Đường Trưng Trắc (một phần Hương Lộ 10/ QL N2)
  • Đường Trưng Nhị
  • Đường Lê Hồng Phong
  • Đường Nguyễn Trọng Cát
  • Đường Hoàng Diệu
  • Đường Bạch Đằng
  • Đường Nguyễn Du
  • Đường Bời Lời.

Chú thích

Tham khảo