Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN

Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN (ACB) là một trung tâm khu vực liên chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác và phối hợp giữa các thành viên của ASEAN và với các chính phủ quốc gia liên quan, các tổ chức khu vực và quốc tế về Bảo tồn và Sử dụng bền vững đa dạng sinh học, được dẫn dắt bằng cách chia sẻ công bằng và bình đẳng về các lợi ích phát sinh từ việc sử dụng đa dạng sinh học đó.

Mô tả

Được công nhận là sáng kiến khu vực đầu tiên nhằm cứu nguy sự đa dạng sinh học phong phú đang bị đe dọa cao của ASEAN, ACB ra đời là sự tiếp nối của Trung tâm Bảo tồn Đa dạng Sinh học Khu vực ASEAN (ARCBC), một dự án hợp tác của ASEAN và Liên minh Châu Âu (EU), và do Bộ Môi trường và Tài nguyên của Philippines đăng cai tổ chức.

Tập tin:Acb-logo-textACB.jpg
Logo của ACB

Quỹ tài trợ cho trung tâm

Từ năm 1999 đến năm 2004, ARCBC đã thiết lập thành công cầu nối thúc đẩy sự hợp tác mạnh mẽ giữa các Quốc gia Thành viên ASEAN (AMS) và các tổ chức là đối tác giữa ASEAN và EU, đồng thời được công nhận trên khu vực và toàn cầu về đa dạng sinh học. Một năm sau vào năm 2005, ASEAN và EU đã đồng ý thành lập Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN để thực hiện các công việc mà dự án ARCBC hoàn thành.

Hiệp định Tài trợ được ký kết giữa EU và ASEAN đã cung cấp nguồn vốn thiết yếu cho việc thành lập ACB. Trung tâm được thành lập với mục đích chính là tạo điều kiện cho sự phối hợp và hợp tác giữa AMS về sử dụng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học. Thỏa thuận về việc thành lập Trung tâm đã được ký kết bởi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường của các nước Brunei Darussalam, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan, SingaporeViệt Nam thay mặt cho chính phủ nước mình.

Quan hệ chính phủ

Trung tâm Đa dạng Sinh học Quốc gia đại diện cho Singapore trong Trung tâm Đa dạng Sinh học ASEAN và là cơ quan quốc gia liên quan đến nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học ở Singapore.

Quá trình thành lập

ACB được ra mắt tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao không chính thức ASEAN lần thứ 9 vào ngày 27 tháng 9 năm 2005. Hiệp định cũng thành lập Quỹ Đa dạng sinh học ASEAN với sự đóng góp tình nguyện của AMS, các chính phủ và tổ chức khác theo sự phê chuẩn của Hội đồng quản trị. Quỹ sẽ được sử dụng để đáp ứng các chi phí của Trung tâm và những sáng kiến khác nhau của Trung tâm. Tổng thống Philippines Gloria Macapagal-Arroyo đã đề nghị với Chủ tịch Thượng nghị viện và các thành viên của Thượng viện về việc phê chuẩn Hiệp định Nước chủ nhà (HCA) giữa Chính phủ Cộng hòa Philippines và Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN. Được kí kết vào ngày 8 tháng 8 năm 2006 tại Manila, HCA quy định rằng Philippines sẽ là Quốc gia đăng cai tổ chức ACB, hiện có trụ sở chính tại Đại học PhilippinesLos Baños, Laguna.

Được sự đồng tình của Thượng viện, Chính phủ Philippines sau đó sẽ dành quyền miễn trừ và đặc quyền cho ACB và nhân viên của trung tâm. Bộ Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên (DENR), Bộ Tài chính (DOF), Cục Nhập cư (BI), Bộ Giao thông và Truyền thông (DOTC), Bangko Sentral ng Pilipinas (BSP), và Đại học Philippines Los Baños (UPLB) đều tán thành việc phê chuẩn HCA.

Phương hướng và Mục tiêu

Tiến sĩ Ahmed Djoghlaf, thư ký điều hành của Công ước Liên hợp quốc về Đa dạng sinh học (CBD), đánh giá ACB là "một cơ chế độc đáo sử dụng cách tiếp cận từ dưới lên để giải quyết vấn đề mất đa dạng sinh học."

Giờ đây đã tròn 41 năm hoạt động, ASEAN quyết tâm tăng cường cam kết bảo vệ đa dạng sinh học của mình khỏi suy thoái. "Là một phần trong những hành động của ASEAN để bảo vệ đa dạng sinh học của khu vực, các nước đã tuyên bố 27 khu vực là Công viên Di sản ASEAN và chỉ định 1.523 khu bảo tồn dựa trên danh mục của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN)", Giám đốc điều hành Rodrigo Fuentes cho biết. Ông nói thêm rằng "thúc đẩy hợp tác quốc gia và khu vực để giải quyết các vấn đề liên quan đến các thỏa thuận môi trường và thiết lập cơ sở dữ liệu khu vực chứa tóm tắt về tài nguyên sinh vật của khu vực cũng là một phần của hành động nhằm hạn chế mất đa dạng sinh học".

Bây giờ đã bước sang năm thứ ba, ACB tăng cường nỗ lực nhằm thu hút nhiều lĩnh vực ngành và các bên liên quan hơn trong hành trình nghiên cứu đa dạng sinh học của khu vực. Nó hình thành liên kết với các bên liên quan chính ở cấp khu vực và toàn cầu.

Tham khảo

Liên kết ngoài