Wikipedia:Thay đổi đang chờ

Khóa trang ở mức "thay đổi đang chờ" (hay gọi tắt là khóa thay đổi đang chờ) là một công cụ được sử dụng để ngăn chặn phá hoại và một số vấn đề tiêu cực thường gặp khác trong quá trình biên tập Wikipedia. Công cụ này được xem là một hình thức "khóa mềm" khi nó giữ thiện ý với mọi người dùng qua việc cho phép họ đăng lên những sửa đổi của mình và chờ thẩm định, thay vì bị ngăn sửa đổi như các tác vụ khóa trang thông thường ("khóa cứng"). Hướng đến đối tượng chính là những bài viết liên tục bị sửa đổi tiêu cực, khóa trang ở mức "thay đổi đang chờ" có thể được dùng như một biện pháp thay thế việc bán khóa hoặc khóa hoàn toàn nhằm cho phép các đối tượng người dùng được quyền sửa đổi trang, tuy nhiên các thay đổi này sẽ không được hiện ra với hầu hết độc giả (không bao gồm chính người vừa sửa đổi) cho đến khi chúng được một biên tập viên đáng tin cậy xem qua và chấp thuận. Cũng giống như các hình thức "khóa cứng", sẽ có rất ít bài viết trên Wikipedia tiếng Việt đồng thời bị đặt ở mức "khóa mềm" này.

Có hai cấp độ khóa thay đổi đang chờ. Ở cấp độ 1, khi một trang bị khóa được một biên tập viên chưa đăng ký tài khoản (thường gọi là IP) hoặc thành viên mới sửa đổi, các sửa đổi đó sẽ không trực tiếp hiện ra với phần lớn độc giả Wikipedia, cho đến khi chúng được xem qua và chấp thuận bởi một biên tập viên có quyền duyệt bài; nó được so sánh với mức bán khóa (khóa nửa) thông thường, nhưng ở hình thức mềm mỏng hơn. Cấp độ 2 tương tự cấp độ 1 nhưng mở rộng đối tượng chịu ảnh hưởng là những thành viên tự xác nhận và bao gồm cả những người duyệt bài không đồng thời là điều phối viênbảo quản viên; cấp độ này tương đương với mức khóa hoàn toàn, nhưng ở hình thức mềm mỏng hơn.

Phiên bản đã được chấp nhận đó sẽ trở thành "phiên bản ổn định" của trang cho đến khi một phiên bản được chấp nhận kế tiếp được giới thiệu sau khi có các sửa đổi kế tiếp được duyệt, phiên bản được chấp nhận mới nhất này sẽ trở thành "phiên bản ổn định". Các sửa đổi sau "phiên bản ổn định" cũng xuất hiện trong lịch sử trang và được đánh dấu là "thay đổi đang chờ". Phiên bản ổn định gần đây nhất sẽ hiển thị với mọi độc giả, trong khi đó người dùng đã đăng nhập lại có thể nhìn thấy trực tiếp phiên bản gần đây nhất của trang với toàn bộ sửa đổi đã đăng lên dù chúng đã được xem qua hay chưa. Riêng ở cấp độ 1, khi một biên tập viên không thuộc nhóm "người duyệt bài" thực hiện sửa đổi sau một sửa đổi được đánh dấu là đang chờ, sửa đổi của họ cũng tự động bị đánh dấu là thay đổi đang chờ, và không thể xem trực tiếp bởi hầu hết độc giả.

Tất cả người dùng khi ấn nút "sửa đổi trang này" sẽ có thể sửa đổi phiên bản gần đây nhất, bao gồm cả phiên bản chứa những thay đổi đang chờ sau "phiên bản ổn định", của trang như thường lệ. Nếu trang đó hiện có các thay đổi đang chờ chưa được xem qua, sẽ xuất hiện thêm một hộp nhỏ thả xuống bên cạnh tiêu đề bài viết, dẫn đến một giao diện so sánh khác biệt giữa phiên bản ổn định và phiên bản có thay đổi đang chờ, cùng một số thông điệp lưu ý khác trong giao diện sửa đổi.

Khóa thay đổi đang chờ có thể dùng để bảo vệ các bài viết khỏi những phá hoại dai dẳng, sự vi phạm quy định về tiểu sử của nhân vật còn sống và vi phạm bản quyền, đồng thời giúp giảm áp lực cũng như san sẻ công việc bảo quản giữa những người lùi sửa, điều phối viênbảo quản viên với người duyệt bài.

Áp dụng khóa thay đổi đang chờ

Các bảo quản viên có thể áp dụng mức khóa thay đổi đang chờ cấp độ 1 đối với những chủ đề bị phá hoại nặng nề và dai dẳng, vi phạm quy định về tiểu sử của nhân vật còn sống, hoặc chèn thêm các nội dung vi phạm bản quyền. Mức khóa cấp độ 2 thường chỉ được dùng rất hạn chế ở những bài viết liên tục nằm trong vòng bút chiến và đồng thời là mục tiêu của các tài khoản con rối. Công cụ này có thể phát huy hữu hiệu vai trò của mình khi vẫn tiếp nhận những đóng góp hữu ích về nội dung của mọi người dùng, đặc biệt là ở cấp độ 2 với những người dùng vốn không phải là một bên trong cuộc bút chiến hoặc vướng vào nghi vấn rối, mà vẫn bảo vệ được bài viết khỏi những sai phạm. Khóa thay đổi đang chờ không nên được sử dụng như một phương cách ưu tiên để chống lại sự phá hoại khi nó chưa thực sự xảy ra, và cũng không nên dùng nó như một đặc quyền để ngăn cản các thành viên sửa đổi trong các vụ tranh chấp nội dung.

Khóa thay đổi đang chờ không nên áp dụng với các bài viết có tần suất sửa đổi rất cao, thậm chí nếu chúng rơi vào các tiêu chí nói trên, bởi nó sẽ làm tăng đáng kể khối lượng công việc của những người duyệt bài và có thể phát sinh trễ nải trong việc chấp nhận phiên bản. Thay vào đó nên xem xét áp dụng bán khóa hoặc khóa hoàn toàn. Ngoài ra, các bảo quản viên có thể tạm thời áp dụng khóa thay đổi đang chờ đối với các trang là đối tượng của những phá hoại hoặc tranh chấp nghiêm trọng nhưng chỉ nhất thời (ví dụ: khi đối tượng đang là chủ đề gây được sự chú ý lớn trong các phương tiện truyền thông), khi mà việc cấm tài khoản không còn là lựa chọn khả thi. Cũng giống như các hình thức khóa trang khác, khóa thay đổi đang chờ cũng nên được áp dụng trong một thời hạn nhất định. Khóa vô hạn chỉ nên dùng trong các trường hợp có tranh chấp nghiêm trọng trong thời gian dài.

Giống như các hình thức khóa trang khác, khóa thay đổi đang chờ không bao giờ áp dụng trong các tranh chấp nội dung chính đáng, khi việc này có nguy cơ đặt một nhóm biên tập viên cụ thể vào tình thế bất lợi trong việc cải thiện Wikipedia.

Biên tập viên nào không phải là bảo quản viên có thể yêu cầu khóa trang ở mức "thay đổi đang chờ" nếu trang đó gặp phải các tình trạng trên. Những yêu cầu mở khóa có thể liên hệ trực tiếp với một bảo quản viên bất kỳ hoặc cũng tại không gian yêu cầu khóa đã nêu.

Xem qua các thay đổi đang chờ

Quy trình "xem qua" (hay "duyệt bài") nhằm mục đích là cách kiểm tra nhanh chóng để đảm bảo các sửa đổi không phải là phá hoại, vi phạm quy định về tiểu sử của nhân vật còn sống, vi phạm bản quyền hoặc chèn thêm các nội dung khác rõ ràng là không phù hợp với bài viết. Người duyệt bài thông thường không phải là điều phối viên hoặc bảo quản viên không thể xem qua các thay đổi đang chờ khi trang bị khóa ở cấp độ 2, vốn bị khóa với nguyên nhân chính là do bút chiến hoặc sử dụng tài khoản rối liên tục trong thời gian dài, nhằm tránh những cáo buộc có thể có về mức độ tín nhiệm của họ (khi mà quyền duyệt bài được trao không qua quy trình bầu bán), và cũng để đảm bảo họ chỉ sử dụng công cụ này để đối phó với các phá hoại rõ ràng thay vì rủi ro bị kéo vào các cuộc tranh chấp nội dung.

Người duyệt bài là các thành viên có đủ kinh nghiệm được trao khả năng chấp nhận sửa đổi của người dùng khác. Người duyệt bài có cùng mức độ tin cậy với người lùi sửa. Người duyệt bài có tiềm năng cần nhận ra được sự phá hoại, quen thuộc với các chính sách cơ bản về nội dung như quy định về tiểu sử của nhân vật còn sống, và có kinh nghiệm biên tập Wikipedia ở mức độ hợp lý. Người duyệt bài được khuyến nghị đọc trang hướng dẫn duyệt bài, nơi trình bày chi tiết về quy trình xem qua và những tố chất được mong đợi ở một người duyệt bài. Tất cả bảo quản viên và điều phối viên đều mặc định có quyền duyệt bài.

Những thay đổi được chấp nhận bởi một người duyệt bài không được xem là sự chứng thực về tính đúng đắn của nội dung đó. Nó chỉ cho thấy rằng các thay đổi đã được xem qua này không mắc phải những vấn đề rõ ràng như được liệt kê cụ thể ở trên.

Quyền duyệt bài được trao theo yêu cầu tại Wikipedia:Yêu cầu cấp quyền. Mặc dù về mặt kỹ thuật thì bất kỳ bảo quản viên nào cũng có khả năng gỡ bỏ quyền duyệt bài, việc gỡ bỏ quyền này chỉ nên là kết quả của sự đồng thuận sau một cuộc thảo luận hoặc khi bản thân biên tập viên đó yêu cầu gỡ quyền của chính họ. Các cuộc thảo luận về việc gỡ quyền duyệt bài thường diễn ra tại trang tin nhắn cho bảo quản viên. Thảo luận riêng với cá nhân biên tập viên có liên quan và/hoặc xin ý kiến từ những người khác tại trang thảo luận thay đổi đang chờ được khuyến nghị trước khi chính thức gửi yêu cầu gỡ quyền đến các bảo quản viên.

Các thay đổi đang chờ nên được hoàn tất việc xem qua trong một khoảng thời gian hợp lý (thường là vài giờ sau đó). Xử lý những thay đổi đang chờ còn tồn đọng cần được phối hợp ở cấp độ cộng đồng. Những thay đổi đang chờ còn tồn đọng có thể xem tại Đặc biệt:Trang chưa duyệt cũ. Tránh tối đa việc để các thay đổi đang chờ bị tồn đọng quá 24 giờ.

Hiệu lực của các mức khóa khác nhau

Người dùng Wikipedia, mức khóa trang và khả năng sửa đổi trang
 Vô danh, mớiTự xác nhậnXác nhận mở rộngĐiều phối viênthành viên tự đánh dấu tuần traKỹ thuật viên bản mẫuBảo quản viênThích hợp cho
Không khóaSửa đổi đượcTuyệt đại đa số các trang
Bán khóaKhông thể sửa đổiSửa đổi đượcBài viết bị phá hoại quá mức hoặc bút chiến thiếu tính xây dựng bởi người dùng vô danh hoặc mới mở tài khoản, và một số bản mẫu hay mô-đun được sử dụng nhiều
Khóa mở rộngKhông thể sửa đổiSửa đổi được*Trang phá hoại quá mức hoặc bút chiến thiếu tính xây dựng, trang và bản mẫu hay mô-đun được sử dụng nhiều hoặc ngăn ngừa sửa đổi gây hại (như phá hoại, rối, bút chiến…) trong trường hợp bán khóa đã được chứng minh là không hiệu quả
Khoá tự đánh dấu tuần traKhông thể sửa đổiSửa đổi được*Bài viết có tranh chấp hoặc phá hoại quá mức khoá mở rộng, các bản mẫu, mô đun nguy hiểm cao nhưng không quá phức tạp.
Khoá bản mẫuKhông thể sửa đổiSửa đổi đượcCác bản mẫu, mô đun hoặc trang được nhúng/thế rất nhiều
Khóa hẳnKhông thể sửa đổiSửa đổi đượcBài viết bị phá hoại quá mức hoặc bút chiến thiếu tính xây dựng, trang và bản mẫu hay mô-đun trọng yếu
* Kỹ thuật viên bản mẫu đơn thuần có thể không sửa được, nhưng đây là điều hiếm khi xảy ra trên thực tế.


Các câu hỏi thường gặp

Nếu có người dùng thực hiện chỉnh sửa một bài viết mà hiện có thay đổi đang chờ chưa được xem qua, phiên bản mới chỉnh sửa này có tự động được chấp nhận không?
Không được. Nếu người dùng đó là một người duyệt bài (như tên gọi, đây là nhóm người được trao quyền "xem qua" hay duyệt các thay đổi trong bài viết), họ sẽ được phần mềm nhắc nhở về việc xem qua và chấp nhận các thay đổi đang chờ còn tồn đọng. Nếu người dùng đó không phải là một người duyệt bài, những sửa đổi đó sẽ được đánh dấu là "đang chờ xem qua". (Những người duyệt bài có thể thử nghiệm việc này bằng cách đánh dấu không chấp nhận phiên bản hiện tại của trang và sau đó thử sửa đổi nó.) Một ngoại lệ là khi người dùng đó hồi sửa bằng cách bấm nút "lùi lại" thay đổi đang chờ gần nhất trong lịch sử trang để đưa trang trở về phiên bản ổn định có thay đổi đã chấp nhận: trong trường hợp hồi sửa này thì chỉnh sửa đó được tự động chấp nhận.
Loại trang nào áp dụng được mức khóa thay đổi đang chờ?
Khóa thay đổi đang chờ vốn được ưu tiên áp dụng trong không gian tên chính (tức bài viết bách khoa), định rõ tại quy định khóa trang, và ở các trang thử nghiệm thuộc không gian tên dự án. Phần mềm MediaWiki hiện chỉ cho phép áp dụng nó tại không gian tên chính và không gian tên dự án, và hiện không có yêu cầu nào với việc áp dụng nó trong các không gian tên khác, mặc dù đã có một số đề xuất về mở rộng phạm vi áp dụng của nó và có thể sẽ được bổ sung trong tương lai. Về mặt kỹ thuật cũng không thể áp dụng khóa thay đổi đang chờ cho các không gian tên thảo luận.
Tình trạng hiện nay của khóa thay đổi đang chờ tại các dự án nội dung mở khác của Wikimedia Foundation như thế nào?
Khóa thay đổi đang chờ được triển khai chính thức lần đầu tiên vào tháng 5 năm 2008 tại Wikipedia tiếng Đức dưới hình thức là phần mở rộng Flagged Revisions, cho phép gần như mặc định mọi trang áp dụng mức khóa này. Kể từ đó nó được nhiều dự án Wikimedia khác kích hoạt với một tiến độ rất chậm và thận trọng. Nguyên do chính nằm ở tính linh hoạt và vô cùng mạnh mẽ khiến cho việc cấu hình gặp nhiều trở ngại và phát sinh nhiều lỗi kỹ thuật trong quá khứ. Đã có nhiều cuộc thảo luận tùy biến và tinh giản sao cho công cụ phù hợp với tình trạng của từng dự án muốn kích hoạt, trong đó Wikipedia tiếng Anh vào năm 2010 đã thiết lập một cấu hình tiện dụng hơn với tên gọi Pending changes, chỉ giới hạn như một tác vụ khóa trang ngăn ngừa phá hoại. Ngày nay các dự án khác thường yêu cầu cấu hình công cụ này dựa theo mô hình của một trong hai dự án: hoặc Wikipedia tiếng Đức (với sự kiểm soát chặt chẽ toàn bộ nội dung ở tất cả bài viết) hoặc Wikipedia tiếng Anh (với mức độ khóa trang hạn chế), và được tùy biến thêm để đáp ứng nhu cầu của từng dự án.
Trước đây cộng đồng Wikipedia tiếng Anh từng áp dụng khóa thay đổi đang chờ ở cả hai cấp độ (thường miêu tả trực quan là "khóa bạc" và "khóa cam"). Dự án này cũng từng đề xuất kết hợp khóa thay đổi đang chờ cấp độ 2 với bán khóa, trong đó người dùng vô danh và chưa đăng ký không thể sửa đổi bài viết bị khóa. Một cuộc thảo luận lớn đã từ chối việc tiếp tục sử dụng cấp độ 2 nhưng vẫn để ngỏ khả năng tái áp dụng cấp độ này trong tương lai khi đạt được đồng thuận mới.
Dưới đây là những dự án Wikimedia đã áp dụng khóa thay đổi đang chờ (tức phần mở rộng "FlaggedRevs" của MediaWiki):
  • Wikipedia tiếng...
    • Albania – kích hoạt 7 tháng 11, 2010
    • Ả Rập – kích hoạt 6 tháng 8, 2009
    • Alemanni – kích hoạt 17 tháng 11, 2008
    • Bosnia – kích hoạt 8 tháng 4, 2010
    • Belarus – kích hoạt 5 tháng 2, 2011
    • Bengal – kích hoạt 20 tháng 5, 2011
    • Chechnya – kích hoạt tháng 1, 2014
    • Anh – kích hoạt lại Pending Changes 1 tháng 12, 2012
    • Quốc tế – kích hoạt 18 tháng 11, 2008
    • Ba Tư – kích hoạt 22 tháng 5, 2014
    • Phần Lan – kích hoạt 30 tháng 11, 2011
    • Gruzia – kích hoạt 11 tháng 4, 2011
    • Đức – kích hoạt 6 tháng 5, 2008
    • Hungary – kích hoạt 17 tháng 11, 2008
    • Hindi – kích hoạt lại 8 tháng 8, 2011
    • Indonesia – kích hoạt 17 tháng 6, 2010
    • Khoa học Quốc tế – kích hoạt 19 tháng 3, 2009
    • Trung Kurd – Kích hoạt 5 tháng 6, 2014
    • Macedonia – kích hoạt 24 tháng 4, 2010
    • Na Uy – đang chờ kích hoạt
    • Ba Lan – kích hoạt 17 tháng 11, 2008
    • Bồ Đào Nha – kích hoạt Pending Changes tháng 10, 2013
    • Nga – kích hoạt 8 tháng 8, 2008
    • Thổ Nhĩ Kỳ – kích hoạt 31 tháng 1, 2011
    • Ukraina – kích hoạt 2011
    • Venetia – kích hoạt 29 tháng 11, 2011
    • Văn ngôn – kích hoạt 17 tháng 11, 2008
  • Wiktionary tiếng...
    • Đức – kích hoạt 24 tháng 11, 2008
    • Iceland – kích hoạt 19 tháng 3, 2009
    • Ba Lan – kích hoạt 7 tháng 12, 2009
    • Nga – kích hoạt 17 tháng 4, 2011
    • Ukraina – kích hoạt 24 tháng 11, 2008
  • Wikibooks tiếng...
    • Anh – kích hoạt 14 tháng 11, 2008
    • Bồ Đào Nha – kích hoạt 29 tháng 11, 2011
  • Wikinews tiếng...
  • Wikiquote tiếng...
    • Đức – kích hoạt 7 tháng 8, 2009
    • Nga – kích hoạt 19 tháng 11, 2008
  • Wikisource tiếng...


Trang bị khóa thay đổi đang chờ trông như thế nào?
Các trang bị khóa thay đổi đang chờ sẽ xuất hiện một biểu tượng ổ khóa nhỏ màu bạc hoặc màu cam, tùy cấp độ khóa, ở góc trên bên phải. Ngoài ra sẽ có một hộp thả xuống ở bên cạnh tiêu đề bài viết, dẫn đến một giao diện so sánh khác biệt giữa phiên bản ổn định và phiên bản có thay đổi đang chờ, nếu có.

Xem thêm

Công cụ

  • Đặc biệt:Trang chưa duyệt cũ, các trang có thay đổi đang chờ.
  • Đặc biệt:Trang ổn định, các trang đang bị khóa thay đổi đang chờ.
  • Đặc biệt:Thống kê duyệt, những thống kê khác nhau liên quan đến tính năng khóa thay đổi đang chờ.
  • Đặc biệt:Nhật trình ổn định hóa, tác vụ khóa hoặc mở khóa thay đổi đang chờ.
  • Đặc biệt:Giám sát chất lượng, tác vụ xem qua sửa đổi.
🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhĐặc biệt:Tìm kiếmVõ Văn ThưởngCúp FAHan So-heeĐài Truyền hình Việt NamChiến dịch Điện Biên PhủNguyễn Thái Học (Phú Yên)Exhuma: Quật mộ trùng maViệt NamCleopatra VIIRyu Jun-yeolĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhHồ Chí MinhGoogle DịchLiverpool F.C.Cha Eun-wooYouTubeFacebookManchester United F.C.Lee Hye-riTô LâmĐặc biệt:Thay đổi gần đâyVõ Nguyên GiápNgày thánh PatriciôBitcoinHentaiThủ dâmVõ Thị SáuTrương Thị MaiPhan Đình TrạcMai (phim)Nữ hoàng nước mắtThành phố Hồ Chí MinhHai Bà TrưngLoạn luânXVideosNguyễn Phú Trọng