Ymnos eis tin Eleftherian

quốc ca của Hy Lạp và Cộng hòa Síp

Thánh ca cho tự do[3] (tiếng Hy Lạp: Ὕμνος εἰς τὴν Ἐλευθερίαν, chuyển tự Hýmnos is tin Eleftherían, phát âm [ˈimnos is tin elefθeˈrian], hay Ύμνος προς την Ελευθερίαν,[4][5][6] Hýmnos pros tin Eleftherían, phát âm [ˈim.nos pros tin elefθeˈri.an]) là một bài thơ sáng tác bởi Dionysios Solomos vào năm 1823 và với 158 khổ thơ,[7][8] nó là quốc ca dài nhất thế giới.[9] Hiện tại, nó là quốc ca của cả Hy LạpCộng hòa Síp.[1][10][11] Năm 1865, ba (về sau là hai) khổ đầu được chọn làm quốc ca Hy Lạp một cách chính thức. Đến năm 1966, chúng mới được Síp chọn.

Ὕμνος εἰς τὴν Ἐλευθερίαν
Tiếng Việt: Thánh ca cho tự do
Ýmnos is tin Eleftherían

Quốc ca của  Hy Lạp Síp
LờiDionýsios Solomós, 1823
NhạcNikolaos Mantzaros
Được chấp nhận1865 bởi Hy Lạp[1]
1966 bởi Síp [2]
Mẫu âm thanh
Thánh ca cho tự do (nhạc cụ)

Lịch sử

Dionysios Solomos đã viết "Thánh ca cho tự do" vào năm 1823 tại Zakynthos và một năm sau đó được in ở Messolonghi. Nó đã được phổ nhạc vào năm 1865 bởi nhà soạn nhạc hoạt động người Corfu Nikolaos Mantzaros, người đã sáng tác hai phiên bản nhạc, một phiên bản dài cho toàn bộ bài thơ và một bản ngắn cho hai khổ thơ đầu tiên; sau này được thông qua thành quốc ca của Hy Lạp. "Thánh ca cho tự do" về sau được Síp chọn làm quốc ca theo lệnh của Hội đồng Bộ trưởng năm 1966.[12]

Lời

Lấy cảm hứng từ Chiến tranh giành độc lập Hy Lạp, Solomos đã viết bài thánh ca để tôn vinh cuộc đấu tranh của người Hy Lạp để giành độc lập sau nhiều thế kỷ cai trị của Đế quốc Ottoman.

"Thánh ca cho tự do" kể lại sự khốn khổ của người Hy Lạp dưới thời Ottoman và hy vọng tự do của họ. Ông mô tả các sự kiện khác nhau của Chiến tranh, như vụ hành quyết của Thượng phụ Gregory V của Constantinople, phản ứng của các cường quốc, cuộc bao vây Tripolitsa và nhân vật Kitô giáo của cuộc đấu tranh.

Nguyên bản tiếng Hy Lạp

Dionysios Solomos, tác giả phần lời bài hát.
Tiếng Hy LạpChuyển ngữ Latinhphát âm IPA

Σε γνωρίζω από την κόψη
Του σπαθιού την τρομερή,
Σε γνωρίζω από την όψη,
Που με βιά μετράει τη γη.

Se gnurízu apó tün kópsü
Tou spathioú tün tromerü,
Se gnurízu apó tün ópsü,
Pou me viá metráei tü gü.

[s̠e̞ ɣno̞ˈɾiz̠o̞̯ɐpo̞ tiŋ ˈko̞ps̠i]
[tu s̠pɐˈθçu tin ˌtro̞me̞ˈɾi]
[s̠e̞ ɣno̞ˈɾiz̠o̞̯ɐpo̞ tin ˈo̞ps̠i]
[pu me̞ ˈvʝä me̞ˌträi̯ ti ˈʝi]

Απ’ τα κόκκαλα βγαλμένη
Των Ελλήνων τα ιερά,
Και σαν πρώτα ανδρειωμένη,
Χαίρε, ω χαίρε, ελευθεριά![Lower-alpha 1]

Ap’ta kókkala vgalménü
Tun Ellűnun ta ierá,
Kai san prúta andreiuménü,
Haíre, u haíre, elephtheriá!

[ɐp tɐ ˈko̞kɐˌlä vɣɐlˈme̞ɲi]
[to̞n e̞ˈlino̞n tɐ i̯e̞ˈɾä]
[ˌce̞ s̠ɐm ˈpro̞tɐ ɐn̪ðri̯o̞ˈme̞ɲi]
[ˌçe̞ɾe̞̯o̞ ˈçe̞ɾe̞ e̞le̞fθe̞ɾˈʝä]

Lược dịch tiếng Việt

Nghĩa đenThơLời thơ của Rudyard Kipling (1918)
Khổ 1

Ta thấy Người thật hãi hùng,
Bởi thanh gươm sáng loáng,
Ta thấy người, đôi mắt sáng ngời
Người mang sức mạng đến vùng đất này.

Ta nhận ra Người
Bởi thanh gươm sắc bén Người đang cầm,
Người nhìn trần gian bằng đôi mắt sáng ngời
Và ban sức mạnh cho vùng đất này.

Chúng ta đã nhận biết người,
Phục hưng một cách thần thánh,
Qua đôi mắt sáng ngời
Và thanh gươm sắc bén của Người

Khổ 2

Từ những hài cốt thiêng liêng,
Của người Hy Lạp cổ xưa,
||: Và hãy can trường một lần nữa như Người đã từng có,
Vinh quang, vinh quang thay, Tự do! :||

Từ những người Hy Lạp cổ đại
Đã ngã xuống vì sự sống và tinh thần tự do,
||: Bây giờ với sự dũng cảm cổ xưa ấy
Hãy để chúng ta tôn vinh Người, ôi Tự do! :||

Từ nấm mồ của quân thù,
Là những dũng sĩ bất bại,
||: Khi chúng ta tôn vinh Người lần nữa,
Vinh quang, tự do! Vinh quang! :||

Sử dụng

Một phiên bản với lời khác đã được sử dụng bởi Nhà nước Crete tồn tại ngắn ngủi với tên gọi Quốc ca Crete. "Thánh ca cho tự do" đã là hoàng ca Hy Lạp từ năm 1864.

"Thánh ca cho tự do" là quốc ca của Síp kể từ năm 1966.[3]

Bài hát này đã được trình diễn trong mỗi lễ bế mạc Thế vận hội Olympic, để vinh danh Hy Lạp là cái nôi của Thế vận hội Olympic. Phiên bản thường được chơi bởi các ban nhạc quân đội là một bản sắp xếp được sáng tác bởi Trung tá Margaritis Kastellis (1907 – 1979), cựu giám đốc của Quân đoàn Âm nhạc Hy Lạp.[13]

Ghi chú

Tham khảo

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Quốc ca châu Âu