Zakat

Zakat (tiếng Ả Rập: زكاة[1] - sự thanh tẩy) là một hình thức bố thí và sắc thuế tôn giáo bắt buộc trong đạo Hồi[2][3]. Nó được dựa trên thu nhập và tổng giá trị tài sản của một người[4][5], thường chiếm 2,5% tổng thu nhập, số tiền tiết kiệm và tài sản của một người Hồi giáo.

Zakat là cột trụ thứ ba trong năm Cột trụ của Hồi giáo, bắt buộc đối với tất cả người Hồi giáo[6]. Việc thanh toán, tranh chấp về zakat đã đóng vai trò quan trọng trong lịch sử của Hồi giáo, chẳng hạn như các cuộc chiến tranh Ridda nổ ra dẫn đến các cuộc xung đột giữa các giáo phái Sunni và Shia của Hồi giáo[7]. Hồi giáo Shia, không giống như tín đồ phái Sunni, coi zakat là một quyết định cá nhân và tự nguyện, và họ cung cấp cho zakat cho người thu gom được Shia Imam tài trợ chứ không cho những người thu được nhà nước Hồi giáo tài trợ[8][9][10].Ở đa số quốc gia mà Hồi giáo là quốc đạo - Zakat giờ trở thành bố thí tự nguyện, tuy nhiên ở Libya, Malaysia, Pakistan, Ả Rập Xê Út, Sudan hay Yemen, việc thu thập nó được giao cho chính quyền sở tại (tính tới năm 2015)[11][12]

Từ nguyên

Từ Zakat bắt nguồn từ động từ tiếng Ả Rập ز ك و, nghĩa là thanh tẩy.[13] Zakat được xem là một cách để làm trong sạch nguồn thu nhập và tài sản của cá nhân đó[14][15][16]

Chú thích

Tham khảo

  • P. Bearman ed. (2012). Encyclopaedia of Islam, Second Edition. Brill Online.
  • Joseph J. Cordes, Robert D. Ebel, Jane Gravelle ed. (2005). Encyclopedia of Taxation and Tax Policy. Urban Institute
  • John L. Esposito ed. (2009). '[The Oxford Encyclopedia of the Islamic World. Oxford University Press.
  • Heck, Paul L. (2006). “Taxation”. Trong McAuliffe, Jane Dammen (biên tập). Encyclopaedia of the Qur'an. 5. Leiden: Brill Publishers. ISBN 90-04-14743-8.
  • Hunter, Shireen; Malik, Huma; Senturk, Recep (2005). Islam and Human Rights: Advancing a U.S.-Muslim Dialogue. Center for Strategic and International Studies, 2005.

Đọc thêm

Liên kết ngoài