Agat (a-gát), hay đá mã não, là một biến thể dạng vi kết tinh của thạch anh (silica), chủ yếu là canxedon, đặc trưng bởi các hạt mịn và màu sáng. Mặc dù agat có thể được tìm thấy trong nhiều loại đá khác nhau, chúng chủ yếu liên quan đến các đá núi lửa nhưng cũng có thể phổ biến trong một số loại đá biến chất nhất định.[1]

Agat
Cuội agat, dài 2,5 cm
Thông tin chung
Thể loạiBiến thể của thạch anh
Công thức hóa họcSilica, SiO2
Hệ tinh thểmặt thoi ba phương
Nhận dạng
MàuTrắng đến xám, xanh lam nhạt, cam đến đỏ, đen.
Dạng thường tinh thểSilica vi tinh
Cát khaiKhông
Vết vỡvỏ sò với các cạnh rất bén.
Độ cứng Mohs7
ÁnhSáp
Màu vết vạchTrắng
Tỷ trọng riêng2,58-2,64
Chiết suất1,530-1,540
Khúc xạ képđến +0.004 (B-G)
Đa sắcKhông thấy

Agat và canxedon có nhiều màu sắc khác nhau đã được sử dụng cách đây hơn 3.000 ở vùng sông Achates, ngày nay là Dirillo, ở Sicilia.[2]

Tên gọi này được nhà triết học và nhà tự nhiên học người Hy Lạp Theophrastus đặt, ông đã phát hiện loại đá này dọc theo bờ sông Achates (tiếng Hy Lạp: Ἀχάτης) vào khoảng từ thế kỷ 4 tới thế kỷ 3 TCN.[3] Agat là một trong những khoáng vật phổ biến nhất được sử dụng trong nghệ thuật khắc đá, và đã được khai quật ở một số điểm khảo cổ, điều đó cho thấy rằng chúng được sử dụng phổ biến trong thế giới cổ đại; như di chỉ khảo cổ ở Knossos, Crete minh họa cho văn minh Minos thời kỳ đồ đồng.[4]

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Donald W. Hyndman, David D. Alt (2002). Roadside Geology of Oregon (ấn bản 18). Missoula, Montana: Mountain Press Publishing Company. tr. 286. ISBN 0-87842-063-0.
  2. ^ “Agate Creek Agate”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2007.
  3. ^ Achates, Henry George Liddell, Robert Scott, A Greek-English Lexicon, at Perseus
  4. ^ C. Michael Hogan. 2007. Knossos fieldnotes, Modern Antiquarian

Tham khảo sửa