Ưu-bà-ly

(Đổi hướng từ Ưu Ba Ly)

Ưu Ba Ly hay Ưu Bà Ly (tiếng Phạn: Upāli) là một nhà sư Phật giáo và là một trong Thập đại đệ tử của Đức Phật[1] và theo các kinh điển Phật giáo sơ kỳ thì Thánh tăng Ưu Bà Ly chính người phụ trách việc trì tụng và xem xét giới luật (tiếng Phạn: vinaya) gọi chung là đệ nhất trì luật.

Thượng tọa
upāli
उपालि
Hoạt động tôn giáo
Tôn giáoPhật giáo
Sư phụThích-ca Mâu-ni
Thông tin cá nhân
Giới tínhnam
 Cổng thông tin Phật giáo
Tượng Đại thánh tăng Upali (Ưu Bà Ly) tại chùa Nam Tông ở quận Bình Tân

Cuộc đời sửa

Ưu Bà Ly xuất thân là một thợ cắt tóc thuộc đẳng cấp thấp. Ông đã gặp Đức Phật khi còn là một đứa trẻ, và sau đó, khi các hoàng tử thuộc dòng dõi Thích Ca (Sakya) thọ giới, Ưu Bà Ly cũng đã làm theo. Theo các sách vở, Ưu Bà Ly là một thợ cắt tóc, một nghề bị coi thường ở Ấn Độ thời cổ đại[2][3]. Ông xuất thân từ một gia đình thuộc đẳng cấp Vaishya phục vụ cho các hoàng tử dòng dõi Sakya ở Kapilavatthu (tiếng Phạn: Śakya; Kapilavastu) và cho Đức Phật. Mẹ của Ưu Bà Ly đã từng giới thiệu Ưu Bà Ly đến với Đức Phật[4] Không giống như người lớn, lúc còn nhỏ cậu không thấy sợ hãi khi đến gần Đức Phật.

Trong một số thư tịch Phật giáo, một lời giải thích được đưa ra tại sao một nhà sư xuất thân từ đẳng cấp thấp lại có vai trò trung tâm như vậy trong việc phát triển giới luật Phật giáo, Apadāna giải thích điều này bằng cách kể rằng Ưu Ba Ly từng là vị vua Chuyển luân Thánh vương toàn năng trong ngàn kiếp trước, và là vua của các vị thần trong ngàn tiền kiếp khác[5][6][7] Mặc dù tiền kiếp của Ưu Bà Ly là một vị vua, ông được sinh ra như một thợ cắt tóc thuộc đẳng cấp thấp vào thời Đức Phật Cồ Đàm (Gotama). Điều này cũng được giải thích trong một câu chuyện của Apadāna đó là trong một kiếp trước, Ưu Bà Ly đã xúc phạm một vị Phật là Pratyekabuddhayāna trong tiếng Phạn dẫn đến nghiệp chướng phải chuyển thế tái sanh[6][7].

Chú thích sửa

  1. ^ Ray, R.A. (1994), Buddhist Saints in India: A Study in Buddhist Values and Orientations, Oxford University Press, ISBN 0-19-507202-2
  2. ^ Rhys Davids 1899, tr. 102.
  3. ^ Gombrich 1995, tr. 357.
  4. ^ Mrozik 2004.
  5. ^ See Huxley (1996, tr. 126 note 27) and Malalasekera (1937, Upāli). Huxley mentions the question raised.
  6. ^ a b Malalasekera 1937, Upāli.
  7. ^ a b Cutler 1997, tr. 66.

Tham khảo sửa