Ẩm thực châu Phi là nền ẩm thực ở lục địa châu Phi và là một phần quan trọng trong văn hóa của lục địa Phi châu này, lịch sử của ẩm thực châu Phi gắn liền với những câu chuyện truyền miệng dân gian của người dân châu Phi. Các loại thực phẩm mà người châu Phi thường ăn ít nhiều đã bị tôn giáo của họ ảnh hưởng cũng như bị các yếu tố khí hậu và lối sống chi phối và cũng phản ánh thực trạng kinh tế-xã hội của nhiều khu vực ở châu Phi (nguyên liệu thiếu thốn, cách chế biến mất vệ sinh, ăn bốc, không biết cách tích trữ đồ ăn, nguyên liệu).

Một khẩu phần ăn thông dụng ở châu Phi gồm rau lá băm nhuyễn (Afang), bột ngô (Ugali) và món đậu
Một bữa ăn tối cho khách du lịch ở Uganda bên cạnh hồ với món cá rán cùng khoai tây chiên
Món súp rau lá ăn với bột cám ngô (Ugali)
Một bữa ăn của người châu Phi da đen
Bột ngô là loại lương thực chủ đạo
Một phụ nữ đang nấu cám ngô ở châu Phi

Những người châu Phi đầu tiên sinh sống ở lục địa đen này là những người sinh sống theo kiểu săn bắt và hái lượm, họ đã ăn những gì họ có thể tìm thấy trong tự nhiên (nhặt nhạnh quả dại và ăn thịt rừng). Khi nông nghiệp trở nên phổ biến hơn ở Châu Phi thì chế độ ăn uống dựa trên trồng trọt nông nghiệp cũng vậy[1]. Theo truyền thống, các món ăn khác nhau ở Châu Phi sử dụng kết hợp các nguyên liệu từ thực vậthạt[2][3] là những thứ sẵn có mà không cần nhập khẩu. Ở một số vùng của lục địa, chế độ ăn uống truyền thống có rất nhiều sản phẩm từ củ[4][5]. Trên khắp Trung Phi, Đông Phi, Bắc Phi, Nam PhiTây Phi đều có những món ăn, kỹ thuật chuẩn bị và cách ăn rất riêng[2][6].

Các nền ẩm thực sửa

Trung Phi, nhiều loại cây trồng được trồng bao gồm khoai mỡ, sắn, chuối, khoai langdừa. Những loại cây trồng này đã trở thành lương thực chính trong chế độ ăn uốngbữa ăn của nhiều người ở Trung Phi[7]. Nhiều loại nguyên liệu địa phương được sử dụng khi chế biến các món ăn khác, chẳng hạn như rau bina (spinach) làm món hầm nấu với cà chua, tiêu, ớt, hành tây và bơ đậu phộng[8]. Ẩm thực Trung Phi gồm: Ẩm thực Angola, Ẩm thực Cameroon, Ẩm thực Cộng hòa Trung Phi, Ẩm thực Chad, Ẩm thực Cộng hòa Dân chủ Congo, Ẩm thực Guinea Xích Đạo, Ẩm thực Gabon, Ẩm thực São Tomé và Príncipe.

Các món ăn của Đông Phi khác nhau giữa các khu vực. Ở thảo nguyên nội địa, nền ẩm thực truyền thống của các dân tộc chăn nuôi gia súc rất đặc biệt do các sản phẩm thịt thường không có trong bữa ăn vì Gia súc, cừu, lợn được coi là một dạng tiền tệ để trao đổi[9][10]. Ở một số khu vực, người Đông Phi theo truyền thống sẽ uống sữa và máu của gia súc, nhưng hiếm khi ăn thịt. Ở những nơi khác, những người khác là nông dân trồng nhiều loại ngũ cốc và rau quả. Ngô là nguyên liệu của món cám ngô Ugali (biến tấu của fufu ở Tây và Trung Phi). Ugali là một món tinh bột ăn với thịt hoặc món hầm. Ở Uganda, chuối hấp xanh được gọi là matoke cung cấp chất độn tinh bột cho nhiều bữa ăn. Ẩm thực ở vùng Trung Đông cũng ảnh hưởng đến ẩm thực vùng Đông Phi[11].

Hầu hết các quốc gia Bắc Phi có một số món ăn tương tự nhau, đôi khi gần như cùng một món ăn với tên gọi khác nhau (món tangia của Ma-rốc và món coucha của Tunisia về cơ bản đều là cùng một món ăn, một món thịt hầm được chế biến trong một cái gọi là urn và nấu qua đêm trong lò nướng công cộng, đôi khi có một chút thay đổi về nguyên liệu và cách nấu. Ngoài ra, hai món ăn hoàn toàn khác nhau cũng có thể có cùng tên (ví dụ: món tajine là món hầm nấu nhừ rất lâu ở Ma-rốc, trong khi món tajine của Tunisia là món nướng trứng tráng/quiche-giống như món ăn). Có sự khác biệt đáng chú ý giữa phong cách nấu ăn của các quốc gia khác nhau, từ hương vị tinh tế, đậm đà của Ẩm thực Ma-rốc đến các món ăn bốc lửa của ẩm thực Tunisia và các món ăn nhẹ nhàng, đơn giản hơn của Ai CậpAlgeria[12].

Cách nấu ăn của khu vực Nam Phi (đừng nhầm với quốc gia Nam Phi) đôi khi được gọi là "món ăn cầu vồng"[13] vì thức ăn ở khu vực này là sự pha trộn của nhiều nền văn hóa như người bản địa Châu Phi, ẩm thực châu Âu, và ẩm thực châu Á. Để hiểu ẩm thực Châu Phi bản địa, điều quan trọng là phải hiểu các dân tộc bản địa khác nhau ở miền nam châu Phi. Người Châu Phi bản địa ở Nam Phi được chia đại khái thành hai nhóm và một số phân nhóm. Ảnh hưởng của chế độ ăn uống của người ở Nam châu Phi được phản ánh bằng sự ưa thích của người Nam Phi đối với món thịt nướng (thường được gọi ở Nam Phi bằng tên "braai") và biltong (thịt bảo quản khô). Loại bia truyền thống phổ biến trong chế độ ăn uống của người Nam Phi và quá trình lên men đã bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho chế độ ăn uống. Theo truyền thống ở bất kỳ gia đình nào khi có khách thì phải đãi khách uống bia thỏa thích.

Một bữa ăn Tây Phi điển hình thường chứa tinh bột và có thể bổ sung thịt, cá cũng như các loại gia vị và thảo mộc khác nhau. Một loạt các mặt hàng chủ lực được người ta hay ăn trong khu vực này bao gồm fufu, Banku, kenkey (có nguồn gốc từ Ghana), foutou, couscous, , và garri, được phục vụ cùng với súp và món hầm. Fufu thường được làm từ rau củ giàu tinh bột như khoai mỡ, Xanthosoma, hoặc sắn, nhưng cũng có thể từ hạt ngũ cốc như kê, lúa miến hoặc chuối. Các loại ngũ cốc hoặc tinh bột chủ yếu khác nhau giữa các vùng và các nhóm dân tộc, mặc dù ngô đã đạt được vị thế đáng kể vì nó rẻ, nở trương ra với khối lượng lớn và có màu trắng sạch. Bankukenkey là những nguyên liệu chủ yếu làm từ bột ngô và gari được làm từ sắn bào khô. Các món cơm cũng được ăn phổ biến trong vùng, đặc biệt là ở vành đai Sahel khô hạn trong đất liền. Ví dụ về những món này bao gồm benachin từ Gambiacơm Jollof, một món cơm kiểu Tây Phi tương tự như món Ả Rập kabsah. Nhiều thế kỷ sau, người Bồ Đào Nha, Pháp và Anh đã ảnh hưởng đến ẩm thực của vùng, nhưng chỉ ở một mức độ hạn chế. Bia kê là một loại đồ uống phổ biến, còn được gọi là bia Bantu, là một loại đồ uống có cồn được làm từ mạch nha kê[14].

Chú thích sửa

  1. ^ Cusack, Igor (tháng 12 năm 2000). “African cuisines: Recipes for nationbuilding?”. Journal of African Cultural Studies (bằng tiếng Anh). 13 (2): 207–225. doi:10.1080/713674313. ISSN 1369-6815. S2CID 145320645.
  2. ^ a b School Foodservice Journal. American School Food Service Association. 1977. tr. 36. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2017.
  3. ^ Neo-Africanism: The New Ideology for a New Africa. Trafford Publishing. 2008. tr. 505. ISBN 978-1-4251-7678-5. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2017.
  4. ^ “Food”. African Fest USA (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2020.
  5. ^ “Food Alive and Well”. Carifika Canada (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2020.[liên kết hỏng]
  6. ^ Njogu, K.; Ngeta, K.; Wanjau, M. (2010). Ethnic Diversity in Eastern Africa: Opportunities and Challenges. Twaweza Communications. tr. 78–79. ISBN 978-9966-7244-8-9. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2017.
  7. ^ Albala, Ken biên tập (2011). Food Cultures of the World Encyclopedia: Africa and the Middle East. 1 (ấn bản 1). © ABC-Clio Inc. doi:10.5040/9781474208642. ISBN 978-1-4742-0864-2.
  8. ^ Newton, A. (1994). Central Africa: a travel survival kit. Lonely Planet travel survival kit. Lonely Planet. tr. 77. ISBN 978-0-86442-138-8. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2017.
  9. ^ 'A cow is as good as a man - or better.' African Initiatives in Tanzania”. The Big Issue. 7 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2017.
  10. ^ “livestock farming | Definition, Methods, Breeds, & Facts | Britannica”. www.britannica.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2022.
  11. ^ “Africa”. Issuu (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2020.
  12. ^ Wolfert, Paula. “The Dishes of North Africa”. National Association for the Specialty Food Trade, Inc. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2007.
  13. ^ Osseo-Asare, F. (2005). Food Culture in Sub-Saharan Africa. Food culture around the world. Greenwood Press. tr. 59. ISBN 978-0-313-32488-8. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2017.
  14. ^ “The Oxford Companion to Beer Definition of millet”. Craft Beer & Brewing (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2022.