Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 1904

Cuộc bầu cử Tổng thống thứ 30 của Hoa Kỳ (1904): Theodore Roosevelt (1901-1909)

Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1904cuộc bầu cử tổng thống bốn năm một lần lần thứ 30, được tổ chức vào thứ Ba, ngày 8 tháng 11 năm 1904. Tổng thống đương nhiệm của Đảng Cộng hòa Theodore Roosevelt đã đánh bại ứng cử viên có lập trường bảo thủ của Đảng Dân chủ Alton B. Parker. Chiến thắng của Roosevelt đã đưa ông trở thành Tổng thống đầu tiên tái đắc cử sau một nhiệm kỳ nắm quyền nhờ kế nhiệm người tiền nhiệm qua đời khi tại chức. Roosevelt chỉ mới 46 tuổi khi thắng cử và lễ nhậm chức lần thứ hai của ông diễn ra vào ngày 4 tháng 3 năm 1905.

Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 1904

← 1900 8 tháng 11, 1904 1908 →

476 thành viên của Đại cử tri đoàn
239 phiếu phiếu để đắc cử
Số người đi bầu65.5%[1] Giảm 8.2 pp
 
Đề cử Theodore Roosevelt Alton B. Parker
Đảng Cộng hòa Dân chủ
Quê nhà New York New York
Đồng ứng cử Charles W. Fairbanks Henry G. Davis
Phiếu đại cử tri 336 140
Tiểu bang giành được 32 13
Phiếu phổ thông  7,630,457 5,083,880
Tỉ lệ 56.4% 37.6%

Bản đồ hiển thị kết quả bầu cử. Đỏ biểu thị các bang Roosevelt/Fairbanks thắng, Xanh lam biểu thị các bang Parker/Davis thắng. Các con số cho biết số phiếu đại cử tri được phân bổ cho mỗi tiểu bang.

Tổng thống trước bầu cử

Theodore Roosevelt
Cộng hòa

Tổng thống được bầu

Theodore Roosevelt
Cộng hòa

Roosevelt nhậm chức vào tháng 9 năm 1901 sau vụ ám sát người tiền nhiệm William McKinley. Sau cái chết của đồng minh của McKinley, Thượng nghị sĩ Mark Hanna vào tháng 2 năm 1904, Roosevelt vấp phải rất ít phản đối tại Đại hội toàn quốc Đảng Cộng hòa năm 1904 để giành được đề cử. Đảng Dân chủ phái Bourbon theo lập trường bảo thủ của cựu Tổng thống Grover Cleveland đã tạm thời giành lại quyền kiểm soát Đảng Dân chủ từ tay phe cánh của William Jennings Bryan, và Đại hội toàn quốc Đảng Dân chủ năm 1904 đã đề cử Alton B. Parker, Chánh án Tòa án Phúc thẩm New York, làm Tổng thống. Parker đã chiến thắng trong lần bỏ phiếu đầu tiên tại đại hội, đánh bại trùm báo chí William Randolph Hearst.

Vì có rất ít sự khác biệt giữa lập trường chính trị của các ứng cử viên nên chiến dịch chủ yếu tập trung vào tính cách cá nhân của họ; Đảng Dân chủ cho rằng nhiệm kỳ tổng thống của Roosevelt là "tùy tiện" và "thất thường".[2] Đảng Cộng hòa thì lại nhấn mạnh sự thành công của Roosevelt trong lĩnh vực đối ngoại và nỗ lực không ngừng nghỉ trong cuộc chiến chống lại độc quyền kinh tế của ông. Roosevelt dễ dàng đánh bại Parker, thắng tất cả mọi khu vực của Hoa Kỳ ngoại trừ miền Nam, trong khi Parker thua nhiều bang mà Bryan thắng vào năm 1900, gồm cả bang New York, quê hương ông. Cách biệt phiếu phổ thông của Roosevelt là 18,8%, lớn nhất kể từ chiến thắng của James Monroe trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1820 và sẽ là cách biệt phiếu phổ thông lớn nhất trong 100 năm từ năm 1820 đến cách biệt của Warren Harding vào năm 1920. Với chiến thắng vang dội của Roosevelt, ông trở thành ứng cử viên Tổng thống đầu tiên giành được hơn 300 phiếu đại cử tri trong một cuộc bầu cử Tổng thống. Đây là lần đầu tiên Missouri bỏ phiếu cho Đảng Cộng hòa kể từ năm 1868.

Đề cử sửa

Đề cử của Đảng Cộng hòa sửa

 
Đảng Cộng hòa (Hoa Kỳ)
Đề cử của Đảng Cộng hòa năm 1904
Theodore Roosevelt Charles W. Fairbanks
cho Tổng thống cho Phó Tổng thống
 
 
Tổng thống Hoa Kỳ
thứ 26
(1901–1909)
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ
từ Indiana
(1897–1905)
 

Các ứng cử viên của Đảng Cộng hòa:

Khi Đại hội Đảng Cộng hòa triệu tập tại Chicago từ ngày 21 đến 23 tháng 6 năm 1904, Theodore Roosevelt dường như chắc chắn giành được đề cử. Ông đã vận động sôi nổi trong suốt các năm 1902 và 1903 với mục đích giành quyền kiểm soát đảng nhằm đảm bảo mình sẽ giành được đề cử. Một phong trào phản đối đề cử Roosevelt do Thượng nghị sĩ có lập trường bảo thủ Mark Hanna từ Ohio lãnh đạo, nhưng cái chết của Hanna vào tháng 2 năm 1904 đã khiến phong trào bị giải tán. Bài phát biểu đề cử Roosevelt do cựu thống đốc Frank S. Black từ New York trình bày và được Thượng nghị sĩ Albert J. Beveridge từ Indiana ủng hộ. Roosevelt được nhất trí đề cử ở lần bỏ phiếu đầu tiên với 994 phiếu bầu.[3]

Vì những đảng viên bảo thủ trong Đảng Cộng hòa cho rằng Theodore Roosevelt là người cấp tiến nên sau nhiều nỗ lực, họ giành được quyền chọn ứng cử viên Phó Tổng thống. Thượng nghị sĩ Charles W. Fairbanks từ Indiana là lựa chọn hàng đầu trong giới bảo thủ dù bản thân ông luôn cố phải tỏ ra trung lập để không động chạm đến các đảng viên cấp tiến trong đảng. Roosevelt không hề thích ý tưởng chọn Fairbanks làm Phó Tổng thống. Bản thân ông ấy thích Dân biểu Robert R. Hitt từ Illinois hơn, nhưng dù sao ông cũng không coi chức Phó Tổng thống là đáng để tranh giành. Với sự ủng hộ vững chắc từ New York, Pennsylvania và Indiana, Fairbanks dễ dàng được đề cử trong liên danh Đảng Cộng hòa năm 1904.[3]

Cương lĩnh của Đảng Cộng hòa nhất quyết duy trì thuế quan bảo hộ, kêu gọi tăng cường ngoại thương, cam kết duy trì tiêu chuẩn vàng, ủng hộ việc mở rộng tàu buôn, thúc đẩy lực lượng hải quân hùng mạnh và ca ngợi chi tiết chính sách đối nội và đối ngoại của Roosevelt.[4] : 86 

Phiếu bầu ứng cử viên Tổng thống[3]
Lần bỏ phiếu 1
Theodore Roosevelt 994
Phiếu bầu ứng cử viên Phó Tổng thống[3]
Phiếu thứ nhất
Charles W. Fairbanks 994

Đề cử của Đảng Dân chủ sửa

 
Đảng Dân chủ (Hoa Kỳ)
Đề cử của Đảng Dân chủ năm 1904
Alton B. Parker Henry G. Davis
cho Tổng thống cho Phó Tổng thống
 
 
Chánh án
Tòa án Phúc thẩm New York
(1898–1904)
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ
từ Tây Virginia
(1871–1883)
Chiến dịch
 

Các ứng cử viên của Đảng Dân chủ:

Năm 1904, cả William Jennings Bryan và cựu Tổng thống Grover Cleveland đều từ chối ra tranh cử Tổng thống. Vì 2 ứng cử viên của Đảng Dân chủ trong các cuộc bầu cử trước đây không giành đề cử Tổng thống nên Alton B. Parker, một đảng viên Đảng Dân chủ phái Bourbon từ New York, nổi lên trở thành ứng cử viên hàng đầu của đảng.

Parker là Chánh án Tòa án Phúc thẩm New York, được cả Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa ở bang tôn trọng. Thậm chí, Đảng Cộng hòa nhiều lúc còn không chống lại Parker khi ông tranh cử vào các vị trí chính trị khác nhau. Parker không muốn được đề cử, nhưng ông không có cách nào để kiềm chế sự ủng hộ từ những đảng viên bảo thủ trong đảng, đặc biệt là sự ủng hộ từ nhóm Tammany Hall. Cựu Tổng thống Grover Cleveland sau đó tuyên bố ủng hộ Parker.

Các đại biểu từ Florida được chọn thông qua một cuộc bầu cử sơ bộ, đây là lần đầu tiên một cuộc bầu cử sơ bộ được tổ chức để chọn các đại biểu tham dự một đại hội đảng đề cử Tổng thống.[6]

Đại hội của Đảng Dân chủ được triệu tập tại St. Louis, Missouri, từ ngày 6 đến 9 tháng 7 năm 1904, được coi là "một trong những đại hội thú vị và giật gân nhất trong lịch sử của Đảng Dân chủ." Cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng Dân chủ về người được đề cử gây tranh cãi cũng như chính cuộc bầu cử sơ bộ. Mặc dù Parker, đã ngừng hoạt động chính trị trong 20 năm, không có bất kỳ kẻ thù hay sai sót nào có thể khiến ông không giành được đề cử, vậy mà lại có một trận chiến gay gắt đã diễn ra nhằm chống lại Parker từ các đảng viên cấp tiến trong đảng từ những tháng trước đại hội.

Mặc dù thực tế là Parker đã ủng hộ Bryan vào các năm 18961900, Bryan vẫn rất ghét ông ta vì Parker là một trong những đảng viên ủng hộ vàng trong Đảng Dân chủ. Bryan muốn đảng đề cử người có ít uy tín nhất, người mà không thể giành quyền kiểm soát đảng khỏi tay ông. Ông tố cáo Chánh án Parker là công cụ của Phố Wall trước khi Parker giành được đề cử và tuyên bố rằng không một đảng viên Đảng Dân chủ có lòng tự trọng nào có thể bỏ phiếu cho ông ta.

William Randolph Hearst từ New York luôn cố tỏ ra là người "tiêu chuẩn" trong mắt Bryan với tư cách là nhà xuất bản và hiện là nghị sĩ. Hearst sở hữu 8 tờ báo, tất cả đều ủng hộ người lao động, tích cực hoạt động chống phá lòng tin, đấu tranh vì chính nghĩa của "những người lao động mưu sinh". Vì chủ nghĩa tự do này của mình, Hearst được phái đoàn Illinois cam kết ủng hộ và lời hứa ủng hộ từ một số bang khác. Mặc dù tờ báo của Hearst là tờ báo lớn duy nhất ở miền Đông ủng hộ William Jennings Bryan và bản vị lưỡng kim vào năm 1896, nhưng éo le thay, sự ủng hộ của ông dành cho Bryan không được đền đáp khi Bryan ủng hộ đề cử Francis Cockrell.

 
Ở tuổi 80, Davis là ứng cử viên lớn tuổi nhất của một đảng lớn từng được đề cử cho các vị trị cấp quốc gia.

Viễn cảnh Hearst được đề cử khiến các đảng viên Đảng Dân chủ có lập trường bảo thủ sợ hãi đến mức họ phải gia tăng nỗ lực để Parker được đề cử trong lần bỏ phiếu đầu tiên. Parker nhận được 658 phiếu trong lần bỏ phiếu đầu tiên, thiếu 9 phiếu so với 2/3 tổng số phiếu bầu ủng hộ cần thiết. Tuy nhiên, trước khi kết quả được công bố, 21 phiếu nữa được chuyển cho Parker. Kết quả là Parker đã dễ dàng giành được đề cử ở lần bỏ phiếu đầu tiên với 679 phiếu, 181 phiếu cho Hearst và số còn lại rải rác cho các ứng cử viên khác.

Sau khi Parker được đề cử, Bryan cáo buộc rằng Parker được chống lưng bởi các quỹ tín thác và rằng ông được đảm bảo sẽ giành được đề cử nhờ gian lận. Bryan cũng nói rằng người lao động đã bị phản bội tại đại hội. Thật vậy, Parker là một trong những thẩm phán của Tòa án Phúc thẩm New York đã tuyên bố ngày làm việc 8 giờ là vi hiến.[7]

Trước khi một ứng cử viên Phó Tổng thống được đề cử, Parker đã ngay lập tức hành động khi biết rằng cương lĩnh của Đảng Dân chủ sẽ làm ngơ các vấn đề tiền tệ. Để làm rõ quan điểm của mình, Parker, sau khi được đề cử, đã thông báo với đại hội qua thư rằng ông ủng hộ chế độ bản vị vàng và đe dọa sẽ rút lui nếu các vấn đề tiền tệ bị đa số các đại biểu phản đối.[8]

Đây là lần đầu tiên một ứng cử viên dám làm như vậy. Đó là một hành động táo bạo có thể khiến ông không được đề cử và khiến ông bị khai trừ khỏi đảng, nơi mà ông đã phục vụ và tin tưởng suốt đời mình.[9][10]

 
Áp phích chiến dịch của Parker/Davis

Sau cùng, cựu Thượng nghị sĩ Henry G. Davis từ Tây Virginia được đề cử làm Phó Tổng thống; ở tuổi 80, là ứng cử viên lớn tuổi nhất từ 1 trong 2 đảng lớn từng được đề cử vào một chức vụ cấp quốc gia.[11] Davis giành được đề cử vì giới thượng tầng tin rằng với tư cách là một triệu phú, chủ mỏ, ông trùm đường sắt và chủ ngân hàng, ông có thể hỗ trợ tài chính cho chiến dịch.[11] Hy vọng của họ đã tiêu tan khi Davis không đóng góp đáng kể tiền vào quỹ chiến dịch của đảng.[11]

Cương lĩnh của Đảng Dân chủ cam kết cắt giảm chi tiêu của chính phủ và tiến hành một cuộc điều tra của quốc hội đối với các cơ quan hành pháp "vốn là nơi có nạn tham nhũng tràn lan"; lên án sự độc quyền kinh tế; cam kết chấm dứt hợp đồng của chính phủ với các công ty vi phạm luật chống độc quyền; chống chủ nghĩa đế quốc; kiên quyết đòi độc lập cho Philippines ; và phản đối thuế quan bảo hộ mậu dịch. Nó ủng hộ ngày làm việc 8 giờ; xây dựng kênh đào Panama; bầu trực tiếp các thượng nghị sĩ; kết nạp các lãnh thổ miền Tây; ủng hộ xóa bỏ chế độ đa thê; các hiệp định thương mại song phương; cắt giảm quân số trong quân đội; và thực hiện luật công vụ. Nó lên án chính quyền Roosevelt là "đột biến, thất thường, giật gân, ngoạn mục và độc đoán."[12]

Phiếu bầu ứng cử viên Tổng thống 1 (trước khi Đại hội làm việc) 1 (sau khi Đại hội làm việc) Bế mạc Phiếu bầu ứng cử viên Phó Tổng thống 1 Bế mạc
Alton B. Parker 658 679 1.000 Henry G. Davis 654 1.000
William Randolph Hearst 200 181 James R. Williams 165
Francis Cockrell 42 42 George Turner 100
Richard Olney 38 38 William Alexander Harris 58
Edward C. Wall 27 27 Phiếu trắng 23
George Gray 12 12
John Sharp Williams 8 8
Robert E. Pattison 4 4
George B. McClellan Jr. 3 3
Nelson A. Miles 3 3
Charles A. Towne 2 2
Arthur Pue Gorman 2 -
Chim Sim Coler 1 1

Đề cử của Đảng Xã hội sửa

 
Áp phích chiến dịch của Debs/Hanford

Đảng Xã hội Hoa Kỳ được thành lập từ sự hợp nhất của Đảng Dân chủ Xã hội Hoa Kỳ và phái Kangaroo của Đảng Lao động Xã hội Hoa Kỳ tại đại hội năm 1901 ở Indianapolis. Đảng Xã hội nhận được hơn 227.000 phiếu trong cuộc bầu cử Hạ viện Hoa Kỳ năm 1902, gấp đôi số phiếu bầu mà Eugene V. Debs nhận được vào năm 1900. 9 đảng viên Đảng Xã hội đã được bầu vào hội đồng thành phố của Milwaukee, Wisconsin trong cuộc bầu cử năm 1904.[13][14]

Vào ngày 5 tháng 5 năm 1904, George D. Herron đề cử Debs làm Tổng thống trong khi Hermon F. Titus đề cử Ben Hanford làm Phó Tổng thống. 183 đại biểu tham dự đại hội đã bỏ phiếu nhất trí đề cử Debs và Hanford làm liên danh của Đảng Xã hội. Debs chấp nhận đề cử vào ngày 6 tháng 5, và chủ tịch Seymour Stedman gọi Debs là "Ferdinand Lassalle của thế kỷ 20".[13][15][16]

Đảng Xã hội đã vận động được 32.700 đô la cho chiến dịch. Debs nhận được 402.810 phiếu, gấp hơn 4 lần số phiếu mà ông nhận được vào năm 1900 và ông đã nhận được nhiều phiếu nhất từ Illinois.[13] Debs nhận được nhiều phiếu bầu hơn Parker ở các quận như Rock Island ở Illinois và SkamaniaWashington, đồng thời vượt qua Roosevelt ở một số quận miền Nam.

Đảng nhỏ sửa

Đề cử của Đảng Lục địa sửa

Đảng Lục địa họp ở Chicago vào ngày 31 tháng 8 năm 1904. Họ đề cử Austin Holcomb làm ứng cử viên Tổng thống của họ. Ban đầu, George H. Shibley được đề cử làm Phó Tổng thống. Tuy nhiên, ông ấy từ chối tranh cử và A. King đã được đề cử thay cho ông.[17][18]

Đề cử của Đảng Nhân dân (Đảng Dân túy) sửa

Đảng Dân túy tổ chức đại hội toàn quốc ở Springfield, Illinois từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 7 năm 1904. Không hài lòng với việc Đảng Dân chủ đề cử Alton Parker làm Tổng thống, họ đã tự đề cử một liên danh tranh cử. Sau 2 lần bỏ phiếu, Thomas Watson được đề cử làm Tổng thống và Thomas Tibbles được chọn làm người đồng tranh cử cùng ông.[19]

Phiếu bầu ứng cử viên Tổng thống 1 2 Phiếu bầu ứng cử viên Phó Tổng thống 1
Thomas E. Watson 334 698 Thomas H. Tibbles 698
William V. Allen 319 0
Samuel W. Williams 45 0

Đề cử của Đảng Cấm rượu sửa

Đảng Cấm rượu họp ở Indianapolis từ ngày 29 tháng 6 đến ngày 1 tháng 7. Đại hội có sự tham dự của 758 đại biểu từ 39 bang. Silas C. Swallow được chọn làm ứng cử viên Tổng thống của đảng và George W. Carrol được chọn làm ứng cử viên Phó Tổng thống.[20]

Đề cử của Đảng Lao động Xã hội sửa

Đảng Lao động Xã hội họp tại Đại Cung điện Trung tâmthành phố New York từ ngày 2 đến ngày 8 tháng 7. Đại hội của họ có sự tham dự của 38 đại biểu từ 18 bang. Các đại biểu lần lượt đề cử Charles H. Corregan và William W. Cox làm Tổng thống và Phó Tổng thống.[21]

Đề cử của Đảng Tự do Quốc gia sửa

Đảng Tự do Quốc gia họp tại St. Louis, Missouri từ ngày 5 đến ngày 6 tháng 7 để đề cử Tổng thống. Trong khi 28 đại biểu tham dự đại hội đã bầu chọn Stanley P. Mitchell và William C. Payne làm liên danh của họ, đảng cuối cùng đã không tham gia tranh cử sau khi Mitchell từ chối tranh cử.[22]

Tổng tuyển cử sửa

Chiến dịch sửa

 
Khuy cài chiến dịch của Parker

Chiến dịch vận động tranh cử của 2 đảng kém sôi nổi hơn nhiều so với các năm 18961900. 2 ứng cử viên có lập trường chính trị giống nhau đến mức khó có thể phát hiện ra được sự khác biệt. Cả 2 người đều ủng hộ bản vị vàng; dù Đảng Dân chủ chống lại chủ nghĩa đế quốc một cách cứng rắn hơn nhưng cả 2 đều ủng hộ đối xử công bằng với người Philippines và ủng hộ họ được giải phóng vào phút cuối; và cả 2 đều tin rằng các liên đoàn lao động có quyền bình đẳng như các cá nhân trước tòa án. Phần tử cấp tiến trong Đảng Dân chủ tố cáo Parker là người bảo thủ; phần tử bảo thủ trong Đảng Cộng hòa tố cáo Theodore Roosevelt là người cấp tiến.

Trong chiến dịch tranh cử, có một số lúc Roosevelt bị coi là yếu thế hơn so với Parker. Đầu tiên, tờ New York World của Joseph Pulitzer đã đăng một bài báo cáo buộc nạn tham nhũng trong Cục Doanh nghiệp. Tổng thống Roosevelt thừa nhận một số khoản "thanh toán" nhất định đã được thực hiện nhưng phủ nhận bất kỳ hành vi "tống tiền" nào. Thứ hai, ông cố tình bổ nhiệm George B. Cortelyou, cựu Bộ trưởng Thương mại và Lao động, làm quản lý chiến dịch tranh cử của mình. Điều này rất quan trọng vì Cortelyou, người biết nhiều bí mật của các tập đoàn, có thể gây áp lực nhằm thu được nhiều khoản tiền đóng góp từ họ. Năm 1907, người ta tiết lộ rằng các công ty bảo hiểm đã đóng góp khá lớn cho chiến dịch của Roosevelt. Chỉ 1 tuần trước cuộc bầu cử, đích thân Roosevelt đã gọi EH Harriman, trùm đường sắt, đến Washington, DC, với mục đích gây quỹ nhằm thắng New York.[9]

Tuy nhiên, không chỉ Roosevelt mà Parker cũng nhận được được các khoản tiền từ các tập đoàn. Parker nhận được hỗ trợ tài chính từ hệ thống ngân hàng của Morgan, giống như điều mà Cleveland, đảng viên phái Bourbon, đã làm trước đây. Thomas W. Lawson, một triệu phú ở Boston, cáo buộc Thượng nghị sĩ Bang New York Patrick Henry McCarren, một người ủng hộ nổi tiếng cho Parker, đã tống tiền Standard Oil 20.000 đô la một năm. Lawson còn khẳng định sẽ gửi Thượng nghị sĩ McCarren 100.000 USD (tương đương 32,6 triệu USD ngày nay) nếu ông có thể chứng minh mình đúng.[7] Theo nhiều nguồn tin, McCarren chưa bao giờ có thể phủ nhận cáo buộc này. Một tờ báo thậm chí còn gọi McCarren là "con rắn Standard Oil của nền chính trị Brooklyn."[23]

Kết quả sửa

 
"Người lạ bí ẩn" – Một họa hình chính trị miêu tả việc Missouri "rời khỏi" miền Nam bằng cách bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa.

Theodore Roosevelt đã giành chiến thắng vang dội, thắng hết tất cả các bang miền Bắc và miền Tây. Ông là đảng viên Đảng Cộng hòa đầu tiên thắng Missouri kể từ Ulysses S. Grant vào năm 1868. Khi bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa, Missouri từ là một phần của khối bỏ phiếu miền Nam "vững chắc" đã trở thành một bang dao động trong suốt thế kỷ 20. Kết quả ở Maryland vô cùng sát sao. Lần đầu tiên trong lịch sử của bang, những lá phiếu được bang cung cấp và không có bất kỳ biểu tượng chính trị của bất kỳ đảng nào, được phát cho mỗi cử tri. Các ứng cử viên đại cử tri được liệt kê theo ứng cử viên Tổng thống và Phó Tổng thống của mỗi đảng; có 4 đảng được công nhận trong cuộc bầu cử: Dân chủ, Cộng hòa, Cấm rượu và Xã hội. Cử tri được tự do bỏ lá phiếu của mình cho tối đa 8 ứng cử viên của bất kỳ đảng nào. Trong khi chiến thắng trên toàn quốc của Roosevelt nhanh chóng được công nhận thì kết quả ở Maryland vẫn không được công bố trong vài tuần. Vào ngày 30 tháng 11, Roosevelt được tuyên bố là người chiến thắng trên toàn tiểu bang với cách biệt chỉ 51 phiếu bầu. Tuy nhiên, vì lá phiếu của cử tri cho đại cử tri tổng thống khác với lá phiếu bầu cho Tổng thống nên dù thắng, chỉ có một đại cử tri Đảng Cộng hòa duy nhất (Charles Bonaparte) được bầu. 7 người còn lại bỏ phiếu cho đảng Dân chủ.[24]

 
Kết quả theo quận, tô sắc theo phần trăm phiếu bầu cho ứng cử viên giành chiến thắng. Sắc đỏ cho Roosevelt (Đảng Cộng hòa), sắc xanh lam cho Parker (Đảng Dân chủ) và sắc xanh lục cho Watson (Đảng Dân túy).[25]

Roosevelt thắng cử với cách biệt hơn 2,5 triệu phiếu phổ thông, khiến ông trở thành Tổng thống đầu tiên giành thắng cử trong cuộc đua chủ yếu tập trung vào 2 người với cách biệt nhiều hơn 1 triệu phiếu bầu. Roosevelt giành được 56,4% số phiếu phổ thông; điều đó, cùng với cách biệt phiếu phổ thông của ông là 18,8%, là mức lớn nhất được ghi nhận giữa chiến dịch tái tranh cử không đối thủ của James Monroe vào năm 1820 và chiến dịch tranh cử của Warren G. Harding vào năm 1920. Trong số 2.754 quận, Roosevelt thắng 1.611 (58,50%) và giành được đa số quá bán phiếu bầu trong 1.538; ông và Parker hòa nhau ở 1 quận (0,04%).

Thomas Watson, ứng cử viên Đảng Dân túy, nhận được 117.183 phiếu bầu và thắng được 9 quận (0,33%) tại Georgia, quê hương ông. Ông thắng đa số ở 5 quận, và tổng số phiếu bầu của ông cao gấp đôi số phiếu của Đảng Dân túy nhận được vào năm 1900 nhưng chưa bằng 1/8 tổng số phiếu của đảng vào năm 1892.

Parker đã thắng 1.133 quận (41,14%) và giành được đa số ở 1.057. Sự phân bổ phiếu bầu theo quận cho thấy ông là ứng cử viên yếu hơn William Jennings Bryan, ứng cử viên của đảng bốn năm trước đó, ở mọi khu vực trên toàn quốc, ngoại trừ vùng Thâm Nam, nơi mà sự thống trị của đảng Dân chủ vẫn mạnh mẽ, phần lớn là do sự tước quyền bầu cử của người da đen.[26] Ở 17 tiểu bang, liên danh Parker – Davis không thắng được một quận nào, và bên ngoài miền Nam họ chỉ thắng 84.[27]

Đây là cuộc bầu cử cuối cùng mà đảng Cộng hòa giành chiến thắng ở Colorado, Nebraska và Nevada cho đến năm 1920.

 

Kết quả Bầu cử
Ứng cử viên Tổng thống Đảng Bang nhà Phiếu Phổ thông Phiếu Đại cử tri Đồng tranh cử
Số phiếu % Ứng cử viên Phó Tổng thống Bang nhà Phiếu Đại cử tri
Theodore Roosevelt Jr. (đương nhiệm) Cộng hòa New York 7,630,457 56.42% 336 Charles Warren Fairbanks Indiana 336
Alton Brooks Parker Dân chủ New York 5,083,880 37.59% 140 Henry Gassaway Davis West Virginia 140
Eugene Victor Debs Xã hội Indiana 402,810 2.98% 0 Benjamin Hanford New York 0
Silas Comfort Swallow Cấm rượu Pennsylvania 259,102 1.92% 0 George Washington Carroll Texas 0
Thomas Edward Watson Dân túy Georgia 114,070 0.84% 0 Thomas Henry Tibbles Nebraska 0
Charles Hunter Corregan Lao động Xã hội New York 33,454 0.25% 0 William Wesley Cox Illinois 0
Khác 1,229 0.01% Khác
Tổng cộng 13,525,002 100% 476 476
Cần thiết để giành chiến thắng 239 239
Phiếu Phổ thông
Roosevelt
  
56.42%
Parker
  
37.59%
Debs
  
2.98%
Swallow
  
1.92%
Watson
  
0.84%
Khác
  
0.26%

Thư viện Kết quả sửa

 
Kết quả Bầu cử chi tiết

Kết quả theo Bản đồ sửa

Kết quả theo Tiểu bang sửa

[28]

Bang/Quận thắng bởi Parker/Davis
Bang/Quận thắng bởi Roosevelt/Fairbanks
Theodore Roosevelt
Cộng hòa
Alton B. Parker
Dân chủ
Eugene V. Debs
Xã hội
Silas Swallow
Cấm rượu
Thomas Watson
Dân túy
Charles Corregan
Lao động Xã hội
Cách biệt Tổng cộng
Tiểu bang phiếu đại
cử tri
# % phiếu đại
cử tri
# % phiếu đại
cử tri
# % phiếu đại
cử tri
# % phiếu đại
cử tri
# % phiếu đại
cử tri
# % phiếu đại
cử tri
# % #
Alabama 11 22,472 20.66 - 79,797 73.35 11 853 0.78 - 612 0.56 - 5,051 4.64 - - - - -57,325 -52.70 108,785 AL
Arkansas 9 46,860 40.25 - 64,434 55.35 9 1,816 1.56 - 993 0.85 - 2,318 1.99 - - - - -17,574 -15.10 116,421 AR
California 10 205,226 61.84 10 89,404 26.94 - 29,535 8.90 - 7,380 2.22 - 2 0.00 - - - - 115,822 34.90 331,878 CA
Colorado 5 134,661 55.26 5 100,105 41.08 - 4,304 1.77 - 3,438 1.41 - 824 0.34 - 335 0.14 - 34,556 14.18 243,667 CO
Connecticut 7 111,089 58.12 7 72,909 38.15 - 4,543 2.38 - 1,506 0.79 - 495 0.26 - 575 0.30 - 38,180 19.98 191,128 CT
Delaware 3 23,705 54.05 3 19,347 44.11 - 146 0.33 - 607 1.38 - 51 0.12 - - - - 4,358 9.94 43,856 DE
Florida 5 8,314 21.48 - 26,449 68.33 5 2,337 6.04 - - - - 1,605 4.15 - - - - -18,135 -46.85 38,705 FL
Georgia 13 24,004 18.33 - 83,466 63.72 13 196 0.15 - 685 0.52 - 22,635 17.28 - - - - -59,462 -45.40 130,986 GA
Idaho 3 47,783 65.84 3 18,480 25.46 - 4,949 6.82 - 1,013 1.40 - 353 0.49 - - - - 29,303 40.37 72,578 ID
Illinois 27 632,645 58.77 27 327,606 30.43 - 69,225 6.43 - 34,770 3.23 - 6,725 0.62 - 4,698 0.44 - 305,039 28.34 1,076,499 IL
Indiana 15 368,289 53.99 15 274,345 40.22 - 12,013 1.76 - 23,496 3.44 - 2,444 0.36 - 1,598 0.23 - 93,944 13.77 682,185 IN
Iowa 13 308,158 63.39 13 149,276 30.71 - 14,849 3.05 - 11,603 2.39 - 2,207 0.45 - - - - 158,882 32.69 486,093 IA
Kansas 10 212,955 64.81 10 86,174 26.23 - 15,869 4.83 - 7,306 2.22 - 6,257 1.90 - - - - 126,781 38.59 328,561 KS
Kentucky 13 205,457 47.13 - 217,170 49.82 13 3,599 0.83 - 6,603 1.51 - 2,521 0.58 - 596 0.14 - -11,713 -2.69 435,946 KY
Louisiana 9 5,205 9.66 - 47,708 88.50 9 995 1.85 - - - - - - - - - - -42,503 -78.84 53,908 LA
Maine 6 65,432 67.44 6 27,642 28.49 - 2,102 2.17 - 1,510 1.56 - 337 0.35 - - - - 37,790 38.95 97,023 ME
Maryland 8 109,497 48.83 1 109,446 48.81 7 2,247 1.00 - 3,034 1.35 - 1 0.00 - - - - 51 0.02 224,229 MD
Massachusetts 16 257,822 57.92 16 165,746 37.24 - 13,604 3.06 - 4,279 0.96 - 1,294 0.29 - 2,359 0.53 - 92,076 20.69 445,109 MA
Michigan 14 364,957 69.51 14 135,392 25.79 - 9,042 1.72 - 13,441 2.56 - 1,159 0.22 - 1,036 0.20 - 229,565 43.72 525,027 MI
Minnesota 11 216,651 73.98 11 55,187 18.84 - 11,692 3.99 - 6,253 2.14 - 2,103 0.72 - 974 0.33 - 161,464 55.13 292,860 MN
Mississippi 10 3,280 5.59 - 53,480 91.07 10 462 0.79 - - - - 1,499 2.55 - - - - -50,200 -85.49 58,721 MS
Missouri 18 321,449 49.93 18 296,312 46.02 - 13,009 2.02 - 7,191 1.12 - 4,226 0.66 - 1,674 0.26 - 25,137 3.90 643,861 MO
Montana 3 34,932 54.21 3 21,773 33.79 - 5,676 8.81 - 335 0.52 - 1,520 2.36 - 208 0.32 - 13,159 20.42 64,444 MT
Nebraska 8 138,558 61.38 8 52,921 23.44 - 7,412 3.28 - 6,323 2.80 - 20,518 9.09 - - - - 85,637 37.94 225,732 NE
Nevada 3 6,864 56.66 3 3,982 32.87 - 925 7.64 - - - - 344 2.84 - - - - 2,882 23.79 12,115 NV
New Hampshire 4 54,163 60.07 4 34,074 37.79 - 1,090 1.21 - 750 0.83 - 83 0.09 - - - - 20,089 22.28 90,161 NH
New Jersey 12 245,164 56.68 12 164,566 38.05 - 9,587 2.22 - 6,845 1.58 - 3,705 0.86 - 2,680 0.62 - 80,598 18.63 432,547 NJ
New York 39 859,533 53.13 39 683,981 42.28 - 36,883 2.28 - 20,787 1.28 - 7,459 0.46 - 9,127 0.56 - 175,552 10.85 1,617,770 NY
North Carolina 12 82,442 39.67 - 124,091 59.71 12 124 0.06 - 342 0.16 - 819 0.39 - - - - -41,649 -20.04 207,818 NC
North Dakota 4 52,595 75.12 4 14,273 20.39 - 2,009 2.87 - 1,137 1.62 - - - - - - - 38,322 54.73 70,014 ND
Ohio 23 600,095 59.75 23 344,674 34.32 - 36,260 3.61 - 19,339 1.93 - 1,392 0.14 - 2,633 0.26 - 255,421 25.43 1,004,393 OH
Oregon 4 60,455 67.06 4 17,521 19.43 - 7,619 8.45 - 3,806 4.22 - 753 0.84 - - - - 42,934 47.62 90,154 OR
Pennsylvania 34 840,949 68.00 34 337,998 27.33 - 21,863 1.77 - 33,717 2.73 - - - - 2,211 0.18 - 502,951 40.67 1,236,738 PA
Rhode Island 4 41,605 60.60 4 24,839 36.18 - 956 1.39 - 768 1.12 - - - - 488 0.71 - 16,766 24.42 68,656 RI
South Carolina 9 2,554 4.63 - 52,563 95.36 9 - - - - - - 1 0.00 - - - - -50,009 -90.73 55,118 SC
South Dakota 4 72,083 71.09 4 21,969 21.67 - 3,138 3.09 - 2,965 2.92 - 1,240 1.22 - - - - 50,114 49.42 101,395 SD
Tennessee 12 105,363 43.40 - 131,653 54.23 12 1,354 0.56 - 1,889 0.78 - 2,491 1.03 - - - - -26,290 -10.83 242,750 TN
Texas 18 51,242 21.90 - 167,200 71.45 18 2,791 1.19 - 4,292 1.83 - 8,062 3.45 - 421 0.18 - -115,958 -49.55 234,008 TX
Utah 3 62,446 61.42 3 33,413 32.86 - 5,767 5.67 - - - - - - - - - - 29,033 28.56 101,672 UT
Vermont 4 40,459 77.97 4 9,777 18.84 - 859 1.66 - 792 1.53 - - - - - - - 30,682 59.13 51,888 VT
Virginia 12 48,180 36.95 - 80,649 61.84 12 202 0.15 - 1,379 1.06 - - - - - - - -32,469 -24.90 130,410 VA
Washington 5 101,540 69.95 5 28,098 19.36 - 10,023 6.91 - 3,229 2.22 - 669 0.46 - 1,592 1.10 - 73,442 50.60 145,151 WA
West Virginia 7 132,620 55.26 7 100,855 42.03 - 1,573 0.66 - 4,599 1.92 - 339 0.14 - - - - 31,765 13.24 239,986 WV
Wisconsin 13 280,315 63.21 13 124,205 28.01 - 28,240 6.37 - 9,872 2.23 - 560 0.13 - 249 0.06 - 156,110 35.20 443,441 WI
Wyoming 3 20,489 66.72 3 8,930 29.08 - 1,072 3.49 - 217 0.71 - - - - - - - 11,559 37.64 30,708 WY
TỔNG CỘNG: 476 7,630,557 56.42 336 5,083,880 37.59 140 402,810 2.98 - 259,103 1.92 - 114,062 0.84 - 33,454 0.25 - 2,546,677 18.83 13,525,095 US

Tiểu bang sít sao sửa

 
A poster created by the Strobridge Lithographing Company of the election results

Các bang có cách biệt chiến thắng dưới 1% (8 phiếu đại cử tri):

  1. Maryland, 0,02% (51 phiếu)

Các bang có cách biệt chiến thắng dưới 5% (31 phiếu đại cử tri):

  1. Kentucky, 2,69% (11.713 phiếu)
  2. Missouri, 3,90% (25.137 phiếu)

Các bang có cách biệt chiến thắng giữa 5% và 10% (3 phiếu đại cử tri):

  1. Delaware, 9,94% (4.358 phiếu)

Tiểu bang quyết định[a]

  1. New Jersey, 18,63% (80.598 phiếu)

Thống kê sửa

Các quận với tỷ lệ phiếu bầu cho Đảng Cộng hòa cao nhất:

  1. Quận Keweenaw, Michigan 94,55%
  2. Quận Mercer, Bắc Dakota 93,68%
  3. Quận Logan, Bắc Dakota 93,61%
  4. Quận McIntosh, Bắc Dakota 92,70%
  5. Quận Zapata, Texas 92,48%

Các quận với tỷ lệ phiếu bầu cho Đảng Dân chủ cao nhất:

  1. Quận Horry, Nam Carolina 100,00%
  2. Quận Georgetown, Nam Carolina 100,00%
  3. Quận Fairfield, Nam Carolina 100,00%
  4. Quận Madison, Louisiana 100,00%
  5. Quận Potter, Texas 100,00%

Các quận với tỷ lệ phiếu bầu cho Đảng Dân túy cao nhất:

  1. Quận Glascock, Georgia 69,38%
  2. Quận McDuffie, Georgia 58,59%
  3. Quận McIntosh, Georgia 56,55%
  4. Quận Jackson, Georgia 55,29%
  5. Quận Johnson, Georgia 53,05%

Xem thêm sửa

Ghi chú sửa

  1. ^ Tipping-point state, lược dịch là Tiểu bang quyết định, là tiểu bang mà sau khi thông báo kết quả đã nâng số phiếu đại cử tri của một ứng cử viên vượt số phiếu cần thiết để thắng cử

Tham khảo sửa

  1. ^ “National General Election VEP Turnout Rates, 1789-Present”. United States Election Project. CQ Press.
  2. ^ “Theodore Roosevelt: Campaigns and Elections—Miller Center”. Millercenter.org. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2016.
  3. ^ a b c d Bain, Richard C.; Parris, Judith H. (1973). Convention Decisions and Voting Records. Studies in Presidential Selection (ấn bản 2). Washington, D.C.: The Brookings Institution. ISBN 0-8157-0768-1.
  4. ^ Havel, James T. (1996). U.S. Presidential Elections and the Candidates: A Biographical and Historical Guide. 2: The Elections, 1789–1992. New York: Simon & Schuster. ISBN 0-02-864623-1.
  5. ^ “Bryan Back, is Not a Candidate” (PDF). The New York Times. 10 tháng 1 năm 1904. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2022.
  6. ^ National Party Conventions, 1831-1976. Congressional Quarterly. 1979.
  7. ^ a b “E. V. Debs: The Socialist Party and the Working Class”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2002. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2010.
  8. ^ “Official report of the proceedings of the Democratic national convention”. Kdl.kyvl.org. tr. 277. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2016.
  9. ^ a b Stone, Irving (1943). They Also Ran. New York: Doubleday.
  10. ^ “Official report of the proceedings of the Democratic national convention”. Kdl.kyvl.org. tr. 278. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2016.
  11. ^ a b c Richardson, Darcy (tháng 4 năm 2007). Others: Third Parties During the Populist Period. II. New York, NY: iUniverse. tr. 344. ISBN 978-0-5954-4304-8 – qua Google Books.
  12. ^ DeGregorio, William (1997). The Complete Book of U.S. Presidents. Gramercy.
  13. ^ a b c Morgan, H. Wayne (1962). Eugene V. Debs: Socialist for President. Syracuse University Press.
  14. ^ Currie, Harold W. (1976). Eugene V. Debs. Twayne Publishers.
  15. ^ Mailly, William (1904). Proceedings of the National Convention of the Socialist Party. Socialist Party of America.
  16. ^ Karsner, David (1919). Debs - Authorized Life and Letters.
  17. ^ Hinshaw, Seth (2000). Ohio Elects the President: Our State's Role in Presidential Elections 1804-1996. Mansfield: Book Masters, Inc. tr. 74.
  18. ^ “Won't Be Continental Party Nominee”. The New York Times. 8 tháng 9 năm 1904. tr. 5. ProQuest 96402797. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2022.
  19. ^ Hinshaw, Seth (2000). Ohio Elects the President: Our State's Role in Presidential Elections 1804-1996. Mansfield: Book Masters, Inc. tr. 74.
  20. ^ Hinshaw, Seth (2000). Ohio Elects the President: Our State's Role in Presidential Elections 1804-1996. Mansfield: Book Masters, Inc. tr. 74.
  21. ^ Hinshaw, Seth (2000). Ohio Elects the President: Our State's Role in Presidential Elections 1804-1996. Mansfield: Book Masters, Inc. tr. 74.
  22. ^ Hinshaw, Seth (2000). Ohio Elects the President: Our State's Role in Presidential Elections 1804-1996. Mansfield: Book Masters, Inc. tr. 74.
  23. ^ “The Bowery Boys: New York City History”. Theboweryboys.blogspot.com. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2016.
  24. ^ “Too Close to Call: Presidential Electors and Elections in Maryland featuring the Presidential Election of 1904”. Msa.maryland.gov. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2016.
  25. ^ The Presidential Vote, 1896-1932 – Google Books. Stanford University Press. 1934. ISBN 9780804716963. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2014.
  26. ^ Presidential Elections, 1789–2008: County, State, and National Mapping of Election Data, Donald R. Deskins Jr., Hanes Walton Jr., and Sherman C. Puckett, p. 281.
  27. ^ The Presidential Vote, 1896-1932, Edgar E. Robinson, pp. 11–12.
  28. ^ “1904 Presidential General Election Data - National”. Uselectionatlas.org. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2013.

Đọc thêm sửa

Nguồn chính sửa

  • Republican Campaign Text-book, 1904 (1904), handbook for Republican speakers and editorialists; full of arguments, speeches and statistics online free
  • Chester, Edward W A guide to political platforms (1977) online
  • Porter, Kirk H. and Donald Bruce Johnson, eds. National party platforms, 1840-1964 (1965) online 1840-1956

Liên kết ngoài sửa