Chất độc hóa học là hợp chất hóa học khi xâm nhập vào thực thể sống (người, động vật, thực vật) sẽ làm rối loạn các quá trình sinh hóa cơ bản bảo đảm cho các hoạt động sống bình thường của thực thể đó.[1]

Đặc trưng sửa

  • Tính độcː Biểu thị bằng các liều độc (liều tử vong trung bình qua đường hô hấp), liều tử vong trung bình qua da, đường tiêu hóa; liều mất sức chiến đấu trung bình và liều ngưỡng trung bình.[1]
  • Tính bền vữngː Thời gian bị phân hủy thành chất không độc và thời gian tác động (kể từ lúc xâm nhập vào cơ thể đến lúc xuất hiện triệu chứng trúng độc).[1]

Phân loại[1] sửa

Yếu tố phân bố[1] sửa

Tính độc của chất độc hóa học phụ thuộc vào cấu trúc hóa học, trạng thái vật lí, độ hòa tan, đường xâm nhập và những đặc điểm của cơ thể sống.

Sự phân bố chất độc trong cơ thể phụ thuộc vào 3 yếu tố:

Đánh giá sửa

Có các mức đánh giá độc tính của chất độc hóa học như: độc tính nguy hại, độc tính nguy cấp (hiệu quả tác động sau 90 ngày) và độc tính kinh niên (kết quả tác động sau một chu kì sử dụng thuốc) hoặc chất độc bản chất (một lượng nhỏ cũng gây độc) và chất độc theo liều lượng (nồng độ cao mới gây độc). Độc tính nguy hại là hiệu quả tác động một liều hay nhiều liều, sau một thời gian ngắn sử dụng (thời gian tác động quy định là 24 giờ).[1]

Đánh giá độ độc nguy hại bằng liều độc tử vong qua đường hô hấp LC50 và liều độc tử vong qua da, đường tiêu hóa LD50 (LD50 = 100 mg/kg thể trọng là độ độc mạnh; LD50 = 100-300 mg/kg thể trọng là độ độc trung bình; LD50 > 300 mg/kg thể trọng là ít độc).[1]

Khi tương tác với thực thể sống, chất độc hóa học có thể gây tổn thương tại chỗ nơi tiếp xúc với chất độc hoặc gây tổn thương ở xa nơi tiếp xúc do hiện tượng hấp thụ chất độc của thực thể sống:[1]

Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm không khí, áp suất khí quyển có ảnh hưởng lên tính độc của chất độc. Một số chất độc có thời kì tác động ẩn (ủ bệnh) và tích lũy. Nguyên nhân gây tổn thương của chất độc hóa học là do phản ứng hóa học của chúng với các nhóm chức có trong thành phần của tế bào.[1]

Đào thải chất độc sửa

Chất độc có thể được đào thải tự nhiên qua đường hô hấp (CO2, H2S, HCN, rượu, thuốc mê); qua đường tiêu hóa, cơ quan chủ yếu đào thải chất độc: từ cơ thể chất độc chuyển qua gan, mật, nhanh chóng đi vào ruộtđào thải qua phân, nước tiểu.[1]

Ngoài ra, mồ hôi, tuyến sữa, nước bọt cũng là nơi đào thải chất độc. Có thể loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bằng cách gây nôn, rửa dạ dày, dùng thuốc tẩy, thụt tháo, hô hấp nhân tạo, truyền dịch vào tĩnh mạch, lọc máu, chích máu.[1]

Việc điều trị trúng độc dựa trên những nguyên tắc sau: thải loại chất độc ra khỏi cơ thể (điều trị tích cực), kịp thời sử dụng thuốc giải độc thích hợp và điều trị sinh bệnh học (điều trị tăng cường) và dự báo những hiện tượng xấu tiếp theo.[1]

Chất độc hóa học xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp, tiêu hóa và ở mức độ thấp hơn qua da và niêm mạc. Để phòng, chống phải tiến hành các biện pháp: phát hiện, tiêu độc, giải độc và sử dụng các phương tiện phòng hóa cá nhân và tập thể (mặt nạ phòng độc, khí tài phòng da, phương tiện đề phòng tập thể...).[1]

Đánh giá mức độ trúng độc của nạn nhânkhám nghiệm tử thi do chất độc gây nên là công việc của cơ quan giám định pháp y.[1]

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n Bách khoa toàn thư Quân sự Việt Nam - Quyển 3ː Kỹ thuật-Hậu cần Quân sự. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân Việt Nam (xuất bản 12 tháng 12 năm 2022). 2022. tr. 139. ISBN 978-604-51-8635-0.