Lê Huân

biên đạo múa Việt Nam

Lê Huân (sinh năm 1944) là một nghệ sĩ múa, biên đạo múa với nhiều tác phẩm kinh điển như Anh nuôi say súng, Mưu Thị Hến, Học trò xứ Quảng.[1] Ông nguyên là Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa thành phố Đà Nẵng[2] và được nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.[3][4]

Nghệ sĩ Nhân dân
Lê Huân
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Lê Thế Huân
Ngày sinh
1944 (79–80 tuổi)
Nơi sinh
Sơn Tây, Hà Nội
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpBiên đạo
Đào tạoTrường múa Việt Nam (1959 - 1964)
Lĩnh vựcMúa
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (1988)
Nghệ sĩ nhân dân (2012)
Sự nghiệp sân khấu
Tác phẩmNhững người con dũng sĩ
Ngọn lửa Ba Tơ
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2007
Văn học Nghệ thuật

Tiểu sử sửa

Lê Huân tên thật là Lê Thế Huân, sinh năm 1944 tại Sơn Tây, Hà Nội. Tháng 6 năm 1959, ông trở thành học viên khóa đầu tiên của Trường Múa Việt Nam (nay là Học viện Múa Việt Nam). Sau khi tốt nghiệp loại xuất sắc, ông được nhà trường giữ lại làm giáo viên. Đến tháng 12 năm 1967, ông viết đơn tình nguyện tham gia chiến đấu tại chiến trường Khu 5. Trong những năm Chiến tranh Việt Nam, ông đã tham gia xây dựng đoàn Văn công Giải phóng miền Trung Trung Bộ.

Sau khi Chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, ông được Cục chính trị Quân khu 5 cử sang Campuchia làm chuyên gia, giúp đỡ xây dựng Đoàn Ca múa tỉnh Stung Treng. Trong khoảng thời gian này, ông đã sáng tác một vở kịch múa ngắn mang tên Angkor bất diệt. Sau khi về hưu, ông tham gia Liên hiệp Văn hóa Nghệ thuật thành phố Đà Nẵng, và là Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa thành phố trong nhiều nhiệm kỳ.[5][6] Trong hơn 70 tác phẩm với đề tài chủ yếu là chiến tranh và cách mạng của ông, đã có rất nhiều tác phẩm được các giải thưởng uy tín của nhà nước Việt Nam cũng như các tổ chức khác.[7]

Khen thưởng sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Tường Phạm (18 tháng 5 năm 2018). “Không dễ tìm tiếng cười từ múa hài”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2021.
  2. ^ Đinh Loan (4 tháng 8 năm 2012). “Vai trò của biên đạo múa”. Báo điện tử Đại biểu Nhân dân. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2021.
  3. ^ Viên Đình Phong (17 tháng 9 năm 2012). “Tôn vinh các văn nghệ sỹ đạt Giải thưởng Nhà nước và phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú năm 2012”. Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2021.[liên kết hỏng]
  4. ^ Toan Toan (5 tháng 4 năm 2013). “Múa tiền tỷ bao giờ kiếm sống?”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2021.
  5. ^ “Đầu tư văn hóa theo chiều sâu”. Báo điện tử Tổ Quốc. 5 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2021.
  6. ^ VH (6 tháng 12 năm 2016). “Múa dân gian các dân tộc: Nguồn cội sáng tạo của múa chuyên nghiệp”. Báo điển tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2021.
  7. ^ Nguyễn Thị Anh Đào (2 tháng 6 năm 2020). “Trọn đời tận hiến cho nghệ thuật múa”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2021.
  8. ^ Hoàng Vy (4 tháng 4 năm 2012). “Những nghệ sĩ sắp thành Nghệ sĩ nhân dân”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2021.