Nay Luett[1] (ngày 3 tháng 5 năm 19351983), là quan chức, chính khách và nhà lãnh đạo người Thượng dân tộc Gia Rai,[2] từng một thời giữ chức Tổng trưởng Bộ Phát triển Sắc tộc Việt Nam Cộng hòa. Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, Nay Luett bị chính quyền mới bắt giữ, giam cầm trong điều kiện khắc nghiệt trong 9 năm rồi được thả, và qua đời tại tư gia ngay sau đó.

Nay Luett
Chức vụ
Nhiệm kỳ16 tháng 6 năm 1971 – 30 tháng 4 năm 1975
Tiền nhiệmPaul Nưr
Kế nhiệmChức vụ bãi bỏ
Thông tin chung
Quốc tịch Việt Nam Cộng hòa
Sinh(1935-05-03)3 tháng 5, 1935
Pleiku, Liên bang Đông Dương
Mất1983
Gia Lai, Kon Tum, Việt Nam
Tôn giáoCông giáo
Đảng chính trịBAJARAKA
Chữ ký

Tiểu sử sửa

Thân thế và học vấn sửa

Nay Luett chào đời trong một gia đình nghèo khó tại buôn Bon Ma Hing,[a] tỉnh Pleiku, Liên bang Đông Dương[b] ngày 3 tháng 5 năm 1935.[3]:536[4]:114 Hồi còn nhỏ, ông đã thể hiện trí thông minh đáng kinh ngạc và thu hút sự chú ý của Nay Moul, thủ lĩnh bộ tộc Gia Rai. Nay Moul bèn tới nhà thuyết phục cha mẹ Nay Luett đưa ông sang ở tại ngôi nhà dài trong biệt điện của mình để tiện cho việc ăn học lâu dài.

Nhờ vậy mà Nay Luett mới được theo học trường dạy tiếng Pháp-Bana ở Kon Tum và Trường Trung học Sabati ở Buôn Ma Thuột. Nay Moul cũng sắp xếp cho con gái mình kết hôn với Nay Luett.[4]:114 Năm 1958, ông tốt nghiệp Trường Trung học Yersin Đà Lạt.[c][3]:536

Sự nghiệp chính trị sửa

Nay Luett là một trong những thủ lĩnh của tổ chức người Thượng BAJARAKA.[3]:536[5] Từ ngày 15 tháng 9 năm 1958 đến tháng 9 năm 1962, ông bị chính quyền Ngô Đình Diệm giam giữ vì biểu tình đấu tranh đòi quyền lợi thay mặt người dân của mình.[3]:536[6]

Năm 1962, Nay Luett vừa ra tù thì đi làm phiên dịch viên cho lực lượng đặc nhiệm thuộc Trung tâm Huấn luyện Hòa Cầm.[3]:536 Năm 1963, ông là người phụ trách một doanh trại gần Khâm Đức, tỉnh Quảng Tín, còn nắm quyền chỉ huy 430 lính Biệt động quân tấn công mật khu Thạch Bích của Cộng sản, thu giữ một số lượng lớn vũ khí.[3]:536 Từ ngày 1 tháng 11 năm 1963, ông quay trở lại sống đời nông dân bình thường.[3]:536

Từ năm 1964 đến năm 1966, Nay Luett chuyển sang làm chuyên gia Vụ Sắc tộc Tây Nguyên.[3]:536 Từ năm 1966 đến năm 1967, ông là chuyên viên Bộ Phát triển Sắc tộc.[3]:536 Từ năm 1967 đến năm 1969, ông giữ chức Vụ trưởng Vụ Tái thiết Nông thôn Sắc tộc Tây Nguyên Bộ Phát triển Sắc tộc.[3]:536 Từ năm 1970 đến năm 1971, ông được đào tạo làm thư ký cấp cao.[3]:536 Từ năm 1969 đến năm 1970, ông lên làm Trưởng ban Phát triển Sắc tộc tỉnh Phú Bổn.[3]:536

Từ ngày 16 tháng 6 năm 1971, Nay Luett được bổ nhiệm làm Tổng trưởng Bộ Phát triển Sắc tộc Việt Nam Cộng hòa.[d][3]:536

Ngày 4 tháng 4 năm 1975, sau khi các thành phố Huế, Đà Nẵng, Quy NhơnNha Trang rơi vào tay quân đội Bắc Việt, Nay Luett cùng với giới lãnh đạo người Thượng khác đã gặp gỡ các quan chức của Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn. Ông đưa ra lời đề nghị người Mỹ nên đưa các nhà lãnh đạo người Thượng và gia đình của họ vào kế hoạch sơ tán khẩn cấp. Đêm hôm trước lúc Sài Gòn thất thủ ngày 28 tháng 4, giới lãnh đạo người Thượng đều đến tập trung tại nhà Nay Luett để chờ di tản nhưng chẳng có chiếc xe di tản nào đến đón họ cả.[4]:357

Tháng 6 cùng năm, Bộ Phát triển Sắc tộc bị bãi bỏ.[4]:358 Nay Luett, giống như những nhà lãnh đạo người Thượng khác, đã bị chế độ mới bắt giữ sau khi trở về quê hương và bị giam cầm trong những điều kiện khắc nghiệt.[4]:358[7] Năm 1983, sau thời gian ở tù suốt 9 năm, ông được phóng thích ra khỏi trại giam rồi chưa đầy 2 tháng sau chết tại nhà.[7]

Đời tư sửa

Nay Luett theo đạo Công giáo, đã kết hôn và có 7 người con (trong đó có 2 người con nuôi).[3]:536

Vinh danh sửa

Huân chương sửa

  •   Hành chánh Bội tinh Đệ nhất hạng[3]:537
  •   Chương Mỹ Bội tinh Đệ nhị hạng[3]:537
  •   Tâm lý chiến Bội tinh Đệ nhất hạng[3]:537
  •   Dân tộc phát triển Bội tinh Đệ nhất hạng[3]:537
  •   Lao động Bội tinh Đệ nhị hạng[3]:537
  •   Cảnh sát Danh dự Bội tinh Đệ nhất hạng[3]:537

Biểu chương sửa

  • Giấy khen Sự vụ Cao Miên[3]:537

Chú thích sửa

  1. ^ Địa danh, nằm ở phía nam của ngôi nhà, còn gọi là Bon Me Hing.
  2. ^ Thời Việt Nam Cộng hòa thuộc huyện Phú Túc, tỉnh Phú Bổn, nay là một phần của huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai.
  3. ^ Nay là Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt thuộc thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng.
  4. ^ Tuy tên gọi chính thức là Bộ trưởng nhưng một số nguồn tài liệu vẫn ghi là Tổng trưởng.

Tham khảo sửa

  1. ^ Phùng Quốc Thương (3 tháng 3 năm 1972). “Bộ trưởng Bộ Phát triển Sắc tộc Việt Nam Nay Luett và những người khác đến thăm Trung Hoa Dân Quốc”. memory.culture.tw (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.
  2. ^ Hoàng Hà; Uông Hiểu Phong (1 tháng 7 năm 2020). “Nguồn gốc, diễn biến và ảnh hưởng của vấn đề dân tộc thiểu số ở miền núi Tây Nguyên Việt Nam”. Cải cách Trung Quốc và WTO (bằng tiếng Trung). Công ty TNHH Nhà xuất bản Nhân dân Thượng Hải. tr. 261. ISBN 9787208164611.
  3. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u Trần Văn Ngô; Nguyễn Huynh; Nguyễn Văn Toàn; Lê Trung Hiếu (1974). Who's who in Vietnam (PDF) (bằng tiếng Anh). Vietnam Press. Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.
  4. ^ a b c d e Hickey, Gerald Cannon (2002). Window on a War: An Anthropologist in the Vietnam Conflict (bằng tiếng Anh). Texas Tech University Press.
  5. ^ Nguyễn Văn Huy (2004). “Nhìn lại phong trào BAJARAKA”. www.bbc.com. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.
  6. ^ Markham, James M. (2 tháng 11 năm 1974). “Montagnard Rebellion Spreads in Vietnam”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.
  7. ^ a b Rong Nay. “Summary of Montagnard History”. www.mhro.org (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.
Chức vụ chính trị
Tiền nhiệm:
Paul Nưr
Tổng trưởng Bộ Phát triển Sắc tộc Việt Nam Cộng hòa
16 tháng 6 năm 1971 – 30 tháng 4 năm 1975
Kế nhiệm:
Chức vụ bãi bỏ